2.2 .Các loại hình dịch vụ và các sản phẩm du lịch quốc tế của Thái Lan
2.2.2 .Các sản phẩm du lịch
3.2.1. Những cơ hội đối với sự phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam so với Thái Lan
với Thái Lan
Trước hết, phải khẳng định rằng, Việt Nam là một đất nước có nhiều tiềm năng du lịch với nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp, phong phú và đa dạng khắp trên mọi miền đất nước, có sức hấp dẫn đối với du khách. Hơn nữa, Việt Nam đã từng trải qua các cuộc kháng chiến thần kỳ để lại cho lịch sử dân tộc những dấu ấn hào hùng có sức lôi cuốn du khách muốn tìm hiểu về lịch sử Việt Nam. Đặc biệt, dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu khách - đây là một trong những yếu tố gây hứng thú đối với du khách.
Hai là, hiện nay Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm tới việc tạo môi trường đầu tư thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các thành phần kinh tế có thể tham gia đầu tư vào lĩnh vực du lịch, cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng trước pháp luật. Khung pháp lý và các chuẩn mực về du lịch và các ngành nghề liên quan đã được hình thành, từng bước tạo điều kiện đưa ngành du lịch phát triển theo hướng hiện đại, đáp ứng những nhu cầu và chuẩn mực quốc tế.
Ba là, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đã được cải thiện, trong đó đặc biệt là hạ tầng giao thông vận tải, thông tin, dịch vụ du lịch, nơi vui chơi giải trí, văn hóa… đây chính là sự quan tâm tạo những điều kiện cần thiết để phát triển du lịch.
Bốn là, sự cạnh tranh trong hội nhập là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch vươn lên tự khẳng định và hoàn thiện mình, phải có ý thức nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế.
Năm là, hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để Việt Nam có thể tiếp cận được với các nước trên thế giới về đào tạo nguồn nhân lực du lịch có trình
độ quốc tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thị trường trong nước và theo kịp trình độ quốc tế về du lịch.
3.2.2. Những thách thức đối với sự phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam so với Thái Lan
Không thể phủ nhận rằng, trong mấy năm vừa qua, du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng, hiệu quả mà ngành du lịch đem lại vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng du lịch của nước nhà.
Theo số liệu thống kê, Việt Nam chỉ đón được hơn 6 triệu lượt khách du lịch quốc tế/năm (năm 2011), trong khi đó, Thái Lan đón hơn 13,2 triệu lượt khách. Điều đáng buồn là, hầu hết du khách đến Việt Nam đều “một đi không trở lại”.
Ông John Kodsowski, Giám đốc điều hành Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) nói: “Du lịch phát triển chững lại, bởi Việt Nam không có hình ảnh thương hiệu rõ ràng. Sản phẩm du lịch, những dịch vụ ăn theo vẫn còn nghèo nàn. Nhiều người nước ngoài đã nói, những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam không có gì mới. So với các nước trong khu vực, ngành du lịch Việt Nam chưa có những chiến lược, mục tiêu cụ thể để phát triển toàn ngành. Trong khi Thái Lan có thể dễ dàng đón những đoàn khách lên đến cả ngàn người, thì với các công ty du lịch Việt Nam đón đoàn khách hơn 300 người là cả một vấn đề, vì khó tìm khách sạn, đặt chỗ trên các chuyến bay nội địa, lực lượng phục vụ... Càng khó hơn, khi những năm gần đây, số phòng nghỉ ở các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế gần như không phát triển, trong khi lượng khách quốc tế đến ngày càng tăng. Những dịp như cuối năm, mùa cao điểm, tìm được một lượng phòng lớn ở các khách sạn này không phải là điều dễ dàng, chưa kể giá phòng vào cuối năm cứ nhích dần lên; Nói đến du lịch Việt Nam, thật tình còn nhiều
đến ở Việt Nam đều nghèo nàn, về hạ tầng, phương tiện, dịch vụ và các điểm giải trí...
Tài nguyên du lịch và môi trường đang có sự suy giảm do có sự khai thác, sử dụng thiếu hợp lý cũng như do những tác động của thiên tai ngày càng tăng, diễn ra ở nhiều vùng, nhiều địa phương trong nước.
Trong nhiều năm qua, Nhà nước có nhiều chính sách để phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng hiện nay còn yếu kém, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế, trong đó có du lịch, hạn chế khả năng tiếp cận, phát triển và khai thác các tuyến, điểm du lịch giàu tiềm năng ở các vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Du lịch Việt Nam đang gặp nhiều trở ngại, các thủ tục xuất nhập cảnh vẫn chưa thuận lợi, thời gian còn dài; hệ thống biển báo trên đường còn bất cập; các trạm dừng chân, các dịch vụ như tiếp nhiên liệu, khu vệ sinh, giải khát trên đường phục vụ các đoàn xe du lịch cũng còn nhiều bất cập; vấn đề quy định tốc độ xe chạy trên đường quá chậm cũng là điều hạn chế, gây ức chế cho du khách; việc xe chở khách không được vào thành phố trong giờ làm việc cũng làm phiền hà cho khách du lịch. Tình trạng một số doanh nghiệp kinh doanh đón khách mà chưa có giấy phép và vấn đề chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam cùng còn nhiều việc phải bàn.
