Nhóm giải pháp về lựa chọn nội dung phát triển hoạt động của các khu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đẩy mạnh hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu tại tỉnh Tây Ninh (Trang 90 - 96)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu trên địa

4.2.2. Nhóm giải pháp về lựa chọn nội dung phát triển hoạt động của các khu

kinh tế cửa khẩu

4.2.2.1. Phát triển và thu hút đầu tư

Thứ nhất, đối với thu hút đầu tƣ cho phát triển cơ sở hạ tầng.

Khu KTCK Mộc Bài là một trong 9 khu kinh tế (KKT) cửa khẩu trọng điểm đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ đồng ý lựa chọn để tập trung đầu tƣ phát triển từ nguồn ngân sách nhà nƣớc giai đoạn 2016-2020. Đây là một thuận lợi lớn, góp phần quan trọng trong việc nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho khu KTCK. Tuy nhiên, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, Tây Ninh cần chủ động thu hút vốn từ các nguồn khác nhau để đầu tƣ đổi mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Đối với các khu trung tâm thƣơng mại, trung tâm thƣơng mại – dịch vụ tổng hợp lớn, trung tâm logistics có vốn đầu tƣ lớn, cần tranh thủ các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, khuyến khích đầu tƣ theo hình thức đối tác công tƣ (PPP). Đồng thời, cần có quy chế cho phép nhà đầu tƣ đƣợc thuê đất ƣu đãi, đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi hết hạn thuê đất có thể đƣợc gia hạn thuê đất và đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi

Bên cạnh đó, có thể tranh thủ nguồn vốn ODA đầu tƣ phát triển các kết cấu hạ tầng thƣơng mại trọng điểm, nhất là đối với các công trình có khả năng chậm thu hồi vốn. Đồng thời, UBND tỉnh cần dành quỹ đất để đầu tƣ xây dựng các khu bãi tập kết hàng hóa, kho ngoại quan, kho dự trữ và bảo quản hàng hóa, bãi kiểm hóa và giao nhận hàng hóa.

Thứ hai, thu hút đầu tƣ vào các khu công nghiệp, các trung tâm thƣơng mại,

dịch vụ.Việc thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào các khu công nghiệp, trung tâm thƣơng mại dịch vụ…để tổ chức, triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh, là một yếu tố quan trọng để tăng quy mô, đa dạng hóa cơ cấu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Chính vì vậy, Tỉnh cần tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi cũng nhƣ có biện pháp hỗ trợ về các thủ tục nhằm thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào đầu tƣ sản xuất, kinh doanh tại các khu KTCK. Tới đây, việc thu hút các nhà đầu tƣ mới vào các khu KTCK của Tỉnh có thể bị ảnh hƣởng bởi Quyết định số 01/2018/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ bãi bỏ quy định số: 72/2013/QĐ- TTg ngày 26/11/2013 về cơ chế, chính sách ƣu đãi tài chính đối với khu KTCK. Cụ thể,từ 01/3/2018 sẽ không áp dụng các chính sách ƣu đãi cho các khu KTCK gồm: Chính sách đầu tƣ và tín dụng; Chính sách ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thu đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Các ƣu đãi về tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc, tiền sử dụng đất; Chính sách phí, lệ phí liên quan đến hoạt động quản lý nhà nƣớc của Ban quản lý khu KTCK.

Cùng với đó, các dự án đầu tƣ trong khu KTCK sẽ không đƣợc miễn tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc. Các nhà đầu tƣ có nhu cầu sử dụng đất trong khu KTCK làm mặt bằng sản xuất kinh doanh cũng không đƣợc miễn, giảm tiền sử dụng đất nhƣ trƣớc.Các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài đầu tƣ và Khu KTCK không đƣợc giảm 70% tiền thuê đất.

Do đó, để có thể tiếp tục thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào các khu Kinh tế cửa khẩu, tỉnh Tây Ninh có thể thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tƣ, làm cho các nhà đầu tƣ, đặc biệt là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thấy đƣợc những lợi ích lâu dài khi tham gia đầu tƣ, tổ chức sản xuất, kinh doanh tại các khu KTCK của

Tỉnh, bởi khi không còn đƣợc hƣởng các ƣu đãi đầu tƣ, các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vẫn có thể tiếp tục đầu tƣ sản xuất vào khu KTCK mà vẫn đảm bảo lợi ích kinh tế. Đặc biệt là khi đƣờng xuyên Á đƣợc hình thành,hoặc CPTPP có hiệu lực, việc xuất khẩu hàng hóa của các nhà đầu tƣ sẽ rất thuận lợi hơn, tạo điều kiện gia tăng đƣợc lợi ích kinh tế.

