- Việt Nam có môi trường chính trị ổn định, đường lối đổi mới, chính sách mở cửa, hội nhập, Việt Nam đã gia nhập WTO, du lịch Việt Nam được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn.
- Xu hướng phát triển du lịch mạnh của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và xu hướng hợp tác liên kết khu vực để phát triển du lịch.
- Xúc tiến điểm đến “mới” ở châu Á, Việt Nam được coi là điểm đến an toàn, có thể tổ chức nhiều loại hình du lịch đa dạng, hấp dẫn.
- Việt Nam mới phát triển du lịch nên có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước về công nghệ, trình độ quản lý du lịch để tránh được những căn nguyên thất bại.
- Tăng trưởng kinh tế tạo ra nhu cầu khách sạn mới. Đối với các nhà đầu tư khách sạn, gia nhập nhanh vào thị trường có thể thu lợi nhuận nhanh vì thiếu khách sạn cao cấp.
- Còn nhiều thị trường tốt chưa được chúng ta tập trung khai thác như Nam Mỹ, Trung Đông; ngay cả các thị trường có khả năng chi trả cao như Tây Âu, Nga, Bắc Mỹ, Đông Á... cũng chưa được chúng ta khai thác nhiều. Nếu các doanh nghiệp du lịch tập trung vào khai thác các thị trường mới thay vì cạnh tranh thị phần của nhau thì hình ảnh du lịch Việt Nam sẽ được phát triển rộng rãi hơn, đồng thời số lượng khách cũng sẽ tăng nhanh hơn.
- Tư duy về du lịch của người dân Việt Nam đang thay đổi theo hướng tích cực, ủng hộ du lịch phát triển hơn, với sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhờ đó, hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế sẽ trở nên thuận lợi, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng sẽ cảm nhận được sự thân thiện cùng tình cảm nồng hậu của người dân và sẽ muốn trở lại Việt Nam.
- Việt Nam đang trong thời kỳ tăng trưởng, nên trong thời gian 10-15 năm tới, du lịch Việt Nam vẫn có cơ hội phát triển mạnh, trong khi đó, các thị trường phát triển du lịch như Thái Lan, Malaysia, Singapore đang ở giai đoạn trưởng thành, sản phẩm du lịch sẽ đi vào giai đoạn bão hoà.
CHƢƠNG 3: