Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lƣợng tín dụng tại Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 67 - 70)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lƣợng tín dụng tại Ngân

hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng – chi nhánh Bắc Ninh

4.2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn

Trong quá trình phát triển, bên cạnh việc thực hiện chiến lƣợc kinh doanh chung của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam, Ngân hàng

TMCP Công thƣơng Bắc Ninh cần xây dựng chiến lƣợc cho riêng mình, chiến lƣợc đó phải căn cứ vào chiến lƣợc, chủ trƣơng chung của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam trong từng thời kỳ nhƣng phải phù hợp với địa bàn mà ngân hàng đang hoạt động, nguồn lực mà ngân hàng hiện có. Trong chiến lƣợc kinh doanh, Ngân hàng cần nghiên cứu một cách tổng thể nhu cầu thị trƣờng, phân đoạn thị trƣờng đối với khách hàng, đồng thời nghiên cứu chiến lƣợc của các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn. Trong quá trình triển khai chiến lƣợc cần có lộ trình cụ thể, phân công, phân nhiệm và chỉ tiêu cần thực hiện cho từng bộ phận, từng cán bộ một cách rõ ràng..

Đồng thời cũng cần tạo ra cơ chế khuyến khích sự năng động, sáng tạo đối với những nhân viên có những tìm tòi cách thức tốt cho việc thực thi chiến lƣợc của ngân hàng. Cần đánh giá định kỳ hiệu quả của chiến lƣợc và tình hình thị trƣờng để có sự điều chỉnh chiến lƣợc cho phù hợp với thực tế, đảm bảo tính khả thi của chiến lƣợc.

4.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Con ngƣời là vốn quý nhất, con ngƣời vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, đầu tƣ vào con ngƣời có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của Ngân hàng. Vì vậy cần nhất quán quan điểm, nhận thức và hành động về vai trò của nhân lực; coi trọng nhân tố con ngƣời trong sự nghiệp đổi mới; từ đó có những chính sách, biện pháp cụ thể và phù hợp trong việc đầu tƣ phát triển con ngƣời cũng nhƣ quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Bắc Ninh.

Đây là yếu tố then chốt để nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngân hàng. Thực tế ở Việt Nam hiện nay, sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lƣợng cao để quản lý và sử dụng công nghệ ngân hàng đang diễn ra ở hầu hết các ngân hàng. Do đó đi đôi với đầu tƣ công nghệ phải bằng mọi biện pháp (tạo

môi trƣờng cho nguời lao động tự học tập, tổ chức đào tạo chuyên sâu và nâng cao, có cơ chế thƣởng, phạt thỏa đáng trong công việc… ) để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Đây là việc làm cấp thiết, nếu NH muốn hƣớng đến việc phát triển ổn định và bền vững.

Ngân hàng TMCP Công thƣơng Bắc Ninh cần xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh, đồng thời gắn với mục tiêu hiện đại hoá ngân hàng. Gắn chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực đi đôi với kiện toàn bộ máy quản lý, đổi mới về cơ chế điều hành, cải cách lề lối làm việc, văn hoá ứng xử, giao tiếp trong từng thời kỳ. Có cơ chế phát hiện, tuyển chọn, đào tạo bồi dƣỡng phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên đủ về số lƣợng, mạnh về chất lƣợng đáp ứng yêu cầu phát triển từng thời kỳ. Chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng, phát triển đội ngũ chuyên gia, nhân viên giỏi có đủ năng lực quản lý điều hành, trình độ chuyên môn, phù hợp với công nghệ tiên tiến. Có chế độ đãi ngộ hợp lý để thu hút và giữ đƣợc nhân tài. Đánh giá và sử dụng cán bộ phải gắn với tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, tiêu chuẩn cán bộ và hiệu quả công tác thực tế.

Để đáp ứng cho quá trình phát triển nói chung và phát triển dịch vụ ngân hàng nói riêng thì cần phải có một đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng có đủ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ công nghệ thông tin để có thể sử dụng đƣợc các công nghệ hiện đại. Vì vậy, việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực là hết sức cần thiết và cấp bách đối với ngân hàng. Ngân hàng TMCP Công thƣơng Bắc Ninh cần triển khai những vấn đề sau:

- Cần tăng cƣờng công tác đào tạo và đào tạo lại để cán bộ, nhân viên đƣợc cập nhật những kỹ năng mới trƣớc những thay đổi nhanh chóng của công nghệ . Với các nghiệp vụ mới cần tổ chức ngay việc đào tạo để cán bộ, nhân viên tiếp cận và thực hiện nhanh chóng. Ngoài ra còn có thể cắt cử các đoàn đi khảo sát, học tập về nghiệp ở trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài nhằm

học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng .

- Tăng cƣờng công tác chuẩn hóa và đào tạo về công nghệ thông tin cho cán bộ nhân viên ngân hàng. Đây cần đƣợc coi là yêu cầu có tính bắt buộc, đồng thời cũng có tính ƣu tiên cao do ảnh hƣởng của việc khai thác và quản lý công nghệ thông tin đối với năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

- Tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ ngân hàng gắn liền với thu nhập. Xây dựng các chính sách ƣu đãi ngƣời lao động kết hợp khuyến khích ngắn hạn (tiền lƣơng, thƣởng...) để thu hút đƣợc đội ngũ cán bộ có chất lƣợng nhằm giữ chân những cán bộ giỏi tạo cơ sở cho việc phát triển bền vững. Đồng thời cần có quy hoạch đào tạo cán bộ điều hành trẻ một cách toàn diện cả về nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ và tin học nhằm xây dựng một lực lƣợng kế cận sau này.

- Cần xây dựng chiến lƣợc thu hút và sử dụng nhân tài. Ƣu tiên tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ có trình độ cao. Sử dụng đúng ngƣời, đúng việc để tận dụng tối đa khả năng chuyên môn nghiệp vụ cũng nhƣ năng lực sáng tạo của mỗi tổ chức, cá nhân trong ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)