CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Các vấn đề cần phân tích:
-Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của khu kinh tế cửa khẩu.
-Tình hình hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Tây Ninh trong thời gian qua. Trên cơ sở đó luận văn tiến hành phân tích vì sao cần đẩy mạnh hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu tại tỉnh Tây Ninh? Những ƣu điểm cũng nhƣ hạn chế trong công tác phát triển khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh? Từ đó dựng lên bức tranh toàn cảnh về thực trạng hoạt động hiện nay của 2 khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát; làm tiền đề để rút ra các kiến nghị, giải pháp và định hƣớng phát triển trong thời gian tới.
2.2.2. Phương pháp thống kê
-Thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu là thực trạng hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Tây Ninh thời gian qua. Ví dụ nhƣ số liệu thống kê về các dự án đầu tƣ vào khu kinh tế cửa khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu, lƣợng ngƣời- phƣơng tiện qua lại cửa khẩu…
-Phân tích mối liên hệ giữa các số liệu thu thập đƣợc với các câu hỏi nghiên cứu về quá trình hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Tây Ninh.
- Dự báo và đƣa ra các kết luận trên cơ sở kết quả đã phân tích đƣợc.
2.2.3. Phương pháp kế thừa
Nhƣ đã nói ở phần tổng quan và phần tài liệu tham khảo đã nêu trong phụ lục, luận văn kế thừa các công trình nghiên cứu về đẩy mạnh hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu biên giới.
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu tài liệu bao gồm tập hợp các phƣơng pháp: phân loại tài liệu, phân tích tài liệu, đọc, ghi chép và tóm tắt tài liệu.
Thông tin và số liệu thứ cấp: đƣợc tập hợp từ các báo cáo của Ban quản lý các khu kinh tế tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2009-2017 dùng cho việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động cơ bản của các khu kinh tế cửa khẩu. Ngoài ra số liệu thứ cấp còn đƣợc tập hợp từ các đề tài, các báo cáo, công trình nghiên cứu đã đƣợc thực hiện có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
CHƢƠNG 3.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦACÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH TÂY NINH