Quan điểm và định hƣớng của Tỉnhvề đẩy mạnh hoạt động của các khu kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đẩy mạnh hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu tại tỉnh Tây Ninh (Trang 84 - 86)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Quan điểm và định hƣớng của Tỉnhvề đẩy mạnh hoạt động của các khu kinh

TÂY NINH

4.1. Quan điểm và định hƣớng của Tỉnh về đẩy mạnh hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu kinh tế cửa khẩu

Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang ngày càng gia tăng, các Hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới nhƣ: Hiệp định Thƣơng mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP)…đã và đang nở rộ, cùng với sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học công nghệ hƣớng tới cách mạng công nghiệp 4.0 và nền kinh tế số, việc phát triển khu KTCK là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Tỉnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo sự ổn định lâu dài về an ninh quốc phòng và tăng cƣờng tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia.

Trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 -2020 của tỉnh Tây Ninh, cũng đã chỉ rõ: sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu; quan tâm đầu tư phát triển kinh tế biên mậu, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng kết

cấu hạ tầng các cửa khẩu, hệ thống chợ đường biên...”

4.1.1. Cơ hội và thách thức đối với phát triển hoạt động tại các khu kinh tế cửa khẩu Tây Ninh khẩu Tây Ninh

4.1.1.1. Cơ hội

Đƣờng cao tốc TP. HCM - Mộc Bài đã có chủ trƣơng của Chính phủ cho nghiên cứu đầu tƣ trƣớc 2020 sẽ là chìa khóa để Tây Ninh, trong đó có Mộc Bài cất cánh khi khoảng cách đƣợc rút ngắn với trung tâm Tp.HCM và Vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Dự án này đang đƣợc lãnh đạo tỉnh rất quan tâm đƣa vào nhóm phát triển đột phá của tỉnh để nghiên cứu phối hợp cùng TPHCM và Bộ Giao thông Vận tải để sớm đƣa dự án này đầu tƣ xây dựng trƣớc năm 2025,

Ngoài ra, để kết nối với TPHCM tỉnh đã đề xuất với Trung ƣơng cải tạo nâng cấp Quốc lộ 22 (đƣờng Xuyên á) trong năm 2018 và tuyến đƣờng tuần tra biên giới đã và đang đƣợc đầu tƣ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa lƣu thông và đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới.

Dự án phát triển hành lang kinh tế phía Nam tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS) đã và đang đƣợc đầu tƣ, hoàn thiện hệ thống giao thông với sự trợ giúp của ADB và Nhật Bản. Trong đó có đƣờng xuyên Á đi qua cử khẩu Mộc Bài và gói hỗ trợ hơn 40 triệu USD phát triển hạ tầng trong khu KKTCK Mộc Bài đang biến cơ hội là cửa ngỏ thông thƣơng kết nối các nguồn lực xuyên á thành hiện thực trong tƣơng lai rất gần.

Việt Nam gia nhập TPP nay là CPTPP là cơ hội lớn cho phát triển công nghiệp trong KKTCK, KCN TMTC và KCN Đại An – Sài Gòn sẽ có cơ hội triển khai thu hút đầu tƣ nhanh.

4.1.1.2. Thách thức

Tình hình chính trị phía bạn dự báo có nhiều biến động sau bầu cử năm 2018, dự báo việc hợp tác, giao thƣơng VN-CPC có thể khó khăn hơn.

Việc đền bù thu hồi đất khó khăn do chính sách thay đổi, chi phí tăng, làm cho tính khả thi của các dự án bị hạn chế.

Rủi ro về chính sách thiếu ổn định phần nào gây tâm lý bất an ở nhà đầu tƣ Các dự án chậm triển khai đƣợc rà soát, đôn đốc nhƣng hầu hết không còn động lực triển khai tiếp, đề nghị thu hồi chủ trƣơng gặp khó khăn về xử lý đất đai chủ đầu tƣ tự thỏa thuận với dân.

Các dự án xin chuyển đổi công năng đang gặp khó khăn về vấn đề phù hợp với quy hoạch, các phân khu chức năng trong quy hoạch đô thị mới chƣa đƣợc xác định rõ. Tình trạng buôn lậu, gian lận thƣơng mại, an ninh chính trị diễn ra phức tạp.

4.1.2. Mục tiêu và động lực mới để phát triển KKTCK

4.1.2.1 Đối với KKTCK Mộc Bài

Mục tiêu: Tập trung huy động các nguồn lực xây dựng Khu đô thị cửa khẩu Mộc Bài thành đô thị công nghiệp, thƣơng mại-dịch vụ theo hƣớng phát triển bền

vững; giữ vai trò quan trọng về kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh Tây Ninh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Động lực mới: Chuyển động lực phát triển KKTCK Mộc Bài từ phát triển các hoạt động thƣơng mại dự vào chính sách bán hàng miễn thuế sang động lực mới là tập trung phát triển các dịch vụ cửa khẩu,logistics, phát triển các khu công nghiệp; Thu hẹp hàng rào khu phi thuế quan, phát triển thƣơng mại dịch vụ gắn liền với nhà ở đô thị; Thu hút đầu tƣ tạo các sản phẩm du lịch sinh thái, các khu nghĩ dƣỡng, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí. Cụ thể:

- Tận dụng cơ hội cửa ngỏ hành lang kinh tế xuyên Á, với nhu cầu quá cảnh hàng hóa của các KCN tại Svâyriêng ra các cảng tại Tp. HCM, Mộc Bài có thể phát triển mạnh dịch vụ kho bãi, giao nhận, vận chuyển hàng hóa và đây sẽ trở thành động lực mới để thu hút đầu tƣ phát triển.

- Đẩy nhanh phát triển các KCN trong KKT, tích cực mời gọi đầu tƣ vào KCN, khi có nhà máy xí nghiệp hoạt động, có sự dịch chuyển lao động về KKTCK, nhu cầu nhà ở, nhu cầu tiêu dùng tăng nhanh sẽ là động lực cho đô thị hóa nhanh, kích thích dịch vụ phát triển.

- Đầu tƣ phát triển du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí, bảo tàng, công viên khoa học, nơi nghỉ dƣỡng, thể thao và các dịch vụ hƣớng đến phục vụ cho hơn 2 triệu lƣợt khách qua cửa khẩu Mộc Bài hàng năm và đáp ứng nhu cầu của khoảng 10 triệu dân TP. HCM đến tham quan, du lịch.

4.1.2.2 Đối với KKTCK Xa Mát:

Tính toán lại quy hoạch KKTCK Xa Mát theo hƣớng giảm quy mô phù hợp với nhu cầu phát triển. Theo đó, vừa tiến hành điều chỉnh quy hoạch chung Khu KTCK Xa Mát vừa tiến hành điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch phân khu chức năng Khu đô thị Xa Mát. Chú trọng phát triển phân khu chức năng theo hƣớng công nghiệp sơ chế dịch vụ kho bãi, thƣơng mại kết hợp nhà ở, sắp xếp lại các dự án tự phát vào trật tự quy hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đẩy mạnh hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu tại tỉnh Tây Ninh (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)