Thực trạng phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kinh nghiệm phát triển lịch Quốc tế của Thái Lan và những gợi ý cho Việt Nam (Trang 73 - 80)

2.2 .Các loại hình dịch vụ và các sản phẩm du lịch quốc tế của Thái Lan

2.2.2 .Các sản phẩm du lịch

3.1. Thực trạng phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam

Việt nam có 3 vùng trọng điểm phát triển du lịch với nhiều cửa khẩu quốc tế, mà chủ yếu là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, hầu hết các chương trình du lịch của các công ty được hình thành trên cơ sở kết hợp các chương trình du lịch của 3 vùng du lịch trọng điểm:

Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng Huế - Đà Nẵng

TP. Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu

Đồng thời các chương trình du lịch này hoặc được bắt đầu, hoặc kết thúc tại Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh vì sân bay ở hai thành phố này có nhiều chuyến bay quốc tế nhất.

Dưới đây là một số địa danh du lịch theo các miền Bắc, Trung, Nam và khả năng liên kết các điểm du lịch với nhau.

* Hà Nội: Hà Nội là một điểm du lịch rất hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách quốc tế với Khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh với Lăng, Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, Chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Khu phố cổ với 36 phố phường, Hồ Gươm - Tháp Rùa - Đền Ngọc Sơn, hệ thống các Viện bảo tàng (Bảo tàng Lịch Sử, Bảo tàng Quân đội, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Dân tộc học...)

* Vịnh Hạ Long: Một trong 7 kỳ quan thế giới mới - điểm du lịch không thể thiếu được trong hầu hết các chương trình du lịch Việt nam.

* Sa Pa: Đến Sa Pa, du khách có thể tìm hiểu phong tục tập quán sinh hoạt của các nhóm dân tộc thiểu số (H’Mông, Dao...), các cảnh quan tự nhiên, nhân tạo (Thác Bạc, Cầu Mây, Núi Hàm Rồng, ruộng bậc thang) và đỉnh Fansipan cao nhất Việt Nam

* Ninh Bình: Với Tam Cốc - Bích Động, Vườn quốc gia Cúc Phương

* Huế: Di sản văn hoá thế giới, thành phố mộng mơ, yên tĩnh, điểm du lịch đầy hấp dẫn. Các điểm du lịch chính tại Huế: Tử Cấm Thành - Ngọ Môn - Điện Thái Hoà, Lăng Minh Mạng, Khải Định, Tự Đức..., Sông Hương, chùa Thiên Mụ, điệu hò Huế, bãi Ngự Thiện...

* Đà Nẵng: cùng với Huế trở thành trung tâm du lịch của miền Trung. Đà Nẵng có nhiều thế mạnh với những điểm dừng chân hấp dẫn như: Bãi biển Non Nước, Cảnh quan thiên nhiên Ngũ Hành Sơn, Phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn - di sản văn hoá thế giới.

* Nha Trang: Đã từ lâu, thành phố biển Nha Trang thu hút hàng ngàn lượt du khách đến tham quan cảnh đẹp, nghỉ dưỡng. Các điểm tham quan chính: tháp chàm Ponaga, chùa Long Sơn, Hồ cá Trí Nguyệt

* Đà Lạt: Đà Lạt có phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, khí hậu mát mẻ quanh năm. Đà Lạt thực sự làm say mê du khách bởi không khí trong lành, ấm về ban ngày, mát về đêm và cảnh quan tự nhiên. Tuy nhiên Đà Lạt chủ yếu thu hút khách trong nước.

* Thành phố Hồ Chí Minh: Thành phố lớn nhất Việt Nam, được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn đông với cơ sở hạ tầng tốt nhất trong cả nước, mạng lưới ngành dịch vụ rất phát triển và tương đổi đầy đủ. Đến đây, du khách không nên bỏ lỡ: Dinh Độc lập, Bến Nhà Rồng, Củ Chi, Bảo tàng Hồ Chí Minh... Khu vực Chợ Lớn, chợ Bến Thành, An Đông...

* Khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Với môi trường thiên nhiên còn nhiều hoang sơ, trong lành, du lịch đồng bằng sông Cửu Long ngày càng trở thành cụm điểm du lịch đầy tiềm năng, đặc biệt là chợ nổi Cái Bè và Cần Thơ.

Bảng 3.1: Lƣợng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ 2008 - 2012

Đơn vị: Lượt khách

Năm Lƣợng khách Tỷ lệ tăng/ giảm (%)

2008 4.253.740 2009 3.772.359 -11,32% 2010 5.049.855 33,86% 2011 6.014.032 19,09% 2011 (từ tháng 1 đến tháng 8) 3.963.300 2012 (từ tháng 1 đến tháng 8) 4.384.998 10,64% Nguồn: Tổng cục Thống kê Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Hình 3.2: Tỷ lệ lƣợng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng/ giảm từ 2008 - 2012

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng hàng năm, nếu như năm 1999 mới chỉ có 1,018 triệu lượt khách thì đến năm 2007 con số đó đã gấp 4 lần, đạt con số 4,2 triệu lượt khách quốc tế với thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước tính là 56 nghìn tỷ đồng, tăng 9,8% so với năm 2006. Năm 2010 đạt 5.049.855 lượt, tăng 34,8% so với năm 2009. Năm 2011 đạt 6.014.032 lượt khách tăng 19,1% so với năm 2010. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 8/2012 ước đạt 525.292 lượt khách, đưa tổng số khách quốc tế đến Việt Nam trong 8 tháng ước đạt 4.384.998 lượt khách, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2011. Như vậy, so với mục tiêu đón 6,5 triệu lượt khách quốc tế của năm 2012, thì ngành du lịch đã hoàn thành được 67,5% so với kế hoạch.