Đồng thời, Tỉnh có thể nghiên cứu, hỗ trợ các nhà đầu tƣ về thủ tục, giấy phép đầu tƣ, cũng nhƣ khẩn trƣơng công bố quy hoạch chi tiết, hỗ trợ các nhà đầu tƣ trong việc thỏa thuận với dân cƣ về tiền đền bù đất và hỗ trợ nhà đầu tƣ khắc phục tình trạng lấn chiếm, tái lấn chiếm sau khi nhận tiền đền bù. Điều này, giúp cho các nhà đầu tƣ nhân cảm thấy luôn có sự ủng hộ của chính quyền địa phƣơng, họ sẽ yên tâm đầu tƣ vào các khu KTCK của Tỉnh.

4.2.2.2. Phát triển giao lưu kinh tế qua biên giới

Một trong những nội dung của phát triển giao lƣu kinh tế qua biên giới là đẩy mạnh các hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua biên giới, trong đó nhấn mạnh đến việc tăng quy mô và đa dạng hóa cơ cấu hàng xuất khẩu. Để đạt đƣợc mục tiêu này, trƣớc mắt, bên cạnh việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng giao thông, kho tàng, bến bãi cũng nhƣ các dịch vụ hỗ trợ thƣơng mại tại khu KTCK, Tỉnh cần chỉ đạo cho các lực lƣợng chức năng tại cửa khẩu cải tiến và hoàn thiện các thủ tục xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại khu vực cửa khẩu của Tỉnh. Bởi khi cơ sở hạ tầng đƣợc cải thiện, cùng với việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ thƣơng mại, sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ, không chỉ từ các tỉnh giáp biên giới của hai nƣớc, mà còn mở rộng ra các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đặc biệt là kết nối Tp. Hồ Chí Minh với các quốc gia trong khu vực, thông qua đƣờng xuyên Á, sẽ đƣợc hình thành trong tƣơng lai.

Về cải tiến thủ tục XNK, XNC

Tây Ninh có thể nghiên cứu, áp dụng Mô hình kiểm tra “Một cửa, một điểm dừng” (Single Windows Inspection/ Single Stop Inspection– SWI/SSI). SWI/SSI là một trong những sáng kiến cải cách thủ tục hành chính mang tính đột phá do Ngân

hàng Phát triển châu Á (ADB) đề xuất.Trong đó, Việt Nam đã ký bản ghi nhớ (MOU) với Campuchia để áp dụng chocặp cửa khẩu Mộc Bài - Ba Vet.

Với Mô hình hiện tại, tất cả các loại hàng hóa XNK, hành khách và phƣơng tiện xuất nhập cảnh khi đi qua cửa khẩu quốc tế phải dừng hai lần để làm thủ tục – một lần ở nƣớc xuất cảnh, và một lần ở nƣớc nhập cảnh. Thời gian làm thủ tục thƣờng kéo dài do phụ thuộc vào chính sách quản lý của mỗi nƣớc dẫn đến tăng chi phí bốc dỡ hàng hóa, chi phí đi lại của các doanh nghiệp, gây ùn ứ hàng hóa trong giờ cao điểm.

Khắc phục những nhƣợc điểm đó, Mô hình “một cửa một lần dừng” nếu đƣợc áp dụng tại cặp cửa khẩu ở các khu KTCK Mộc Bài, Xa Mát, cũng nhƣ các cửa khẩu khác của Tây Ninh sẽ góp phần làm cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh đƣợc tiến hành nhanh chóng hơn. Theo đó, các đối với hàng hóa XNK, hành khách và phƣơng tiện vận tải XNC chỉ phải dừng một lần làm thủ tục ở cửa khẩu nƣớc nhập. Tại đây, sẽ có cán bộ của hai nƣớc cùng ngồi tiến hành các thủ tục theo quy định.

