Các điều kiện để phát triển khu KTCK của tỉnh Tây Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đẩy mạnh hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu tại tỉnh Tây Ninh (Trang 78 - 80)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Tây Ninh

3.2.3. Các điều kiện để phát triển khu KTCK của tỉnh Tây Ninh

3.2.3.1. Điều kiện về khung khổ pháp lý và chính sách vĩ mô.

Thực hiện việc phát triển các khu KTCK, Tây Ninh có thuận lợi là chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ta về phát triển các khu KTCK luôn đƣợc thống nhất. Đây là thuận cơ bản, tạo khung khổ pháp lý cho Tỉnh trong việc phát triển khu KTCK. Tại Quyết định số: 52/2008/QĐ-TTgngày 25 tháng 04 năm 2008 thủ tƣớng chính phủ về việc phê duyệt đề án “quy hoạch phát triển các khu KTCK của Việt Nam đến năm 2020”. Trong Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, bên cạnh các nội dung quy định về các khu KTCK biên giới giáp Trung Quốc và Lào, nội dung quy định đối với các khu KTCK biên giới giáp Campuchia nhƣ sau:

- Xây dựng các khu KTCK trở thành một trong những khu vực trọng điểm kinh tế của từng tỉnh, góp phần phân bố lại dân cƣ và lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phƣơng gắn kết chặt chẽ với củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững biên giới của Tổ quốc và bảo vệ môi trƣờng sinh thái;

- Hợp tác phát triển trong quy hoạch phát triển 3 nƣớc Việt Nam - Lào - Campuchia và hành lang kinh tế đƣờng Xuyên Á;

- Phát triển các ngành, lĩnh vực: thƣơng mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch qua cửa khẩu; xây dựng chợ biên giới, du lịch quá cảnh; hình thành cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Thực hiện tốt việc bảo vệ, tu bổ, khoanh nuôi rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng phòng hộ biên giới. Phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội;

- Từng bƣớc đầu tƣ xây dựng theo quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng khu KTCK nhƣ giao thông; bƣu chính viễn thông; cấp nƣớc, cấp điện; khu trung tâm cửa khẩu, khu đô thị và các điểm dân cƣ nông thôn; khu thƣơng mại, du lịch, khu sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các công trình dịch vụ công cộng khác. Nhanh chóng xây dựng đƣờng quốc lộ N1 nối liền các tỉnh có biên giới với Campuchia theo quy hoạch giao thông của Bộ Giao thông vận tải;

- Tiếp tục đầu tƣ phát triển 8 khu KTCK đã đƣợc thành lập, trong đó có khu KTCK Mộc Bài, Xa Mát ở Tây Ninh.

Nhìn chung, Tây Ninh hoàn toàn hội đủ các điều kiện về cơ sở pháp lý, cũng nhƣ có các chính sách, quy định của nhà nƣớc hƣớng dẫn việc phát triển các khu KTCK.

3.2.3.2. Các điều kiện để phát triển khu KTCK tại Tây Ninh

Xem xét các điều kiện để phát triển các khu KTCK của Tỉnh, cần dựa trên các nhóm điều kiện sau:

Điều kiện tự nhiên

Khu KTCK là Mộc Bài có cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài nằm trên tuyến xuyên Á có một vị trí chiến lƣợc quan trọng về địa kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng của quốc gia và địa phƣơng. Chính vì vậy, Mộc Bài là cửa khẩu đƣợc coi là “đắc địa” để phát triển. Còn cửa khẩu quốc tế Xa Mát là cửa ngõ của tỉnh Tây Ninh trong việc phát triển giao lƣu thƣơng mại có vai trò quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế hƣớng ngoại, trong tƣơng lai sẽ trở thành trung tâm giao dịch thƣơng mại quốc tế.

Lịch sử giao thương: Tây Ninh hiện có hai khu KTCK là Mộc Bài và Xa

Mát, là hai cửa khẩu quốc tế, có lịch sử giao thƣơng khá nhộn nhịp với các tỉnh của nƣớc bạn Campuchia. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để mở rộng và phát triển các hoạt động tại các khu KTCK này.

Về cơ sở hạ tầng: Theo Báo cáo của BQL khu kinh tế tỉnh Tây Ninh, hạ tầng

tại các khu KTCK đầu tƣ chƣa đồng bộ theo quy hoạch do thiếu nguồn lực nên chƣa phát huy đƣợc hiệu quả, một số dự án chƣa có đƣờng giao thông kết nối nên khó khăn khi triển khai đầu tƣ. Do đó, Tỉnh cần có biện pháp đẩy mạnh thu hút đầu tƣ theo các hình thức khác nhau (FDI, PPP) để cải thiện cơ sở hạ tầng tại các khu KTCK.

Hệ thống doanh nghiệp:Hiện tại, theo báo cáo của Ban quản lý các khu

kinh tế tỉnh Tây Ninh, có 204 doanh nghiệp đang hoạt động tại hai cửa khẩu. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, chƣa đủ mạnh để thực hiện tốt các mối liên kết kinh tế giữa các loại hình doanh nghiệp, cũng nhƣ sản xuất hàng hóa có tính cạnh tranh cao trên thị trƣờng nƣớc ngoài.

3.2.3.3. Điều kiện về chính sách hợp tác kinh tế qua biên giới của Campuchia.

Trong những năm gần đây, hợp tác kinh tế, thƣơng mại và đầu tƣ giữa Việt Nam - Campuchia ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hàng năm, hai nƣớc đã thông qua các cơ chế phối hợp thƣờng xuyên, luân phiên của Uỷ ban Hỗn hợp về Hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật; Hội nghị Xúc tiến Đầu tƣ, thƣơng mại; Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới... từ đó đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác trên mọi lĩnh vực.

Gần đây, chính phủ Campuchia đã thống nhất với chính phủ Việt Nam, tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện Quy hoạch phát triển hệ thống chợ thƣơng mại biên giới Việt Nam-Campuchia đến năm 2020 và xây dựng chợ biên giới thí điểm Việt Nam- Campuchia trong khu vực Khu kinh tế đặc biệt Thary, thuộc thôn Đa Kandal, xã Đa, huyện Mê Mốt, tỉnh Tbaung Khmum, đồng thời nghiên cứu xây dựng quy chế về quản lý chợ biên giới Việt Nam-Campuchia và khu vực hợp tác kinh tế dọc biên giới hai nƣớc…Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng hoạt động của hai khu KTCK là Mộc Bài và Xa Mát.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đẩy mạnh hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu tại tỉnh Tây Ninh (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)