Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 85 - 89)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4. Một số kiến nghị nhằm phát triển sản phẩm tín dụng tại Ngân hàng

4.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

- Công tác thanh tra đƣợc xác định là trọng tâm, trọng điểm đối với hệ thống tổ chức tín dụng, trong đó đặc biệt chú trọng đến thanh tra quản lý điều hành và chất lƣợng tín dụng. Hoạt động thanh tra giám sát chỉ mới dừng lại mức phát hiện mà chƣa thật sự kiên quyết trong việc xử lý triệt để đối với sai phạm của tổ chức tín dụng, dẫn đến hiệu lực công tác thanh tra chƣa cao.

Nguyên nhân do bộ máy ngân hàng hiện nay chƣa tổ chức thành hệ thống (Thanh tra chi nhánh chịu sự chỉ đạo điều hành trực tiếp của giám đốc chi nhánh ngân hàng nhà nƣớc trên địa bàn) dẫn đến việc chỉ đạo công tác thanh tra bị chồng chéo, chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa thanh tra ngân hàng nhà nƣớc với thanh tra chi nhánh ngân hàng nhà nƣớc tỉnh, thành phố.

Hệ thống thông tin giám sát để bảo đảm giám sát có hiệu quả chƣa đƣợc thành lập một cách đồng bộ. Giám sát từ xa đƣợc thực hiện một tháng một lần (Căn cứ báo cáo cân đối cấp III của tổ chức tín dụng) thông tin không đƣợc cập nhật kịp thời. Mặt khác các chỉ tiêu giám sát chƣa đƣợc tập trung vào một đầu mối quy định cách thức báo cáo, cấu trúc file báo cáo chỉ tiêu thống kê hiện nay đã gây trở ngại cho việc tổ chức thực hiện công tác giám sát từ xa. Hệ thống truyền tin và truy cập mạng máy tính nội bộ của ngân hàng nhà nƣớc hiện nay rất chậm dẫn đến việc truy cập và khai thác số liệu phục vụ công tác giám sát từ xa, nên ảnh hƣởng không nhỏ đến việc cảnh báo rủi ro cho các tổ chức tín dụng.

Các cơ chế, quy chế chƣa đồng bộ và chƣa sát thực tế, tiêu chuẩn đánh giá và phân loại nợ xấu nợ tồn đọng về trích dự phòng rủi ro mới chỉ mang tính định lƣợng mà chƣa tính định tính theo thông lệ quốc tế.

Vì vậy trong thời gian tới việc hoàn thiện và nâng cao vai trò thanh tra của Ngân hàng Trung ƣơng trong thời gian tới cần:

- Bám sát thực hiện hoạt động của các tổ chức tín dụng để sớm phát hiện ngăn chặn kịp thời các sai phạm tập trung chủ trƣơng thanh tra chất lƣợng hoạt động tín dụng của các ngân hàng và công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ của các tổ chức tín dụng nhằm quản lý tốt chất lƣợng tín dụng, phát hiện và cảnh báo kịp thời những rủi ro có khả năng phát sinh, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có sai phạm theo quy định của pháp luật.

- Đổi mới và nâng cao chất lƣợng thanh tra đặc biệt là chất lƣợng của các cuộc thanh tra tại chỗ. Tăng cƣờng việc giám sát tổ chức tín dụng chấn chỉnh sau thanh tra, xử lý nghiêm các trƣờng hợp tái phạm.

- Thanh tra ngân hàng nhà nƣớc cần tăng cƣờng các thiết chế an toàn kết hợp với nâng cao năng lực điều hành chỉ đạo thống nhất hệ thống thanh tra ngân hàng và chịu trách nhiệm về việc theo dõi tổng hợp phân tích đánh giá tình hình chất lƣợng tín dụng kết quả xử lý nợ xấu (bao gồm nợ quá hạn nợ khoanh nợ chờ xử lý) nợ tồn đọng của toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng để kịp thời đề xuất với thống đốc ngân hàng nhà nƣớc biện pháp xử lý cảnh báo các tổ chức tín dụng có biểu hiện rủi ro thiếu an toàn.

- Tăng cƣờng đội ngũ các bộ thanh tra thực hiện ngay biện pháp để chuyển những cán bộ giỏi chuyên môn vững về bản lĩnh kinh nghiệm. Trong công tác thanh tra ngân hàng và đƣa những cán bộ thanh tra yếu kém về chuyên môn không đủ bản lĩnh phẩm chất ra khỏi đội ngũ cán bộ thanh tra.