Mô hình này đƣợc áp dụng đối với tất cả các loại hình xuất nhập khẩu, nhập cảnh. Đây đƣợc xem là sự đột phá về cải cách thủ tục đƣợc áp dụng chung cho cả 2 quốc gia có chung đƣờng biêng giới, là “cú hích” để thúc đẩy hợp tác kinh tế và tạo thuận lợi cho hợp tác thƣơng mại - đầu tƣ qua biên giới.Việc thực hiện mô hình SWI/SSI sẽ góp phần rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, tiết kiệm đƣợc chi phí, thời gian di chuyển của hành khách, phƣơng tiện và hàng hóa của chủ hàng. Không những thế, việc làm này cũng giúp minh bạch hóa hoạt động quản lý của các cơ quan chức năng, chống thất thu cho ngân sách Nhà nƣớc, chống phiền hà, sách nhiễu. Ngoài ra, khi các cơ quan chức năng hai nƣớc cùng ngồi ở một điểm thực hiện thủ tục ở một địa điểm cũng giúp cho việc trao đổi thông tin, phòng ngừa buôn lậu, gian lận thƣơng mại đƣợc kịp thời hơn.

Trên cơ sở Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Campuchia và Chính phủ Việt Nam về bƣớc đầu thực hiện CBTA tại cặp cửa khẩu Mộc Bài - Ba Vet (ký ngày 6/3/2006), Tổng cục Hải quan đã tích cực triển khai thực hiện công tác kiểm tra một

lần dừng trong lĩnh vực hải quan (QĐ3317/BTC-TCHQngày 13/3/2012), trong đó, quy định mô hình kiểm tra “Một cửa, một lần dừng” tại cặp cửa khẩu này đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Bƣớc 1: Hải quan hai nƣớc phối hợp thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa tại khu vực kiểm tra chung. Thời hạn thực hiện: 30/9/2006.

Bƣớc 2: Hải quan hai nƣớc phối hợp thực hiện đầy đủ thủ tục và công tác kiểm tra hải quan tại khu vực kiểm tra chung. Thời hạn thực hiện: 30/9/2007.

Bƣớc 3: Hải quan, cơ quan Kiểm dịch, Y tế của hai nƣớc phối hợp thực hiện đầy đủ thủ tục và công tác kiểm tra thuộc chức năng tại khu vực kiểm tra chung. Thời hạn thực hiện: 31/3/2008.

Bƣớc 4: Hải quan, cơ quan Kiểm dịch, Y tế, Xuất nhập cảnh hai nƣớc phối hợp thực hiện đầy đủ thủ tục qua biên giới tại khu vực kiểm tra chung. Thời hạn thực hiện: 30/9/2008.

Ngày 2/6/2009 Hải quan hai nƣớc Việt Nam - Campuchia đã ký Thỏa thuận về thực hiện bƣớc 1 Mô hình kiểm tra một lần dừng tại Mộc Bài - Ba Vet. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn chƣa triển khai thực hiện đƣợc vì lý do chƣa xác định đƣợc địa điểm bố trí khu vực kiểm tra chung phục vụ cho hoạt động kiểm tra thực tế hàng hóa khi cần thiết.

UBND tỉnh Tây Ninh cần kiến nghị với Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành trung ƣơng sớm thống nhất với Vƣơng quốc Campuchia vị trí xây dựng khu vực kiểm tra chung tại cửa khẩu Ba Vet, đáp ứng yêu cầu của công tác kiểm tra một lần dừng và tạo thuận lợi cho việc làm thủ tục qua biên giới. Đồng thời, bố trí vốn đầu tƣ cho dự án xây dựng khu vực kiểm tra chung chính thức đặt trên lãnh thổ Việt Nam đã đƣợc UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt và do Ban quản lý kinh tế Tây Ninh thực hiện.

Theo Mô hình này, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Campuchia sẽ đi thẳng sang cửa khẩu Bà Vẹt hoặc TrapeangPlongcủa Campuchia để làm thủ tục hải quan qua biên giới; hàng hóa xuất khẩu từ Campuchia sang Việt Nam sẽ đi thẳng sang cửa khẩu Mộc bài hoặc Xa Mát (Việt Nam) để làm thủ tục hải quan qua biên giới. Với

cách thức thực hiện nhƣ vậy, xét riêng quy trình thủ tục hải quan, khách hàng chỉ phải dừng một lần tại biên giới để hoàn thành thủ tục hải quan của hai nƣớc.

