Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động du lịch quốc tế ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 116 - 120)

Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, marketing, xúc tiến Việt Nam như một điểm đến du lịch quốc tế có chất lượng cao nhằm tăng cường vị thế và hình ảnh du lịch Việt Nam trên thị trường du lịch quốc tế.

3.3.4.1. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu để xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp

- Để nâng cao tiêu chuẩn và thu hút khách du lịch quốc tế tới Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, ngành du lịch cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường vì đây đang là khâu yếu của du lịch Việt Nam. Cả lĩnh vực công và tư nhân cần phải nắm bắt, hiểu biết thị trường và chia sẻ thông tin về thị trường vì

lợi ích chung. Thái độ, động cơ và ý kiến của du khách cần được hiểu qua nghiên cứu thị trường, cần được thông tin về cách thức xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam phù hợp với nhu cầu thị trường. Do đó, cần tập trung nghiên cứu thị trường, xác định rõ thị trường mục tiêu, nắm được đặc điểm, tâm lý, nhu cầu và xu hướng đi du lịch của khách, trên cơ sở đó, tiến hành xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu của mỗi thị trường, từng đối tượng khách cụ thể.

Trên cơ sở nghiên cứu thị trường và kết quả đón khách quốc tế vào Việt Nam thời gian qua đã được phân tích trong chương 2, du lịch Việt Nam cần tập trung hướng tới các thị trường mục tiêu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN, Úc, Đức, Pháp, Anh, Italia, Tây Ban Nha, các nước Bắc Âu, Nga, Mỹ, Canada. Các thị trường tiềm năng cần quan tâm là Ấn Độ, các nước Trung và Nam Âu, Đông Âu, Trung Đông.

- Cục Xúc tiến du lịch thuộc Tổng cục Du lịch cần sớm hình thành bộ phận nghiên cứu thị trường. Bộ phận này nên phân thành thị trường Trung Quốc, Đông Bắc Á, ASEAN, châu Đại dương, Nga và Đông Âu, các nước nói tiếng Đức (Đức, Áo, Thuỵ Sỹ), Bắc Âu, Nam Âu, Benelux (Bỉ, Hà Lan, Luxemburg), thị trường Pháp, Anh, Bắc Mỹ. Trong tương lai, có thể hình thành thêm các bộ phận nghiên cứu thị trường Nam Á, Trung Đông, châu Phi, Trung và Nam Mỹ.

- Tổng cục Du lịch cần nhận ra tầm quan trọng của việc cung cấp cơ sở dữ liệu nghiên cứu thị trường cập nhật, đúng mục tiêu và chính xác cho ngành du lịch như những phương tiện hỗ trợ năng lực cạnh tranh. Kết quả nghiên cứu cần được phổ biến tới các nhà quản lý và kinh doanh du lịch theo cách dễ tiếp cận và phù hợp. Nghiên cứu dự báo và phân tích thị trường có tầm quan trọng trong việc nhận dạng thị trường, xu hướng sản phẩm và trang bị tốt hơn cho ngành du lịch để đáp ứng một cách tích cực nhu cầu phát triển trong tương lai.

3.3.4.2. Xây dựng chiến lược marketing du lịch quốc gia và đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch quốc gia trên thị trường du lịch quốc tế

Tổng cục Du lịch cần phải xác định xúc tiến du lịch như một công cụ cơ bản để tạo dựng hình ảnh Việt Nam như một điểm đến du lịch chất lượng và tạo lập hình ảnh quốc gia tại các thị trường trọng điểm và tiềm năng. Vì vậy, Tổng cục Du lịch cần sớm

xây dựng chiến lược và kế hoạch marketing du lịch quốc gia, trên cơ sở đó có các chiến lược và kế hoạch xúc tiến du lịch phù hợp.

- Khi xúc tiến Việt Nam như một điểm đến du lịch trên thị trường quốc tế, ngành du lịch cần phải nhận rõ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Muốn vậy, nhất thiết phải thực hiện các hoạt động xúc tiến liên tục để tránh bị lãng quên. Các chiến dịch xúc tiến này phải dễ tiếp cận và nhiều thông tin. Sử dụng đa dạng và linh hoạt các công cụ xúc tiến để quảng bá về du lịch Việt Nam như quảng cáo, marketing trực tiếp, xúc tiến bán, quan hệ công chúng, tài trợ… Việc xây dựng các hình thức xúc tiến thích hợp là cần thiết vì không công cụ nào mang lại hiệu quả tối đa nếu chỉ được áp dụng riêng lẻ. Do đó, cần áp dụng chiến lược marketing hỗn hợp trong xúc tiến thu hút khách du lịch. Việc xây dựng chiến lược marketing hỗn hợp không chỉ phụ thuộc vào đặc trưng của du lịch Việt Nam, nhóm khách mục tiêu, mà còn phụ thuộc vào môi trường bên ngoài và tình hình bên trong của Việt Nam với tư cách là một điểm đến du lịch. Do đó, cần phải tính đến tất cả các yếu tố trên khi xây dựng chiến lược marketing hỗn hợp để phát huy hiệu quả tất cả các công cụ xúc tiến.

- Tổng cục Du lịch cần sử dụng đa dạng các phương tiện xúc tiến theo hướng vừa sử dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất phim quảng cáo hiện đại và tận dụng lợi thế của mạng Internet, vừa không coi nhẹ các ấn phẩm phổ thông như bản đồ, tập gấp, áp phích, tờ rơi, sách mỏng, sách ảnh hay tập ảnh quảng cáo du lịch.

