Những thách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động du lịch quốc tế ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 96 - 97)

- Hệ thống chính sách, pháp luật về du lịch chưa hoàn thiện, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quản lý và phát triển, cần được hoàn thiện hơn để có thể bao quát một cách toàn diện các hoạt động của các công ty du lịch.

- Bộ máy cơ quan chủ quản du lịch vẫn còn nhiều hạn chế về năng lực điều hành. Hầu hết những nhân viên làm trong Tổng cục Du lịch, Trung tâm thông tin du lịch... đều có ít năm kinh nghiệm làm du lịch thực tế vì vậy khó có thể tư vấn hoặc đưa ra những quy định hay định hướng phù hợp cho sự phát triển của ngành.

- So với các nước trong khu vực, du lịch của Việt Nam, nhất là du lịch quốc tế vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chuyên môn, nghiệp vụ nên chất lượng phục vụ của du lịch Việt Nam còn thấp.

- Còn nhiều ngành độc quyền như điện, hàng không, viễn thông… làm tăng giá dịch vụ du lịch.

- Cơ sở hạ tầng như điện, hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước... còn nhiều bất cập và yếu kém. Mặc dù Việt Nam vẫn đang nỗ lực để cải thiện vấn đề này, tuy nhiên, kết quả không thể thu được ngay trong một vài năm. Đó cũng sẽ là một cản trở trong ngắn hạn đối với hoạt động du lịch quốc tế Việt Nam.

- Tăng trưởng hạn chế vì hệ thống kết cấu hạ tầng chưa phát triển, hạn chế khả năng tiếp cận và mở rộng các tuyến điểm du lịch ở nông thôn, vùng núi, hải đảo.

- Biến động thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, khủng bố quốc tế.

- Giá nhiên liệu (dầu mỏ, xăng) tăng ảnh hưởng tới nhu cầu đi du lịch. - Khả năng tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh chính là Thái Lan và Malaysia. - Rủi ro trong đầu tư khiến các nhà đầu tư tìm kiếm các địa điểm đầu tư thay thế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động du lịch quốc tế ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)