Tuy nhiên, một khi áp dụng mô hình “một cửa, một lần dừng”nhƣ đã nêu trên, cần phải thực hiện đầy đủ cả 4 bƣớc, bởi nếu chỉ thực hiện đến bƣớc thứ hai, tức là chỉ phối hợp giữa cơ quan Hải quan của hai nƣớc, kiểm tra hàng hóa chung cùng một lúc tại khu vực kiểm tra chung, mà chƣa thực hiện đồng bộ với cơ quan Biên phòng, cơ quan kiểm dịch trong thủ tục thông quan tại khu vực kiểm tra chung của hai bên thì có thể gây phiền hà nhiều hơn cho tổ chức, cá nhân vì họ sẽ phải làm thủ tục xuất nhập cảnh với cơ quan Biên phòng (hoặc Công an cửa khẩu) và thủ tục kiểm dịch với cơ quan Kiểm dịch cửa khẩu. Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, doanh nghiệp phải quay trở lại nƣớc xuất để hoàn thành các thủ tục về xuất nhập cảnh và kiểm dịch. Tức là phải đi lại 3 lần mới hoàn thành thủ tục XNK.

4.2.2.3. Phát triển các dịch vụ hỗ trợ thương mại và dịch vụ du lịch

Với vị trí là cửa ngõ hành lang kinh tế xuyên Á, nhu cầu quá cảnh hàng hóa của các KCN tại Svâyriêng ra các cảng tại Tp. HCM sẽ tăng. Để đẩy mạnh các dịch vụ kho bãi, giao nhận, vận chuyển hàng hóa tại khu KTCK, Tỉnh cần khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tƣ dịch vụ hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan, phối hợp với Ban Quản lý cửa khẩu đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật cơ bản tại cửa khẩu nhƣ đƣờng giao thông nội bộ, văn phòng làm việc, cấp điện, cấp nƣớc, thoát nƣớc, phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo vệ sinh cũng nhƣ các hạng mục công trình thiết yếu khác. Trang bị đủ các loại máy móc, thiết bị thông tin, viễn thông, khắc phục tình trạng làm thủ công, chậm trễ, thiếu chính xác, đảm bảo đủ năng lực phục vụ các hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua biên giới ngày càng tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ.

Hiện tại, dịch vụ logistics tại các khu KTCK của Tỉnh, chƣa phát triển, trong đó, hệ thống kho bãi tại các cửa khẩu còn nhỏ lẻ, phân tán, manh mún chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa. Thiết bị nâng, hạ, xếp dỡ, sang tải hàng hóa còn thiếu, đặc biệt là xếp dỡ hàng rời chủ yếu bằng thủ công là chính, làm giảm năng lực, cơ hội thông quan và ảnh hƣởng lớn tới hoạt động mua bán, trao đổi hàng

hóa. Hạ tầng thƣơng mại tại các cửa khẩu phụ, lối mở chƣa đƣợc cải thiện. Chính vì vậy, Tây Ninh cần khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics và các dịch vụ hỗ trợ thƣơng mại khác tại các khu KTCK để phát triển các dịch vụ này theo hƣớng hiện đại, kết hợp với bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Trong đó, cần xây dựng hệ thống kho bãi đồng bộ, yếu tố đặc biệt quan trọng trong chuỗi hoạt động của dịch vụ logistics, đáp ứng đầy đủ và thƣờng xuyên nhu cầu tập kết, lƣu giữ, bảo quản hàng hóa, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.

Bên cạnh đó, cần khuyến khích các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng trong và ngoài nƣớc thiết lập các chi nhánh hoặc điểm giao dịch tiền tệ tại khu KTCK. Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng của Việt Nam đƣợc thiết lập chi nhánh hoặc điểm giao dịch tiền tệ tại khu KTCK bên phía Việt Nam hoặc nƣớc có chung đƣờng biên giới.

Mặt khác, Tây Ninh hiện đang sở hữu nhiều điểm du lịch hấp dẫn. Do đó, cần đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch, nhất là du lịch sinh thái hƣớng đến phục vụ cho khách du lịch quốc tế qua cửa khẩu Mộc Bài, cũng nhƣ khách du lịch trong nƣớc đang ngày càng gia tăng.

4.2.2.4. Phát triển không gian lãnh thổ và dân cư khu vực biên giới

Hiện tại, hai khu KTCK của Tỉnh là Mộc Bài và Xa Mát đã và đang đƣợc điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, cần hƣớng đến một không gian lãnh thổ phù hợp với mô hình khu KTCK đƣợc lựa chọn (việc lựa

chọn mô hình khu KTCK được trình bày trong mục 6.3.). Trong đó, cần quan tâm

đến việc phát triển dân cƣ. Về căn bản phát triển dân cƣ tại các khu KTCK phải đảm bảo sự hài hoà giữa phân bố dân cƣ, phân bố lực lƣợng sản xuất và môi trƣờng sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đẩy mạnh hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu tại tỉnh Tây Ninh (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)