Đánh giá về du lịch quốc tế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động du lịch quốc tế ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 91 - 96)

2.3.1. Điểm mạnh

Nằm ở vị trí trung tâm khu vực trong quan hệ với thị trường trọng điểm về du lịch và đầu tư, Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng bao gồm lịch sử lâu đời, kiến trúc cổ kính, văn hoá, ẩm thực đặc sắc… với nhiều danh lam thắng cảnh, phong cảnh núi non hùng vĩ, nhiều bãi biển đẹp, nguyên sơ và nhiều điểm du lịch nổi tiếng ở cả 3 miền với những sản phẩm du lịch hấp dẫn với giá tour rẻ, cạnh tranh với nhiều nước trong khu vực. Việt Nam còn được thế giới biết đến và coi là điểm đến mới, an toàn, có nhiều nét Á Đông độc đáo. Phần lớn khách du lịch quốc tế đều cho rằng tiềm năng du lịch Việt Nam rất phong phú, trước hết phải kể đến sự thân thiện của con người ở bất cứ đâu trên đất nước Việt Nam. Tiếp đến là sự an toàn, đây là một trong những thế mạnh được khách du lịch quốc tế đánh giá cao trong tình hình thế giới đầy biến động, chiến tranh, khủng bố như hiện nay. Có thể nói, Việt Nam là một trong những điểm đến an toàn nhất hiện nay, trừ vấn đề về giao thông. Hơn nữa, Việt Nam còn có một nền văn

hoá bản địa độc đáo của 54 dân tộc với những phong tục, tập quán riêng biệt, đây là điểm hấp dẫn thu hút được khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nhiều nhất.

Cán cân du lịch nước ta chủ yếu tập trung tại hai trung tâm là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, hai cửa ngõ và cũng là thị trường khách chính có tác động rất lớn đến tình hình phát triển tại các địa bàn lân cận và các tuyến điểm du lịch khác trên cả nước.

Một trong những nét đặc thù của hai trung tâm du lịch lớn của Việt Nam mà nhiều quốc gia khác không có được chính là sự bổ trợ của các tuyến điểm lân cận, từ đó có thể thiết kế những tour phụ trợ (side trip) vừa tạo ra sức hút cho tuyến điểm, vừa tạo ra sự đa dạng trong các sản phẩm chào bán.

Tâm điểm từ thành phố Hồ Chí Minh:

Trong vòng bán kính 150-450km tính từ thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều khu vực phụ cận. Đó là tiểu vùng duyên hải Nam Trung bộ với tài nguyên biển, vịnh, các đảo và các bãi tắm tuyệt đẹp như Mũi Né, Ninh Chữ, Nha Trang, nơi sinh sống tập trung của đồng bào Chăm với phong tục tập quán cùng kiến trúc hoàn toàn riêng biệt, là lợi thế để phát triển mạnh du lịch biển, du lịch văn hóa; có rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên, hồ Trị An, tỉnh Đồng Nai, Bình Dương với những vườn cây trái rộng lớn; có bãi biển Hồ Cốc, Long Hải và khu vực suối nước nóng Bình Châu của Bà Rịa - Vũng Tàu, thích hợp để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch biển; có Côn Đảo thích hợp với loại hình du lịch đảo.

Đó là khu vực Đông Nam Bộ với các di tích chiến tranh và lịch sử như địa đạo Củ Chi, Trung ương Cục, núi Bà Đen, có kiến trúc tôn giáo độc nhất vô nhị là Thánh thất Cao Đài (Tây Ninh), có khu bảo tồn thiên nhiên Mã Đà (Bình Phước)... là những thế mạnh về du lịch văn hóa, lịch sử, tôn giáo.

