2.2 .Các loại hình dịch vụ và các sản phẩm du lịch quốc tế của Thái Lan
2.2.2 .Các sản phẩm du lịch
3.3. Kiến nghị nhằm phát triển du lịch quốc tế ở Việt Nam
3.3.2. Đối với các Bộ ngành có liên quan
Cải tiến, đơn giản hoá, thuận tiện nhanh chóng trong việc duyệt nhân sự, cấp hộ chiếu, visa cho khách nhập cảnh, xuất tại các cửa khẩu đường bộ, đường biển.
Tăng cường, củng cố mối quan hệ hợp tác quan hệ hữu nghị quốc tế
Đào tạo những nhân viên trực tiếp làm việc với khách du lịch có phong cách nhã nhặn và thái độ niềm nở khi đón khách quốc tế, hết sức giúp đỡ để khách quốc tế xuất nhập cảnh thuận lợi và dễ dàng.
* Ngành giao thông vận tải
Nâng cấp các tuyến đường sắt xuyên Việt, khẩn trương đổi mới và nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ của nhân viên.
Nâng cấp những tuyến đường bộ quốc lộ, các đường vào các khu thắng cảnh và di tích văn hóa.
* Ngành giao thông công chính
Phối hợp với Tổng cục du lịch hoặc các cơ quan chức năng có trách nhiệm quy hoạch xây dựng những nhà vệ sinh công cộng hiện đại đủ tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế trên những quốc lộ chính, những con đường dẫn vào điểm thăm quan và tại các điểm thăm quan. Vấn đề nhà vệ sinh tại Việt Nam luôn là mối lo ngại đối với các du khách nước ngoài. Các nhà vệ sinh được xây dựng có thể thu phí cao khách vẫn hài lòng khách hơn là các nhà vệ sinh kém chất lượng mà không thu phí như hiện nay (chủ yếu là các nhà vệ sinh ở các điểm bán xăng trên đường quốc lộ).
* Ngành hàng không
Tích cực tham gia quảng bá cho du lịch Việt Nam thông qua các chuyến bay, tuyến bay và các dịch vụ trên không cũng như dịch vụ mặt đất.
Nâng cao chất lượng phục vụ kết hợp với các công ty du lịch trong việc khai thác khách. Cải tiến và nâng cấp trật tự ở các sân bay quốc tế, cần có hệ thống chỉ dẫn thủ tục xuất nhập cảnh khi khách đến và dời khỏi Việt Nam.
Cho phép các hướng dẫn viên của các hãng lữ hành quốc tế thuận tiện trong việc đưa đón và tiễn khách tại sân bay.
Tăng cường hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng lữ hành Việt Nam tham gia mạng lưới đại lí vé, trong hệ thống đặt giữ chỗ. Đặc biệt là chính sách ưu tiên, ưu đãi phù hợp với những đoàn khách sang Việt Nam với mục đích hỗ trợ phát triển du lịch.
Hoàn thiện ngành hơn nữa tạo điều kiện cho việc mở rộng các đường bay từ các quốc gia khác bay đến Việt Nam, vừa phát triển thương mại quốc tế vừa phát triển du lịch của các quốc gia.
* Ngành hải quan
Tăng cường đầu tư, nâng cấp hệ thống trang thiết bị nhằm kiểm tra nhanh chóng, an toàn và tiện lợi cho khách.
Hoàn thiện hơn nữa về hành lang pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật quy định về hàng hoá xuất nhập qua con đường du lịch. Ví dụ như: Quy định về đồ giả cổ, đồ thủ công mỹ nghệ dân gian nhằm khuyến khích khách du lịch mua và mang ra dễ dàng. Cải tiến thủ tục và nâng cao trình độ chuyên môn, tác phong văn minh lịch sự của cán bộ kiểm tra.
* Ngành giáo dục
Để phát triển du lịch, yếu tố quan trọng nhất là nhân lực, đặc biệt ở đây là nhân viên điều hành du lịch và hướng dẫn du lịch. Chất lượng nhân lực là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của công ty kinh doanh du lịch cũng như
hiện nay vẫn đang còn những bất hợp lý dẫn đến sự mất cân bằng giữa cung và cầu. Tổng cục du lịch đưa ra những con số khiến nhiều người rất quan tâm, toàn ngành du lịch hiện tại có 850.000 lao động, trong đó có 250.000 lao động trực tiếp và chỉ có 50% trong số này đã qua đào tạo. Khoảng 80% sinh viên sau khi tốt nghiệp các cơ sở đào tạo du lịch không đáp ứng được công việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các sinh viên này chỉ có kiến thức trên sách vở mà không có kỹ năng làm việc thực tế. Vì vậy đa số các doanh nghiệp khi nhận sinh viên du lịch phải đào tạo lại. Lại có một thực tế đau lòng hơn là hầu hết sinh viên ngành du lịch ra trường lại làm trong lĩnh vực khác. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc “ chảy máu chất xám” trong ngành du lịch. Ngoại ngữ cũng là một vấn đề cần chú ý trong việc đào tạo. Theo khảo sát của Toeic Việt Nam với 1000 nhân viên làm việc trong ngành du lịch thì có 87% nhân viên nhà hàng, 69% nhân viên lễ tân, 76% nhân viên buồng, 87% nhân viên an ninh và 45% nhân viên điều hành và hướng dẫn viên chưa đạt tiêu chuẩn tiếng Anh để làm việc. Nhìn những con số và các kết luận trên, thiết nghĩ ngành giáo dục nói chung và các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch nói riêng cần thay đổi phương pháp và nội dung đào tạo để tăng chất lượng nhân lực cho hoạt động du lịch trong xu hướng phát triển.