Thông qua thanh tra giám sát nhằm tăng cƣờng tính công khai thác minh bạch trong hoạt động ngân hàng để củng cố lòng tin của nhân dân vào hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Ngân hàng nhà nƣớc đóng vai trò lớn trong việc định hƣớng chiến lƣợc chung cho các ngân hàng thƣơng mại, với chức năng là ngân hàng của các ngân hàng, do đó để tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại nói chung, hệ thống Viettinbank và công tác quản lý, phòng ngừa rủi ro tín dụng dụng nói riêng, trong thời gian tới NHNN cần:

Một là, Ngân hàng nhà nƣớc làm đầu mối kiến nghị chính phủ, các bộ,

ngành liên quan trong việc Ban hành văn bản qui phạm pháp luật, các văn bản liên quan đến bảo đảm tiền vay, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm, kiến nghị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng nhà và đất ở cho ngƣời sử dụng đất.

Hai là, Ngân hàng nhà nƣớc phải xây dựng và hoàn thiện chiến lƣợc chính sách Quản lý rủi ro đúng đắn. Thực hiện cải tổ toàn diện các yếu tố ảnh hƣởng tác động đến năng lực quản lý chất lƣợng tín dụng , bao gồm hoạch định và xây dựng chiến lƣợc và chính sách quản lý chất lƣợng tín dụng , tái cơ cấu lại bộ máy tổ chức, cần có sự hƣớng dẫn và chỉ đạo các tổ chức tín dụng xây dựng một hệ thống các chỉ số và giới hạn có tính cảnh báo trƣớc về các nguy cơ rủi ro cần phòng tránh trong hoạt động tín dụng những lĩnh vực tổ chức tín dụng cần hạn chế hoặc không cho vay thêm với rủi ro quá cao hoặc đã đến ngƣỡng (là giới hạn cho vay tối đa đối với mỗi ngành, mỗi doanh

nghiệp cụ thể) qua đó giúp các tổ chức tín dụng sẽ thận trọng hơn giữa lợi ích

và rủi ro từ đó có những quyết sách chính xác trong kinh doanh. Mặt khác, giúp các tổ chức tín dụng chủ động hơn trong việc thực hiện và kiểm tra, giám sát việc cho vay và xử lý nợ xấu phát sinh.

Ba là, Ngân hàng nhà nƣớc cần phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện

hệ thống kế toán theo chuẩn mực quốc tế (IAS). Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phƣơng pháp kiểm tra kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thƣơng mại và tiến tới các chuẩn mực quốc tế. Do hệ thống kế toán áp dụng đối với các tổ chức tín dụng Việt Nam mới chỉ tuân thủ khoảng 50% chuẩn mực kế toán quốc tế nên việc kiểm toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và IAS có sự khác biệt về chỉ tiêu số liệu dự phòng rủi ro tín dụng phải trích lập. Do đó để tránh cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam phải thực hiện việc kiểm toán theo cả hai chuẩn mực VAS và IAS, Ngân hàng nhà nƣớc kiến nghị với Bộ Tài chính cần phải khẩn trƣơng ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam về việc trình bày, ghi nhận và đo lƣờng công cụ tài chính phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế.

Bốn là, Ngân hàng nhà nƣớc cần sớm hoàn thiện hệ thống giám sát

phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, bao gồm việc phân tích báo cáo tài chính và xác định các điểm nhậy cảm, phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng. Xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lƣợng quản lý rủi ro trong nội bộ các tổ chức tín dụng, nâng cao đòi hỏi kỹ thuật trong việc trích lập dự phòng rủi ro, xây dựng hệ thống và các biện pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế và nợ nƣớc ngoài. Tập trung vào cơ chế giám sát cho vay bằng ngoại tệ của các ngân hàng thƣơng mại để tránh rủi ro về tỷ giá, ngoại hối kỳ hạn, qua đó có những cảnh báo sớm cho các ngân hàng thƣơng mại.

Năm là, Ngân hàng nhà nước cần ban hành Quy chế về quản lý hoạt động cho vay cùng một khách hàng của các ngân hàng thương mại, nhằm hỗ trợ, khắc phục những gì mà trong Quy chế cho vay đồng tài trợ đã được ban hành chưa bao quát tới. Nội dung của quy chế này phải điều chỉnh toàn bộ hoạt động vay vốn để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại. Đồng thời cũng phải quy định nội dung và trách nhiệm của thanh tra ngân hàng nhà nước trong việc kiểm tra, giám

sát hoạt động cho vay cùng một khách hàng của các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)