CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Tây Ninh
3.2.1. Lịch sử hình thành
3.2.1.1. Khu KTCK Mộc Bài
Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài nằm trên tuyến Xuyên Á có một vị trí chiến lƣợc quan trọng về địa kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng của quốc gia và địa phƣơng. Cửa khẩu Mộc Bài không chỉ là một cửa ngõ của Tỉnh Tây Ninh trong việc
phát triển giao lƣu thƣơng mại với Campuchia mà còn giữ vai trò quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế hƣớng ngoại, trở thành trung tâm giao dịch thƣơng mại quốc tế, thực hiện chƣơng trình hợp tác tiểu vùng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế ở Nam Việt Nam. Khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài đƣợc thành lập theo Quyết định số 210/1998/QĐ-TTg ngày 27/10/1998 của Thủ tƣớng Chính phủ.
Ngày 10 tháng 11 năm 2009 Thủ Tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 1849/QĐ-TTg về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài đến năm 2020 với quy mô 21.284 ha gồm thƣơng mại dịch vụ, sân golf 370 ha, Khu thƣơng mại Đô thị 457 ha, Thị trấn Bến Cầu 181 ha, khu dân cƣ nông thôn tập trung 305 ha, đất dân cƣ nông thôn phân tán 700 ha, khu công nghiệp 300 ha, cụm công nghiệp phân tán 30 ha, khu du lịch sinh thái, thể thao, vui chơi giải trí kết hợp nghỉ dƣỡng 600 ha, rừng phòng hộ dọc biên giới 1.000 ha, khu phát triển nông, lâm nghiệp 16.708 ha, đất khác 708 ha.
Ngày 27 tháng 5 năm 2011 UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Quyết định số 1102/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Đô Thị mới Mộc Bài, thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, quy mô khu Đô Thị là 7.400 ha, trong đó Khu thƣơng mại - công nghiệp quy mô 963 ha gồm 5 Khu thƣơng mại- công nghiệp với tổng diện tích 963 ha và 1 Cụm công nghiệp phân tán diện tích 30 ha.
“Mục tiêu quy hoạch KKTCK Mộc Bài phục vụ cho các hoạt động giao lƣu kinh tế, văn hóa và quan hệ chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam, Campuchia (CPC) và một số nƣớc trong khối ASEAN; là trung tâm thƣơng mại, du lịch và là đầu mối giao thông trong nƣớc và quốc tế; trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật quan trọng của tỉnh Tây Ninh và vùng Đông Nam Bộ; có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng”.
So với các cửa khẩu khác trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, cửa khẩu Mộc Bài có lợi thế đặc biệt vì nằm trên đƣờng xuyên Á (con đƣờng bắt đầu từ Myanmar, qua Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia và kết thúc ở Quảng Tây - Trung Quốc). Theo con đƣờng này, Mộc Bài chỉ cách TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam 70 km và Thủ đô PnomPenh của Campuchia 170 km.
Hiện nay, công trình giao thông này đã đƣợc xây dựng hoàn chỉnh giai đoạn 1 đạt tiêu chuẩn quốc tế. Khi toàn tuyến đƣờng xuyên Á hoàn thành, cửa khẩu quốc tế Mộc Bài nói riêng, tỉnh Tây Ninh nói chung sẽ trở thành giao điểm quan trọng của hệ thống trục giao thông quốc tế và quốc gia ở phía Nam Việt Nam.
Xuất phát từ những lợi thế của cửa khẩu, đồng thời để chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới trên cơ sở tạo ra các điều kiện thuận lợi phù hợp với yêu cầu thu hút đầu tƣ, phát triển kinh tế xã hội Tỉnh Tây Ninh,Thủ tƣớng Chính phủ Việt Nam đã ban hành quyết định số 210/QĐ-TTg ngày 27/10/1998 thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài:
Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài có tổng diện tích tự nhiên 21.283 ha bao gồm các xã Long Thuận, Tiên Thuận, Lợi Thuận, An Thạnh thuộc huyện Bến Cầu và các xã Phƣớc Lƣu, Bình Thạnh, Phƣớc Chỉ thuộc huyện Trảng Bàng Tỉnh Tây Ninh.Phạm vi đƣợc xác định nhƣ sau :
- Phía Bắc giáp các xã Long Khánh, Long Giang, Long Chữ thuộc huyện Bến Cầu và một phần sông Vàm Cỏ Đông .
- Phía Nam giáp Tỉnh Long An. - Phía Đông giáp sông Vàm Cỏ Đông.
- Phía Tây giáp biên giới Campuchia.
Khu KTCK Mộc Bài có 03 cửa khẩu gồm: cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và hai cửa khẩu phụ Phƣớc Chỉ, Long Thuận, phục vụ cho các hoạt động giao lƣu kinh tế, văn hóa và các quan hệ chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam với Campuchia và các nƣớc trong khối ASEAN trong tƣơng lai; là một bộ phận của trung tâm thƣơng mại, du lịch, dịch vụ và đầu mối giao thông trong nƣớc và quốc tế; là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật quan trọng của Tây Ninh và vùng Đông Nam Bộ, có vị trí quan trọng về an ninh-quốc phòng.
Địa hình: Khu đất bằng phẳng, tƣơng đối thấp (với cao độ khoảng 0-4m) và
dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Khu vực cao nhất xung quanh cửa khẩu, cao độ bình quân trên 3m. Khu vực thấp nhất thuộc về phía Đông nam có các ruộng cỏ năng ngập nƣớc, có cao độ thấp trung bình từ 1m tới -0,3m.
Địa chất thủy văn: quanh khu vực có nhiều sông, rạch, kênh mƣơng. Phía Bắc có kênh Đìa Xù theo hƣớng Đông Tây từ sông Vàm Cỏ Đông tới biên giới. Phía Đông có sông Vàm Cỏ Đông, phía Nam có một số kênh rạch nhỏ và vùng đất trũng, ngập.
b) Tổng số lao động trong khu kinh tế cửa khẩu:
* Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài số lao động tăng lên hàng năm:
- Năm 2013 tổng số lao động là 12.240 ngƣời, (trong đó : doanh nghiệp trong nƣớc 272 ngƣời, doanh nghiệp nƣớc ngoài 12.191 ngƣời, lao động là ngƣời nƣớc ngoài là 50 ngƣời).
- Năm 2014 tổng số lao động là 13.882 ngƣời, (trong đó : doanh nghiệp trong nƣớc 415 ngƣời, doanh nghiệp nƣớc ngoài 13.428 ngƣời, lao động là ngƣời nƣớc ngoài là 39 ngƣời).
- Năm 2015 tổng số lao động là 14.716 ngƣời, (trong đó : doanh nghiệp trong nƣớc 71 ngƣời, doanh nghiệp nƣớc ngoài 14.598 ngƣời, lao động là ngƣời nƣớc ngoài là 47 ngƣời).
- Năm 2016 tổng số lao động là 14.651 ngƣời, (trong đó : doanh nghiệp trong nƣớc 109 ngƣời, doanh nghiệp nƣớc ngoài 14.497 ngƣời, lao động là ngƣời nƣớc ngoài là 45 ngƣời).
- Năm 2017 tổng số lao động là 15.128 ngƣời, (trong đó : doanh nghiệp trong nƣớc 116 ngƣời, doanh nghiệp nƣớc ngoài 15.012 ngƣời, lao động là ngƣời nƣớc ngoài là 64 ngƣời).
3.2.1.2. Khu KTCK Xa Mát
Cửa khẩu Xa Mát là cửa khẩu quốc tế trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia, là cửa ngõ của tỉnh Tây Ninh trong việc phát triển giao lƣu thƣơng mại có vai trò quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế hƣớng ngoại, sau này trở thành trung tâm giao dịch thƣơng mại quốc tế.
Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát đƣợc thành lập theo Quyết định số 186/2003/QĐ-TTg ngày 11/9/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ với diện tích quy hoạch là : 34.197 ha, gồm 02 xã Tân Lập và Tân Bình thuộc huyện Tân Biên, tỉnh
Tây Ninh. UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Quyết định số: 130A/2005/QĐ-UB ngày 23/02/2005 V/v Phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát có diện tích là 34.197 ha thuộc huyện Tân Biên bao gồm : xã Tân Bình: 17.301 ha, xã Tân Lập: 16.896 ha, nằm sát biên giới Việt Nam và Campuchia, cách Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 150 km, cách Thủ đô PhnomPenh của Campuchia 200 km. Đƣợc xác định nhƣ sau :
- Phía Bắc giáp biên giới Campuchia. - Phía Tây giáp biên giới Campuchia.
- Phía Đông giáp ranh giới xã Thạnh Bình (xã Thạnh Bắc), huyện Tân Biên. - Phía Nam giáp ranh giới xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên.
Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát bao gồm cửa khẩu quốc tế Xa Mát, cửa khẩu chính Chàng Riệc và 02 cửa khẩu tiểu ngạch: Cây Gõ, Tân Phú, có đƣờng biên giới tiếp giáp với Campuchia dài 90km, có sẵn điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc quy hoạch xây dựng mới bảo vệ môi trƣờng môi sinh (đất cao địa chất tốt, có lƣợng nƣớc ngầm dồi dào, có môi trƣờng thiên nhiên ƣu đãi, …); có quy mô đủ rộng để phát triển đồng bộ các yếu tố hợp thành khu Kinh tế Cửa khẩu;có khả năng phát huy hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung, nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa tiểu vùng trên địa bàn; Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp phát triển kinh tế kết hợp 20 điểm dân cƣ xã biên giới và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Khu KTCK Xa Mát đƣợc thành lập theo Quyết định số 186/2003/QĐ-TTg ngày 11/9/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ với quy mô 34.197 ha, bao gồm địa giới hành chính của các xã Tân Lập và Tân Bình thuộc huyện Tân Biên - tỉnh Tây Ninh. Trong đó, có quy hoạch Khu Đô thị cửa khẩu Xa Mát (Khu ĐTCK Xa Mát) 728 ha. Hiện nay, Ban Quản lý Khu kinh tế giao nhiệm vụ thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung Khu KTCK Xa Mát theo hƣớng giảm quy mô từ 34.197ha (bao gồm xã Tân Lập và Tân Bình) xuống còn 16.896 ha (lấy theo địa giới hành chính xã Tân Lập, loại xã Tân Bình ra khỏi quy hoạch), đồng thời thực hiện điều chỉnh thực hiện
nhiệm vụ quy hoạch phân khu chức năng Khu đô thị 400ha (trên cơ sở vẫn giữ ranh 728 ha theo quy hoạch đã đƣợc phê duyệt).
* Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát hiện nay chỉ có trên 30 lao động (có 01doanh nghiệp kinh doanh bán hàng miễn thuế và 01 dự án bãi xe đang hoạt động), một số lao động trong 33 dự án phát triển tự phát chƣa thống kê đƣợc.