CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu trên địa
4.2.1. Nhóm giải pháp về lựa chọn mô hình khu kinh tế cửa khẩu
Nhƣ đã phân tích về các mô hình khu Kinh tế cửa khẩu ở trên, tỉnh Tây Ninh có thể nghiên cứu, lựa chọn để áp dụng mô hình thích hợp cho khu KTCK Mộc Bài và Xa Mát. Theo ý kiến của ngƣời viết, nên có hai mô hình khác nhau cho khu KTCK Mộc Bài và Xa Mát.
4.2.1.1. Đối với khu KTCK Mộc Bài
So với các cửa khẩu khác trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, cửa khẩu Mộc Bài có lợi thế đặc biệt vì nằm trên đƣờng xuyên Á và là cửa khẩu quốc tế đƣờng bộ lớn nhất phía Nam, tạo tiền đề phát triển vùng kinh tế năng động Đông Nam bộ. Cửa khẩu Mộc Bài không chỉ là cửa ngõ của tỉnh Tây Ninh trong việc phát triển giao lƣu thƣơng mại với Campuchia mà còn giữ vai trò quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế hƣớng ngoại, trở thành trung tâm giao dịch thƣơng mại quốc tế, thực hiện chƣơng trình hợp tác tiểu vùng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, đƣờng cao tốc TP. HCM - Mộc Bài đã có chủ trƣơng của Chính phủ cho nghiên cứu đầu tƣ trƣớc 2020. Tỉnh có thể kiến nghị với Chính phủsớm
triển khai dự án này, để đƣa vào khai thác sử dụng. Đồng thời, dự án phát triển hành lang kinh tế phía Nam tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS) đã và đang đƣợc đầu tƣ, hoàn thiện hệ thống giao thông với sự trợ giúp của ADB và Nhật Bản. Trong đó có đƣờng xuyên Á đi qua cửa khẩu Mộc Bài và gói hỗ trợ hơn 40 triệu USD phát triển hạ tầng trong khu khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, giúp cho Tây Ninh có thể trở thành cửa ngõ thông thƣơng kết nối các nguồn lực xuyên Á.
Để có thể tận dụng đƣợc những lợi thế về vị trí địa lý và cơ hội phát triển nêu trên, Tỉnh có thể nghiên cứu áp dụng Mô hình khu hợp tác kinh tế qua biên giới cho khu KTCK Mộc Bài. Tuy nhiên, trƣớc mắt, chƣa thể áp dụng một cách đầy đủ, bởi mô hình này nhƣ đã phân tích ở trên, chƣa hội đủ điều kiện của khu Hợp tác kinh tế qua biên giới với lý do: Thứ nhất, bên Campuchia hiện chƣa có khu kinh tế cửa khẩu đối xứng với khu KTCK Mộc Bài, mà chỉ có khu Công nghiệp Ma-Vét, nên chƣa thể kết hợp với khu KTCK Mộc bài hiện tại để hình thành Khu hợp tác kinh tế qua biên giới theo mô hình “hai nƣớc một khu”; Thứ hai, do có sự khác biệt về luật pháp, cơ chế chính sách của mỗi nƣớc, nên khó có thể sử dụng cơ chế, chính sách của một trong hai quốc gia để áp dụng chung cho một Khu. Chính vì vậy, có thể áp dụng Mô hình khu hợp tác qua biên giới đối với với khu KTCK Mộc Bài một cách linh hoạt và theo 2 giai đoạn:
i) Giai đoạn 1: Trên cơ sở mô hình khu KTCK hiện tại, với các phân khu
chức năng đã có, trong đó có các khu công nghiệp, Tỉnh cần rà soát, giải quyết các vƣớng mắc của các nhà đầu tƣ, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.
- Tiếp tục đẩy mạnh thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc để phát triển khu công nghiệp trong khu KTCK
- Chuyển đổi công năng một số khu thƣơng mại-dịch vụ hoạt động kém hiệu quả. - Thúc đẩy hoạt động XNK qua biên giới.
- Phát triển các dịch vụ hỗ trợ thƣơng mại, đặc biệt là dịch vụ logistics.
Sau khi các nội dung hoạt động của khu KTCK Mộc Bài về cơ bản đã đi vào ổn định, sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2.