- Để xây dựng và tổ chức có hiệu quả các chiến dịch xúc tiến và kế hoạch marketing du lịch quốc gia, Tổng cục Du lịch cần thiết xây dựng các chiến lược cho từng giai đoạn, ít nhất 2 năm một lần. Mỗi chiến dịch phải được xây dựng và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi phát động. Các sự kiện trong chiến dịch phải cụ thể, rõ ràng về thời gian, địa điểm và quy mô tổ chức. Sản xuất phim quảng bá về du lịch Việt Nam và các ấn phẩm giới thiệu về chiến dịch như tập gấp, sách mỏng giới thiệu về các sự kiện của chiến dịch để cung cấp cho các hãng lữ hành, các phương tiện truyền thông. Tổ chức các tour làm quen (FAMTRIP, PRESSTRIP) cho các hãng lữ hành và nhà báo để tiếp cận với sản phẩm du lịch Việt Nam trước khi phát động ít nhất một năm.

- Cung cấp thông tin tài liệu xúc tiến du lịch trực tiếp cho các hãng lữ hành. - Thiết lập văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài. Đến nay, Tổng cục Du lịch chưa đặt văn phòng đại diện nào ở nước ngoài. Để nâng cao hiệu quả xúc tiến Việt

Nam như một điểm đến du lịch ở nước ngoài, trong thời gian tới Tổng cục Du lịch cần thiết lập văn phòng đại diện du lịch ở một số thị trường trọng điểm.

- Trợ giúp các sáng kiến và hoạt động marketing du lịch của lĩnh vực tư nhân.

3.3.4.3. Tăng cường sự hiện diện của du lịch Việt Nam tại các hội chợ, hội nghị và hội thảo du lịch quốc tế có tính chuyên nghiệp cao và thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo, chuyên đề về du lịch tại Việt Nam

- Tổng cục Du lịch cần lập kế hoạch 5 năm và hàng năm về việc tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, thông báo cho các doanh nghiệp lữ hành đăng ký tham gia, trên cơ sở đó quyết định quy mô và cách thức tổ chức tham gia từng hội chợ; tăng cường sự hiện diện tại Hội chợ du lịch quốc tế và tổ chức các chiến dịch xúc tiến ở các thị trường trọng điểm và tiềm năng nhằm quảng bá hình ảnh về du lịch Việt Nam. Tổng cục Du lịch hàng năm cần phải tham gia một số hội chợ như ITB’Berlin, WTM (Luân đôn), TOP RESA (Pháp), JATA (Nhật Bản) vì đây là những hội chợ lớn, chuyên nghiệp, tổ chức thường niên tại các thị trường trọng điểm, nơi tập trung hầu hết các hãng lữ hành, hàng không lớn khắp thế giới.

- Tổng cục Du lịch cần tăng cường hợp tác và tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và chuyên môn của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Hiệp hội Lữ hành châu Á-Thái Bình Dương (PATA), Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JAICA), Liên minh châu Âu (EU)… để tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về thị trường, marketing, xúc tiến du lịch; tổ chức thường xuyên các hội thảo cho các doanh nghiệp và đại lý lữ hành về các sản phẩm, các điểm du lịch cụ thể.

- Tổng cục Du lịch cần tăng cường tổ chức các hội thảo chuyên ngành để người bán và nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ gặp nhau tại các điểm du lịch ở Việt Nam và các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam trực tiếp đến được các thị trường trọng điểm và tiềm năng ở nước ngoài…

- Khuyến khích doanh nghiệp du lịch chú trọng đầu tư mở rộng kinh doanh; tăng giá trị của tour du lịch; tăng cường liên kết có hiệu quả giữa các doanh nghiệp du lịch với nhau, giữa các doanh nghiệp du lịch với các tổ chức khác, mở rộng hợp tác với doanh nghiệp du lịch nước ngoài, đầu tư mạnh vào hoạt động marketing, quảng cáo du lịch ở nước ngoài kết hợp với chương trình quảng bá du lịch quốc gia và xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch của các ngành kinh tế khác.

3.3.4.4. Hình thành phòng thông tin du lịch tại các đô thị lớn, trung tâm du lịch và các điểm du lịch để hỗ trợ, cung cấp, giải đáp thông tin kịp thời cho du khách, xúc tiến sản phẩm du lịch địa phương, tăng cường cảm nhận về địa điểm. Phòng Thông tin Du lịch ở các địa phương thành lập và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn của Cục Xúc tiến Du lịch. Các phòng thông tin này cần có nhiều ấn phẩm, tờ rơi, tập gấp, bản đồ giới thiệu về du lịch của mỗi địa phương nói riêng và của cả nước nói chung để cung cấp miễn phí cho khách du lịch.

3.3.4.5. Phối hợp chặt chẽ với Hàng không Việt Nam để tổ chức xúc tiến Việt Nam như một điểm đến du lịch ở nước ngoài

- Phối hợp tổ chức các đoàn khảo sát, tiếp cận và thâm nhập thị trường trọng điểm và tiềm năng, tổ chức các chiến dịch xúc tiến ở nước ngoài, hội chợ, hội thảo du lịch quốc tế và xây dựng các ấn phẩm quảng bá du lịch trên các chuyến bay của Hàng không Việt Nam.

- Phối hợp nghiên cứu mở đường bay trực tiếp tới các thị trường trọng điểm và tiềm năng nhằm thu hút khách từ các thị trường này đến Việt Nam. Trước mắt, cần nghiên cứu, mở đường bay trực tiếp từ Hà Nội tới Thượng Hải (Trung Quốc), từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tới Canada, Luân đôn, Roma (Italia), Madrid (Tây Ban Nha)…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động du lịch quốc tế ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 116 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)