Thêm vào đó là khu vực đồng bằng sông Cửu Long với vựa lúa lớn nhất nước và hệ thống sông rạch chằng chịt, với các làng nghề dọc theo các dòng sông, các chợ nổi sầm uất và các vườn cây ăn trái xum xuê; cũng là nơi hội tụ nhiều loài động vật được ghi trong Sách đỏ ở các sân chim, các tràm chim lớn, thế mạnh để khai thác loại hình du lịch sinh thái, du lịch nông thôn... Một điểm nhấn của khu vực này là đảo Phú Quốc, một tuyến điểm du lịch mang tầm quốc tế có sức hút lớn.

Xa hơn, đó là tiểu vùng Tây Nguyên (cách thành phố Hồ Chí Minh từ 300-500 km) với khí hậu ôn đới, nơi tập trung vô số thác nước, sông hồ, những thắng cảnh đẹp,

buôn làng của các dân tộc ít người vùng cao nguyên, thích hợp phát triển du lịch núi, du lịch mạo hiểm. Xa hơn nữa là những tuyến điểm tại khu vực Trung Bộ cách thành phố Hồ Chí Minh trên dưới 1.000 km như Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình hiện đang sở hữu những di sản thiên nhiên, văn hóa được UNESCO công nhận, đã thành thương hiệu “Con đường di sản miền Trung”, là thế mạnh để đi sâu khai thác loại hình du lịch di sản, đồng thời du lịch biển cũng là lợi thế lớn tại khu vực này.

Tâm điểm từ Hà Nội:

Thủ đô Hà Nội với 4.000 năm lịch sử là nơi còn lưu giữ nhiều kiến trúc lâu đời, đi cùng sự trù phú của đồng bằng sông Hồng, sự hấp dẫn của các làng nghề truyền thống, và sự bổ trợ của các tuyến điểm lân cận sẽ là thế mạnh riêng biệt của du lịch phía Bắc. Ở đây, nên tập trung xây dựng tour du lịch lịch sử và văn hóa: tham quan các lễ hội dân gian, các điểm văn hóa lịch sử, dân tộc, các làng nghề thủ công mỹ nghệ, tìm hiểu đời sống nông thôn, thưởng thức đặc sản địa phương.

Loại hình du lịch xanh hiện đang là xu thế và sở thích của du khách muốn trở về với thiên nhiên, tìm hiểu đời sống hoang dã với các hoạt động lặn biển, lướt sóng, chèo thuyền trên sông, đi rừng, lội suối, tắm thác... cũng là một trong những thế mạnh của du lịch lân cận thủ đô Hà Nội, nhất là tại vùng rừng núi Tây Bắc, đặc biệt tuyến điểm Sa Pa cần quy hoạch để trở thành điểm du lịch mang tầm quốc tế.

Với viên ngọc quý vịnh Hạ Long, cần có những biện pháp giữ gìn vệ sinh môi trường, khai thác bền vững đi kèm. Hiện nay Hạ Long chưa cần thiết xếp vào danh mục những điểm đến nhạy cảm cần hạn chế lượng khách tham quan, nhưng về lâu dài cần quy hoạch việc khai thác đánh bắt thủy sản, khai thác đá, hạn chế lượng tàu bè sử dụng xăng dầu gây ô nhiễm môi trường, xây dựng ý thức cho tất cả du khách để bảo vệ sự bền vững của một tuyến điểm đẹp và hiếm.

Mice và con đường ven biển:

Trên thực tế, hai địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh luôn tập trung các sản phẩm xoay quanh loại hình MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, hội chợ, tìm kiếm cơ hội đầu tư, thương mại và mua sắm). Trong vòng mười năm tới, MICE là dòng sản phẩm chính để chúng ta thu hút nguồn khách và ngoại tệ, góp phần phát triển thương hiệu quốc gia.

Ngoài các phương tiện kết nối giao thông đã có giữa thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, theo chúng tôi, con đường du lịch ven biển chạy dọc Bắc-Nam trên 3.200 km sẽ là một lợi thế so sánh lớn của Việt Nam khi được đưa vào sử dụng. Mới đây Trung Quốc đã chi trên 3 tỷ USD để xây dựng đường sắt nối Bắc Kinh - Tây Tạng với mục đích phát triển du lịch xứ sở tâm linh huyền bí Tây Tạng; đó sẽ là một kinh nghiệm quý giá để chúng ta học tập.

