2.2 .Các loại hình dịch vụ và các sản phẩm du lịch quốc tế của Thái Lan
2.2.2 .Các sản phẩm du lịch
2.5. Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan
2.5.1. Kinh nghiệm phát triển và nâng cấp sản phẩm du lịch
Việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng để từ đó thu hút ngày càng nhiều khách du lịch vẫn còn là một vấn đề cấp thiết cần được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các cơ quan, các ban ngành. Trong khuôn khổ đề tài này, người nghiên cứu chỉ đề cập tới việc đa dạng hoá các chương trình du lịch - một sản phẩm trong hệ thống các sản phẩm và dịch vụ du lịch.
Có thể thấy trên thị trường kinh doanh du lịch hiện nay, xét về mặt số lượng, chúng ta có tương đối đầy đủ các chương trình du lịch với các loại hình du lịch khác nhau như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lễ hội, du lịch tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử kết hợp với học tập nghiên cứu, du lịch văn hoá, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái..
Qua thực tế phân tích, nghiên cứu ta thấy rằng các chương trình du lịch ở Thái Lan hiện nay đã có sự hấp dẫn. Các chương trình du lịch đa dạng giữa các vùng, các hoạt động trong chương trình mang nhiều nét đặc thù của từng vùng miền, đậm nét dân tộc và độc đáo, giá cả hợp lý đối với khách du lịch quốc tế trong khu vực và khá rẻ so với mặt bằng giá cả du lịch ở các nước Châu Âu. Chính vì thế mà lượng khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến Thái Lan ngày một tăng cho dù Thái Lan cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực của các điều kiện khách quan như đã phân tích ở trên. Thái Lan phát huy được thế mạnh của Thái Lan trong việc xây dựng những chương trình du lịch đặc sắc, độc đáo biểu trưng cho dân tộc Thái, các tuyến điểm du lịch đạt được một kết quả xứng đáng với tiềm năng của đất nước này. Một số loại hình du lịch như du lịch lễ hội, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái mới được tiến hành khai thác một cách có quy hoạch và hấp dẫn khách du lịch.
Họ phân mảng thị trường khách du lịch quốc tế và đưa ra những chương trình phù hợp cho từng thị trường. Các chương trình cho du khách Châu Âu khác chương trình dành cho du khách Châu Á, châu Úc và châu Mỹ... Ngay cả trong cùng một thị trường thì cũng có các chương trình phục vụ riêng từng nước khách khác nhau theo nhu cầu và khả năng chi trả của từng nước.
Nói đến du lịch Thái Lan không ai không nghĩ đến các chương trình show nổi tiếng trong mỗi chương trình du lịch đến đất nước này. Đây là một đặc trưng riêng của Thái Lan: các show của pê đê, show của các loài vật như voi, hổ, cá sấu, show ca múa nhạc dân tộc... Thái Lan còn là một trong ít nước cho phép có “sex show” phục vụ khách du lịch quốc tế. Đây cũng là một trong những lý do thu hút khách du lịch quốc tế. Mặc dù “sex show” không bao giờ có trong chương trình du lịch thuần túy nhưng nó được chào bán cho tất cả các khách du lịch quốc tế khi đến Thái Lan (đặc biệt là ở thành phố biển Pattaya).
Trong thời gian qua, Thái Lan đã phát triển thị trường du lịch của mình một cách hiệu quả nhất. Đa dạng hóa và nâng cấp các sản phẩm du lịch của mình. Để có được kết quả đó, Thái Lan đã làm tốt những nhiệm vụ sau:
* Nghiên cứu để xác định nhu cầu của thị trƣờng khách du lịch
Bước đầu tiên trong việc thiết kế tạo ra một chương trình du lịch mới, đó là phải xác định được nhu cầu của đối tượng khách du lịch chủ yếu mà sản phẩm này hướng tới. Độ chính xác của việc xác định nhu cầu càng cao thì sản phẩm du lịch sẽ càng phù hợp hơn và được khách ưa chuộng. Như vậy, vấn đề cấp thiết ở đây là các doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu để xác định nhu cầu thị trường một cách khoa học và có hiệu quả. Cần phải đánh giá và xác định các thị trường hiện tại, thị trường tiềm năng. Bước tiếp theo cần phải xác định những tiêu chí cho việc phân chia thị trường thành các khúc đoạn nhỏ hơn nữa,
phương tiện vận chuyển hoặc là các yếu tố về kinh tế xã hội và nhân khẩu học, tâm lý học... Trên cơ sở đó, mỗi doanh nghiệp sẽ nhóm và lựa chọn các khúc đoạn thị trường phù hợp với khả năng và quy mô hoạt động của mình, từ đó tiến hành nghiên cứu, phân tích, để xác định nhu cầu cụ thể của từng đoạn thị trường. Trong quá trình tiến hành thực hiện các chương trình du lịch, cũng cần thiết phải thu thập là và đưa ra những thay đổi để cho sản phẩm du lịch, các chương trình du lịch phù hợp với nhu cầu của khách du lịch. Và những nguồn thông tin bổ sung này có thể được khai thác tự sự năng động, sáng tạo của đội ngũ hướng dẫn viên, những người trực tiếp thực hiện các chương trình du lịch, trực tiếp tiếp xúc với du khách.
Việc kết hợp một cách có hiệu quả giữa việc xác định nhu cầu thị trường với việc khai thác nguồn thông tin mà đội ngũ hướng dẫn viên du lịch mang lại sẽ tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng hơn nữa trong việc tạo ra những sản phẩm du lịch, những chương trình du lịch hấp dẫn, đa dạng hoá hơn và ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu của khách du lịch.
* Tiến hành khảo sát và quy hoạch các vùng du lịch theo định hƣớng đáp ứng nhu cầu trƣớc mắt và lâu dài của khách du lịch
Sau khi nghiên cứu, xác định được nhu cầu của từng khúc đoạn thị trường, bước tiếp theo ta cần xem xét khả năng đáp ứng nhu cầu của từng khúc đoạn như thế nào. Khả năng đáp ứng này sẽ được xác định qua việc tiến hành nghiên cứu, khảo sát và quy hoạch, định hướng các nguồn tài nguyên du lịch cả tự nhiên và nhân văn của từng vùng du lịch.
Việc tiến hành quy hoạch, hoạch định các nguồn tài nguyên du lịch sẽ là cơ sở để xác định giá trị của từng điểm du lịch, của từng vùng du lịch. Cụ thể như: vùng này, địa phương này có những nguồn tài nguyên du lịch nào, nó có giá trị như thế nào để khai thác vào các hoạt động du lịch, loại hình du lịch nào có thể
được xem là có thế mạnh nổi bật... Căn cứ vào đó, ta xác định được các điểm du