Do tác động của tình trạng suy thoái kinh tế và khủng hoảng nợ công trên toàn thế giới, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đang có chiều hướng giảm. Cụ thể, trong 2 tháng đầu năm 2012 lượng khách quốc tế đến tăng 27,1% so với

cùng kỳ năm 2011, trong 3 tháng tăng 24,5%, trong 4 tháng tăng 22,9%, trong 5 tháng tăng 17,5%, trong 6 tháng tăng 13,9%, trong 7 tháng tăng 10,8%, trong 8 tháng tăng 9,4% và đây cũng là tháng đầu tiên có tốc độ tăng thấp nhất trong năm (tăng dưới 2 con số). Tuy nhiên, với kết quả này thì du lịch vẫn được xem là một điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Đây cũng là thành quả ghi nhận những nỗ lực trong công tác điều hành của Chính phủ và ngành Du lịch trong những năm gần đây đã tập trung đầu tư cho công tác tuyên truyền quảng bá, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, đào tạo nguồn nhân lực và hoàn thiện các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch…

Thông thường hàng năm, 4 tháng cuối năm luôn là thời kỳ cao điểm của khách quốc tế đến Việt Nam với mục đích nghỉ dưỡng, thăm thân… đặc biệt là dịp Noel và Tết dương lịch. Hiện nay, các doanh nghiệp du lịch và các hãng hàng không cũng đang chủ động tung ra các chương trình kích cầu, giảm giá nhằm thu hút ngày càng nhiều khách quốc tế đến Việt Nam. Với những nỗ lực vừa được nêu ở trên, chúng ta có thể tin tưởng rằng ngành du lịch sẽ hoàn thành mục tiêu đón khách quốc tế của năm 2012

Các hoạt động nổi bật của ngành du lịch Việt Nam trong những tháng đầu năm gồm có hoàn thiện các đề án trình lãnh đạo Bộ Văn hóa thể thao và du lịch (VHTTDL) trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt như: Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2012 - 2015, định hướng 2020; Sửa đổi, bổ sung Nghị định 92/2007/ND-CP; Hoàn thành hồ sơ và được Bộ trưởng phê duyệt 08 đề án đẩy mạnh thu hút khách du lịch tại các thị trường trọng điểm; Tham dự các hội chợ du lịch quốc tế và các phiên họp trong khuôn khổ hợp tác đa phương; Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ VHTTDL, các địa phương tổ chức tốt các hoạt động trong chương trình “Năm du lịch quốc gia khu

vực duyên hải Bắc Trung bộ - Huế 2012”; Công bố vịnh Hạ Long là Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới; Triển khai 2 nhiệm vụ đột phá theo kế hoạch của Bộ VHTTDL: “Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch” và “Triển khai áp dụng tài khoản vệ tinh du lịch trong hoạt động thống kê du lịch”…

Bên cạnh đó, các địa phương đã chủ động, sáng tạo thực hiện các giải pháp để phát triển du lịch trên các phương diện quảng bá, hình ảnh thu hút khách, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, liên kết nhằm tạo sự hợp tác phát triển du lịch, tổ chức một số sự kiện mới. Một số tỉnh/thành đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch, chú trọng đến công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.

Biểu dương những kết quả mà ngành du lịch đã đạt được, thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cho rằng: 6 tháng cuối năm 2012 dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn khó khăn, tác động trực tiếp đến ngành du lịch. Do đó ngành du lịch cần khai thác hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm mọi nguồn lực và lợi thế quốc gia, phát huy tính liên ngành, liên vùng, khả năng liên kết, bổ trợ trong phát triển du lịch, đặc biệt là công sức, tập trung phát huy có hiệu quả Năm du lịch quốc gia các tỉnh duyên hải Bắc Trung bộ - Huế - 2012 với chủ đề “Du lịch di sản”. Phát triển nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp là mục tiêu, là yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ và ưu tiên đào tạo nhân lực bậc cao, đội ngũ quản lý.

3.2. Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam so với Thái Lan

Để thấy rõ được cơ hội và thách thức của du lịch quốc tế tại Việt Nam, trước hết, chúng ta cần so sánh một số tiêu chí của Việt Nam và Thái Lan theo bảng sau:

Bảng 3.2. Một số tiêu chí so sánh hai quốc gia Việt Nam - Thái Lan

Tiêu chí Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam Vƣơng quốc Thái Lan

Dân số 87,84 triệu người 67,5 triệu người

Diện tích 336.836 km² 513.115 km²

GDP (2011) 123,600,141,396 USD 345,672,232,116 USD

Lượng khách quốc

tế đến trong năm 2011) 6.014.032 khách 19.230.470 khách

Dự kiến lượng

khách năm 2015 7, 5 triệu khách 23,2 triệu khách

Nguồn: Ngân hàng thế giới & http://vi.wikipedia.org

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng về phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; trong những năm qua, ngành du lịch đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, doanh thu của ngành ngày càng cao. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, ngành Du lịch đang đối mặt với những cơ hội và thách thức lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kinh nghiệm phát triển lịch Quốc tế của Thái Lan và những gợi ý cho Việt Nam (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)