- Việt Nam đang trong giai đoạn đầu phát triển du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn non trẻ nhưng tỏ ra rất năng động và liên tục đổi mới. Cùng với sự chắt lọc về lượng và chất, hoạt động của các công ty này sẽ hoàn thiện dần và hiệu quả thu hút khách cũng như năng lực tổ chức sẽ được đẩy mạnh hơn nữa.

- Theo cả quan điểm thương mại và du lịch, du lịch Việt Nam có tiềm năng lâu dài, xuất phát từ điều kiện tự nhiên đa dạng, phong phú, cùng bề dày lịch sử, văn hóa cũng như yếu tố con người...

2.3.2. Điểm yếu

- Sản phẩm du lịch Việt Nam chưa đa dạng, chất lượng chưa đáp ứng tốt nhu cầu của du khách, chưa khai thác được cảnh quan môi trường và các giá trị văn hoá độc đáo của dân tộc, bỏ lỡ nhiều cơ hội thuận lợi khai thác nguồn du khách từ nước ngoài, nhất là các thị trường lớn như Pháp, Đức, Mỹ, Nhật Bản là những thị trường ta chưa đầu tư nhiều vào công tác tiếp thị, chưa tranh thủ được nhiều các tổ chức du lịch quốc tế, khu vực, các hiệp hội mà du lịch Việt Nam đã tham gia (WTO, PATA…). Nếu không nhanh chóng khai thác tiềm năng, chậm trong đa dạng hoá sản phẩm, chất lượng phục vụ du lịch yếu kém thì lượng khách du lịch sẽ có nguy cơ sụt giảm, hoặc nếu tăng thì tỷ trọng cũng không đáng kể.

- Sự nghèo nàn về cơ sở vật chất kỹ thuật, sự thiếu thốn của cơ sở hạ tầng: Đến nay, ta vẫn chưa có những cơ sở vui chơi giải trí, khu du lịch tầm cỡ gắn với danh lam thắng cảnh như ở nhiều nước trên thế giới và khu vực. Số lượng vốn cần huy động vào lĩnh vực này rất lớn trong khi năng lực huy động vốn của ta còn hạn chế, chính sách khuyến khích động viên các thành phần kinh tế tự xây dựng cơ sở vật chất chưa thích hợp. Do vậy, nguồn vốn còn hạn hẹp, đưa đến việc nâng cấp, xây dựng mới, duy tu, bảo dưỡng, tôn tạo thường chắp vá, manh mún. Hiện tượng đầu tư còn tràn lan, không tập trung trọng điểm chưa chấm dứt hoàn toàn. Cơ sở hạ tầng quá kém nên việc vận

chuyển du khách chiếm nhiều thời gian, ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi, vui chơi của du khách, làm giảm sự thoả mãn nhu cầu của khách.

- Hoạt động du lịch chủ yếu dựa trên khai thác tài nguyên sẵn có. Các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đa số chỉ khai thác những gì mà thiên nhiên ưu đãi, những sản phẩm có sẵn mà chưa có những đột phá đáng kể để tạo nên một sự đột phá hơn các quốc gia khác. Do đó, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam không có cơ hội để sử dụng tối đa tài chính của họ.

- Giá cả các tour du lịch dành cho khách quốc tế ở Việt Nam thường cao hơn các nước trong khu vực. Tại các điểm thăm quan du lịch, điểm bán hàng thường tăng giá vé đối với khách du lịch quốc tế.

- Tài nguyên du lịch và môi trường đang bị suy giảm. Du lịch phát triển nhanh nhưng thiếu kiểm soát đã ảnh hưởng xấu đến môi trường, đe doạ đa dạng sinh thái, làm xuống cấp nguồn lực quan trọng.

