Đánh giá thực trạng hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đẩy mạnh hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu tại tỉnh Tây Ninh (Trang 80 - 84)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Tây Ninh

3.2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu trên địa

tỉnh Tây Ninh

3.2.4.1. Thành tựu

KKTCK Mộc Bài và Xa Mát đƣợc quy hoạch tƣơng đối đồng bộ, đầy đủ công năng phục vụ cho mục tiêu phát triển đô thị mới theo hƣớng hiện đại. Trong những năm đầu triển khai đã thu hút đƣợc nhiều vốn đầu tƣ.

Nguồn lực NSNN hạn hẹp nhƣng vẫn tập trung đền bù giải tỏa đƣợc 105 ha tại Mộc Bài và hơn 30 ha tại Xa Mát làm tiền đề xây dựng khu hành chính quản lý và cơ sở vật chất phục vụ mua bán thƣơng mại và nhà ở tại cửa khẩu.

Đã có đƣợc nguồn vốn đăng ký đầu tƣ tƣơng đối lớn và đã góp phần tạo ra việc làm cho hơn 14.700 lao động trong khu kinh tế.

3.2.4.2. Hạn chế

Nhận định của Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh, đến thời điểm hiện tại, Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài vẫn chƣa phát huy hết đƣợc lợi thế của khu vực

kinh tế cửa khẩu quốc tế ở một vị trí quan trọng. Cho đến nay, tiến độ triển khai và vốn thực hiện của các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài vẫn còn thấp, không đáp ứng đƣợc nhu cầu quản lý quy hoạch xây dựng, cũng nhƣ yêu cầu về quản lý đô thị theo xu hƣớng phát triển. Vì vậy, các định hƣớng trong quy hoạch cũ cần phải đƣợc điều chỉnh phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.Cùng với Mộc Bài, Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát cũng đƣợc rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp với thực tế. Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát nằm trên địa bàn 2 xã Tân Lập và Tân Bình, thuộc huyện Tân Biên, với quy mô 34.197ha, đƣợc thành lập theo Quyết định số 186/2003/QĐ-TTg ngày 11/9/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ. Sau 10 năm triển khai, do quy hoạch quá lớn, lại có tình trạng chồng lấn ranh đất rừng phòng hộ và bao trùm luôn phần diện tích Vƣờn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, nên Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát không đạt hiệu quả nhƣ mong muốn.

Kể từ khi thành lập đến nay, Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát chỉ có 6 dự án đầu tƣ trong nƣớc, với tổng số vốn đăng ký 158,5 tỷ đồng, sử dụng 17,46ha đất. Các dự án kinh doanh kho bãi, chợ đƣờng biên, dịch vụ tổng hợp cửa khẩu, bãi đậu xe, thƣơng mại quốc tế, kho ngoại quan…, do không giải phóng đƣợc mặt bằng, nên đến nay chỉ có 1 dự án (diện tích 4,7ha) là bãi đậu xe của một doanh nghiệp hoạt động, số dự án còn lại vẫn chƣa đƣợc triển khai. Ngoài ra, quy hoạch đô thị cửa khẩu đã không còn khả thi trong tình hình hiện nay…

3.2.4.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

- Quy hoạch đô thị tại các KKTCK hoành tráng, đi trƣớc nhu cầu và vƣợt quá sức nguồn lực đầu tƣ nên việc triển khai quy hoạch bị hạn chế. Công năng một số khu vực hiện không còn phù hợp, doanh nghiệp có mực tiêu đầu tƣ mới thì khó chuyển đổi, do chƣa phù hợp với quy hoạch đƣợc duyệt.

- Khó khăn về thị trƣờng, cung cầu về đô thị- dịch vụ chƣa gặp nhau nên thiếu động lực phát triển.

- Thiếu ổn định về chính sách

+ Chính sách đất đai, bồi thƣờng giải tỏa: với việc thực hiện nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ, nhiều nhà đầu tƣ không đáp ứng

kịp phần vốn chi hỗ trợ đền bù (1.5 lần giá đất do Nhà nƣớc quy định), vì chi phí theo phƣơng án mới sẽ tăng nhiều.

+Cơ chế chính sách tài chính dành cho KKTCK chƣa đủ mạnh để tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ, cũng nhƣ tạo ra bƣớc phát triển đột phá của các KKTCK; hơn nữa, có những chính sách không còn mang tính chất ƣu đãi ở thời điểm hiện tại. Chính sách hỗ trợ sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam chƣa đủ mạnh; chính sách xuất nhập cảnh, đi lại và cƣ trú, tạm trú ở KKTCK của Việt Nam còn chƣa thông thoáng; chính sách thuế XNK của Việt Nam chƣa hợp lý; chính sách đảm bảo cung cấp vốn tín dụng đối với KKTCK VN chƣa hấp dẫn.

