THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động du lịch quốc tế ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 41)

CỦA VIỆT NAM

CỦA VIỆT NAM riêng, chúng ta sẽ có được một cái nhìn tổng quan về những bước tiến mà ngành đã đạt được cũng như hiện trạng của ngành.

2.1.1. Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1989

Với Nghị định 26/CP, ngày 9-7-1960 của Hội đồng Chính phủ, Công ty Du lịch Việt Nam đầu tiên của nước ta được thành lập. Là một công ty trực thuộc Bộ Ngoại thương nhưng nhiệm vụ cơ bản của công ty du lịch đầu tiên của Việt Nam này là phục vụ các đoàn khách của Đảng và Chính phủ. Về mặt ý nghĩa, tổ chức này đã đặt nền móng cho sự hình thành một ngành kinh tế mới mẻ của đất nước.

Trong giai đoạn 1960-1975, Công ty Du lịch Việt Nam vừa củng cố về tổ chức vừa xây dựng cơ sở vật chất để đón tiếp các đoàn khách quốc tế, chủ yếu là các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa và phục vụ nghỉ dưỡng cho cán bộ cao cấp của Nhà nước.

Do lượng khách ngày một tăng và nhu cầu thăm quan, du lịch đã xuất hiện, bên cạnh đó, nhằm giảm bớt những khó khăn về tài chính, ngày 16-3-1963, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương đã ra quyết định giao cho Công ty Du lịch Việt Nam làm nhiệm vụ kinh doanh nhằm thu thêm ngoại tệ cho đất nước. Tháng 6-1964, Chính phủ ra Chỉ thị số 61/TTg về việc mở rộng công tác du lịch và cung ứng tàu biển. Chỉ thị vạch ra định hướng phát triển ngành du lịch và phương thức kinh doanh du lịch, tiến tới mở rộng phục vụ nhiều đối tượng khách quốc tế.

Ngày 18-8-1969, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định 145/CP chuyển Công ty Du lịch Việt Nam từ Bộ Ngoại thương sang trực thuộc Phủ thủ tướng để phát huy tính độc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động du lịch quốc tế ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)