- Vẫn còn tồn tại tính chất chộp giật, manh mún của các đơn vị kinh doanh du lịch nhỏ lẻ, chỉ nhắm tới lợi nhuận trước mắt mà không để ý tới chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Mở ra một doanh nghiệp du lịch là không khó, họ chỉ cần duy trì hoạt động của doanh nghiệp cho đến khi vẫn còn sinh lợi và sau đó có thể đóng cửa bất cứ lúc nào, và coi nghề này như một "nghề tay trái".

- Tư duy làm riêng còn khá đậm nét trong mỗi người làm du lịch. Nguy cơ các công ty du lịch lớn bị rút ruột, mất khách và sứt mẻ thương hiệu do các hành động tiêu cực của mỗi thành viên còn khá rõ. Thực tế này gây ra hậu quả là các doanh nghiệp không muốn tuyển người giỏi về vì sợ mất khách, và chất lượng nhân lực cho du lịch chưa thể nâng tầm được.

- Phát triển du lịch ồ ạt, thiếu kiểm soát gây mất cân bằng cho các điểm du lịch, ảnh hưởng đến chất lượng du lịch còn đang hạn chế. Chưa thiết lập được một hệ thống dự báo lượng khách đến các điểm du lịch để các doanh nghiệp chủ động phân bổ lại khách đến thăm.

- Công tác quản lý về mặt nhà nước, quản lý kinh doanh còn nhiều mặt yếu kém. Một số cơ chế chính sách như cổ phần hoá, quản lý liên ngành… chậm được nghiên cứu. Khi đã có chính sách lại chậm triển khai như việc làm thủ tục để chuyển các nhà khách, nhà nghỉ sang kinh doanh, quy chế quản lý karaoke, vũ trường, massage, xông

hơi, các tệ nạn ăn xin, trộm cắp, bán hàng rong ở các điểm du lịch… nhiều hiện tượng không phù hợp với yêu cầu văn minh du lịch vẫn còn tồn tại. Đó là hậu quả của sự thiếu đồng bộ trong việc phối hợp hành động giữa du lịch và các ngành nội vụ, văn hoá thông tin và chính quyền các cấp. Tình trạng lộn xộn trong hoạt động quản lý du lịch, kinh doanh lữ hành, khách sạn vẫn chưa được chấm dứt. Việc bảo vệ môi trường nhằm phát triển du lịch “xanh”, “sạch” ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết, cần phải giải quyết nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động du lịch.

+ Việc kiện toàn sắp xếp bộ máy cán bộ từ Tổng cục Du lịch đến các địa phương trong những năm qua đã tích cực được thực hiện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu mới. Việc đổi mới nội dung đào tạo cán bộ du lịch theo chuẩn quốc tế là một yêu cầu rất cần thiết nhưng nội dung chương trình và điều kiện vật chất chưa đáp ứng kịp. Do vậy, đồng thời phải giải quyết cả về chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ, kết hợp với việc tiếp tục sắp xếp bộ máy quản lý du lịch thật sự khoa học. Đó cũng là những biện pháp hữu hiệu để đẩy nhanh quá trình phát triển du lịch ở nước ta.

+ Việc phối kết hợp giữa các bộ, ban ngành liên quan tới phát triển du lịch, giữa các ngành với lãnh thổ chưa được thực hiện thường xuyên, thiếu đồng bộ. Do vậy, chưa tập hợp được nhiều nguồn lực cùng hướng vào một mục tiêu phát triển nhanh du lịch cả về chất lượng và số lượng, nhất là đối với việc thực hiện quy hoạch tổng thể về du lịch Việt Nam. Nếu không có sự kết hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các ngành với du lịch thì khó có thể thực hiện được theo các mục tiêu trong quy hoạch tổng thể về du lịch của nước ta.

Đối với công tác quy hoạch du lịch cụ thể và chi tiết ở một số địa phương, do khối lượng công việc nhiều, đội ngũ cán bộ vừa thiếu lại vừa yếu, kinh phí hạn chế, thời gian ngắn nên việc triển khai chậm, ngay cả quỹ đất đai để thực hiện quy hoạch du lịch ở một số địa phương cũng gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động du lịch quốc tế ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)