+Môi trƣờng quốc tế thay đổi liên tục. Sự bất ổn của nền kinh tế thế giới, các vấn đề thời sự nhƣ tăng giá, lạm phát…có ảnh hƣởng mạnh và tiêu cực đến Việt Nam, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất và thƣơng mại.

- Bất cập trong đền bù, quản lý tài nguyên

Nhằm thu hút các dự án trong KKTCK Mộc Bài, UBND tỉnh Tây Ninh đã chấp thuận chủ trƣơng cho một số nhà đầu tƣ thực hiện theo cơ chế tự thỏa thuận với ngƣời sử dụng đất thuộc phạm vi dự án để nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, sau một thời gian tƣơng đối dài, chủ đầu tƣ của các dự án không hoàn thành việc tự thỏa thuận với ngƣời sử dụng đất, không liên hệ với các cấp có thẩm quyền để lập lại phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ, thu hồi đất theo quy định. Số diện tích đất đã nhận chuyển nhƣợng với các hộ dân thuộc dự án không liền thửa với nhau mà nằm rải rác. Sau khi tự thỏa thuận đền bù, nhà đầu tƣ giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các hộ dân, gây khó khăn trong việc xử lý thu hồi đối với các dự án chậm triển khai.

-Nguồn lực tài chính bị hạn chế

Nhiều nhà đầu tƣ đăng ký thực hiện dự án với quy mô và vốn đầu tƣ quá cao so với thực lực tài chính có thể huy động đƣợc, tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp, hầu hết dựa vào Ngân hàng nên khi tín dụng thắt chặt, nhà đầu tƣ bị động về vốn. Một số nhà đầu tƣ cùng lúc thực hiện nhiều dự án nên có hiện tƣợng đầu tƣ dàn trải, ảnh

hƣởng đến tiến độ thực hiện dự án hoặc do vƣớng mắc trong thực hiện dự án, dự án kéo dài, tỷ lệ trƣợt giá cao khiến nhà đầu tƣ không đáp ứng kịp nhu cầu về vốn.

-Thách thức về nguồn nhân lực

Nhân lực cho phát triển các KKTCK còn thiếu và yếu. Các cán bộ chƣa đƣợc chuẩn bị đầy đủ, kịp thời để đáp ứng những yêu cầu nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện. Đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác quản lý tại Ban quản lý các KKTCK ở địa phƣơng còn hạn chế về năng lực, kinh nghiệm trong triển khai chức năng nhiệm vụ đƣợc giao. Hạn chế về khả năng ngoại ngữ, đối ngoại, hiểu biết về thị trƣờng nƣớc láng giềng, đối tác để thu hút đầu tƣ cũng là một cản trở đáng kể. Ngoài yếu tố chuyên môn, cán bộ quản lý tại các KKTCK còn thiếu về số lƣợng và chƣa đƣợc chuẩn bị đầy đủ, kịp thời để đáp ứng những yêu cầu nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện. Đồng thời, các bộ, ngành cũng chƣa quan tâm tới việc đào tạo và bồi dƣỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức của Ban quản lý.

-Tình trạng buôn lậu, gian lận thƣơng mại diễn ra phức tạp. Các mặt hàng buôn lậu chủ yếu là điện tử, thuốc lá, rƣợu ngoại, mỹ phẩm, hàng hóa tiêu dùng…Các tổ chức, các nhận lợi dụng kẽ hở pháp luật để trốn thuế, gian lận thuế nhƣ mua hàng không có hóa đơn đầu vào, làm giả chứng từ để rút tiền hoàn thuế GTGT, khai sai thuế suất, sai tỉ giá, số lƣợng, trọng lƣợng…Trên tuyến biên giới đƣờng bộ, cƣ dân biên giới từ Cam-pu-chia lợi dụng đƣờng biên giới dài, địa hình phức tạp, nhiều đƣờng mòn, lối mở để vận chuyển hàng lậu. Trọng điểm chủ yếu nằm ở hai bên cánh gà cửa khẩu, hàng đƣợc đối tƣợng tập kết tại một điểm quy ƣớc, sau đó phân nhỏ hàng chất lên các xe gắn máy, chia nhiều hƣớng và chạy với tốc độ cao nhằm phân tán lực lƣợng hải quan. Khi hàng về tới các địa điểm tập trung, sẽ đƣợc gom lại, hợp thức hóa bằng hóa đơn nội địa để tiêu thụ.

-Sự gia tăng hoạt động của tội phạm hình sự, đặc biệt là tội phạm ma túy, buôn lậu vũ khí, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới…

CHƢƠNG 4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đẩy mạnh hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu tại tỉnh Tây Ninh (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)