Mặc cho các quan chức của Tổng cục Du lịch Việt Nam luôn nói đến việc Việt Nam ngày càng được các khách quốc tế quan tâm, để ý, và việc quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới đang được làm rất tốt, sự thực vẫn ngược lại như vậy. Công việc quảng bá du lịch Việt Nam, từ khâu ý tưởng, thực hiện đến mở rộng chào hàng ra thế giới đều chưa xứng tầm với sự kì vọng và khả năng mà chúng ta có thể làm được. Mặt khác, khi mà ngay chính cơ sở hạ tầng dành cho du lịch còn thiếu, còn mạnh địa phương nào thì nơi đó làm, đội ngũ hướng dẫn
viên còn thiếu tính chuyên nghiệp, thì việc quảng bá, dù cho hay đến mấy, cũng chỉ thừa, nếu không muốn nói là sẽ còn phản tác dụng.
Có thể dễ dàng nhận thấy, gần đây liên tiếp những lễ hội, những festival được tổ chức khắp mọi nơi, những chương trình “Năm du lịch” đang diễn ra như một hội chứng ở khắp các tỉnh thành phố Việt Nam. Nếu chỉ nhìn vào tính hoành tráng của các buổi khai mạc được tường thuật trực tiếp trên sóng truyền hình trung ương, chắc hẳn nhiều người không khỏi mừng vui cho du lịch nước nhà. Nhưng có bao giờ nhà đài phản ánh cái không khí sau ngày khai mạc? Có cơ quan, tổ chức nào thống kê xem có bao nhiêu lượng khách du lịch nước ngoài đến với Việt Nam thông qua những sự kiện này? Có ai đặt câu hỏi: liệu rằng những chương trình như thế có thực sự đánh trúng tâm lý, thị hiếu du khách nước ngoài không? Có bao nhiêu công ty, tổ chức lữ hành trong và ngoài nước được thông báo đầy đủ về chương trình của các sự kiện như vậy, được hướng dẫn đầy đủ về ý nghĩa và tính hấp dẫn của chúng, hay chỉ là những thông báo chung chung theo kiểu thông báo cho mọi người biết để đến xem mà thôi.
Những điều này càng chứng tỏ tính thiếu thống nhất và một chiến lược rõ ràng, sự phối hợp của các tỉnh, thành phố nhằm tạo ra một mạng lưới du lịch chặt chẽ, tạo ra một bộ mặt du lịch của cả quốc gia. Dễ thấy tỉnh nào có thế mạnh gì thì làm du lịch, còn mặc kệ tỉnh khác, hoặc giả thấy tỉnh khác làm, tỉnh mình cũng không thể thua kém. Nhưng hoàn toàn là ăn xổi, mà không hề đầu tư có tính toán, hỏi ý kiến của các chuyên gia hoạch định du lịch, các công ty lữ hành có kinh nghiệm, nên cuối cùng, chỉ bùng lên rồi lại nhanh chóng tắt, hoặc nếu không tắt thì cũng chỉ là sáng le lói. Câu chuyện ví dụ: rừng Phong Nha, Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, lập tức tỉnh Quảng Bình ra sức quảng bá du lịch, dân cư nơi đây vội vã vay tiền mua thuyền tính chở khách đi chơi núi non sông nước. Nhưng làm một mà không tính hai, ba
- không xây dựng khách sạn, không phát triển giao thông, không cơ sở vật chất phục vụ khách, khách chẳng có chỗ để nghỉ ngơi mà thăm thú. Vậy là được ít lâu, tới giờ cực kì ít khách đi thuyền, thuyền đắp chiếu, món nợ ngân hàng thì còn đó chưa có tiền trả. Quê toàn dân nghèo, cũng vì miếng cơm manh áo mà làm du lịch, những tưởng đổi đời. Tỉnh khuyến khích làm, vì chèo thuyền chở khách phải đóng thuế, tỉnh có thêm thu nhập, nhưng không có kế hoạch, không có chiến lược mà hướng dẫn dân làm, và bây giờ thì bỏ rơi. Tỉnh nghèo, dân nghèo, ánh sáng thay đổi vừa loé lên đã vụt tắt nhanh chóng thật đáng buồn.
Những gian hàng du lịch Việt Nam hàng năm ở các hội chợ du lịch quốc tế lớn ở Đức, Pháp, Anh, Mỹ, lần nào cũng vậy: bé nhỏ, lại thường nằm trong các góc kẹt vì đăng kí trễ (lí do - thiếu kinh phí), trang trí sơ sài và nghèo nàn, ít có gì thay đổi. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ áo dài, nón lá, hoặc nếu không thì áo tứ thân, nón quai thao quan họ, nếu không phải âm nhạc từ đàn bầu, đàn T’rưng thì cũng lại là nhã nhạc cung đình Huế. Và thế là, hầu như gian hàng của Việt Nam không gây được sự chú ý đặc biệt của báo giới và công chúng nước ngoài. Có cảm giác như chúng ta tham dự gọi là góp mặt cho đủ, cho có, còn làm được đến đâu thì không quan tâm đến.
Công bằng mà nhận xét, mỗi năm qua, chúng ta đều có sự tiến bộ, nhưng là tiến bộ so với chính mình. Trong khi ta tiến bộ 1, bạn bè tiến bộ 2 - 3. Chúng ta chưa có được một bước tiến mang tính mạnh mẽ và đột phá, gây một ấn tượng ngoạn mục cho các công ty lữ hành lớn trên thế giới, tạo tiền đề cho những bước tiếp theo.