- Trong Mô hình này, sẽ áp dụng hình thức kiểm tra “một cửa, một lần dừng” nhƣ đã nêu trên. Để áp dụng Mô hình này, Tỉnh kiến nghị với Chính phủ chỉ đạo cho các Bộ, ngành liên quan, đàm phán với Campuchia xác định vị trí để cùng thực hiện kiểm tra chung để thông quan hàng hóa XNK cũng nhƣ các thủ tục xuất nhập cảnh cho ngƣời và phƣơng tiện.
- Trong Mô hình về khu KTCK sẽ quy định về điều kiện kinh doanh; về trình tự thủ tục cấp giấy phép kinh doanh; Về tổ chức quản lý, về hoạt động kinh doanh giữa hai bên khu vực biên giới và khu (điểm) chợ biên giới Việt Nam - Campuchia thống nhất hoặc tƣơng thích và kết nối với nhau; về những nội dung khác có liên quan đến quản lý và hoạt động giữa hai bên khu vực biên giới và khu (điểm) chợ biên giới Việt Nam - Campuchia thống nhất hoặc tƣơng thích và kết nối với nhau.
- Đối tƣợng bao gồm: Thƣơng nhân, nhà đầu tƣ, ngƣời dân nói chung và cƣ dân biên giới nói riêng; Thƣơng nhân, khách du lịch và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hoặc vùng lãnh thổ thứ ba đầu tƣ và kinh doanh; Các cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, điều hành và có liên quan đến hoạt động tại khu vực biên giới và khu (điểm) chợ biên giới Việt Nam - Campuchia.
- Về phạm vi: Khu vực biên giới và khu (điểm) chợ biên giới Việt Nam - Campuchia bao gồm cửa khẩu, chợ biên giới, kho hàng, bến bãi, khu dịch vụ ăn uống và có thể cả nghỉ ngơi hoặc khu dân cƣ đối với những ngƣời kinh doanh thƣờng xuyên. Mỗi khu vực biên giới và khu (điểm) chợ biên giới Việt Nam - Campuchia có diện tích cụ thể và có tƣờng rào cứng (hoặc địa hình phù hợp) để ngăn cách với bên ngoài. Chế độ quản lý khu vực biên giới và khu (điểm) chợ biên giới Việt Nam - Campuchia theo hai tuyến “Tuyến 1” tự do và chỉ quản lý ở “Tuyến 2”.
4.2.1.2. Đối với khu KTCK Xa Mát
Khu KTCKXa Mát đang phát triển trở thành trung tâm giao dịch thƣơng mại quốc tế, với vị trí nằm sát biên giới Việt Nam và Campuchia cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 150 km, cách thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia 200 km với tọa độ giáp ranh biên giới Campuchia ở phía Bắc và Phía Tây vì thế mà nơi đây có vai trò quan trọng và thiết yếu với quá trình giao dịch thƣơng mại để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nƣớc cũng nhƣ giao lƣu về văn hóa, con ngƣời.
Vừa qua, Thủ tƣớng chính phủ đã đồng ý tiến hành nâng cấp mở rộng tuyến đƣờng quốc lộ 22 đi Campuchia với chiều dài 58 km, là tuyến đƣờng độc đạo nối TPHCM với tỉnh Tây Ninh, đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh Nam bộ đi Campuchia và các nƣớc trong khối ASEAN qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bàivà Xa Mát.
Trên cơ sở đó, tỉnh Tây Ninh có thể tiếp tục phát triển khu KTCK Xa Mát theo mô hình Khu KTCK thông thƣờng, trong đó chú trọng vào việc thu hút đầu tƣ, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh các hoạt động trao đổi hàng hóa – dịch vụ qua biên giới, phát triển các dịch vụ hỗ trợ thƣơng mại tại khu vực cửa khẩu Xa Mát. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ sớm chỉ đạo các bộ, ngành và địa phƣơng liên quan khẩn trƣơng nâng cấp quốc lộ 22 để tạo điều kiện tối ƣu cho việc vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận Tp HCM tới cửa khẩu Xa Mát, góp phần thúc đẩy các hoạt động giao dịch thƣơng mại đƣờng bộ của Việt Nam đến các nƣớc ASEAN thông qua cửa khẩu Xa Mát và ngƣợc lại.