Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách phát triển khu công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi (Trang 38 - 41)

1.2. Cơ sở lý luận về chính sách phát triển khu công nghiệptrên địa bàn cấp tỉnh

1.2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách phát triển khu công

Bản chất của vấn đề chính sách

Mỗi một chính sách nói chung và chính sách phát triển KCN nói riêng đƣợc ban hành đều nhằm giải quyết một vấn đề nào đó. Bản chất của vấn đề chính sách cần giải quyết có tác động đến chính sách theo các cách thức dƣới đây:

Thứ nhất, các quyết định chính sách có các khó khăn kỹ thuật khác nhau

trong quá trình thực hiện. Có những vấn đề công đƣợc thực hiện một cách đơn giản, tuy nhiên có rất nhiều vấn đề công phức tạp hoặc mới lạ, thì chính sách không đơn thuần là một quyết định đơn lẻ mà là hàng loạt quyết định liên quan đến cách thức để thực thi chính sách.

Thứ hai, tính đa dạng của vấn đề chính sách. Nhiều vấn đề công có căn

nguyên từ quá nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, các nội dung của chính sách đƣợc thiết kế để giải quyết một hoặc thậm chí nhiều nguyên nhân thƣờng không đạt đƣợc các mục tiêu của chính sách.

Cuối cùng, quy mô của nhóm đối tƣợng mục tiêu. Quy mô của nhóm đối

tƣợng mà mục tiêu chính sách hƣớng đến càng lớn thì càng khó khăn hơn trong việc ảnh hƣởng đến hành vi của nhóm theo cách thức mong muốn.

Môi trường thực thi chính sách

Môi trƣờng để thực thi chính sách phát triển KCN bao gồm: môi trƣờng chính trị, môi trƣờng kinh tế, môi trƣờng xã hội, môi trƣờng văn hóa, môi trƣờng công nghệ.

Một là, môi trƣờng chính trị. Những biến đổi trong hoàn cảnh chính trị có tác

động lên các chính sách công mà cụ thể ở đây là chính sách phát triển KCN. Chính phủ thay đổi hoặc các yếu tố về chính trị thay đổi có thể dẫn đến sự thay đổi trong cách thức thực thi chính sách công. Tuy nhiên, sự thay đổi về môi trƣờng chính trị thƣờng không gây ra sự thay đổi về bản chất chính sách công phát triển KCN.

Hai là, môi trƣờng kinh tế. Những thay đổi về điều kiện kinh tế có tác động

lớn đến chính sách công. Chẳng hạn, một chính sách thƣờng phải thay đổi hoặc điều chỉnh sau những tiến bộ hoặc suy thoái kinh tế. Bởi vì, trong điều kiện kinh tế thịnh vƣợng thì nhà nƣớc sẽ có ngân sách dồi dào hơn cho chƣơng trình chính sách, mục tiêu chính sách có thể đƣợc thực hiện nhanh hơn và các áp lực lên vấn đề chính sách có thể đƣợc giảm bớt. Ngƣợc lại, trong điều kiện kinh tế suy thoái thì ngân sách cho chƣơng trình chính sách có thể bị cắt giảm hoặc trì hoãn và có thể làm cho các vấn đề chính sách trở nên trầm trọng hơn.

Ba là, môi trƣờng xã hội. Những thay đổi về điều kiện xã hội nhƣ cơ cấu dân

số, trình độ dân trí, dân tộc, tôn giáo,…ở mỗi địa phƣơng có thể tác động đến cách thức thực hiện các chƣơng trình chính sách phát triển KCN. Vì vậy, các giải pháp chính sách liên quan đến vấn đề xã hội thì có thể sẽ phải thay đổi theo sự biến đổi của xã hội. Chẳng hạn nhƣ cơ cấu dân số già sẽ ảnh hƣởng đến những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề về nguồn lao động trong các KCN.

Bốn là, môi trƣờng văn hóa. Các chính sách phát triển KCN thƣờng hƣớng

quán,…của các dân tộc, của địa phƣơng có ảnh lớn đến việc thiết kế và thực hiện các chính sách này. Nếu một chính sách đƣợc thiết kế không phù hợp với đối tƣợng hoặc địa phƣơng thì nó sẽ không đƣợc ngƣời dân địa phƣơng chấp nhận và bị ảnh hƣởng lớn khi thực thi.

Và năm là, môi trƣờng công nghệ. Những công nghệ sẵn có quy định cách

thức thiết kế các chƣơng trình để thực thi chính sách, đồng thời sự ra đời các công nghệ mới có thể gây ra những thay đổi trong các chƣơng trình thực thi chính sách. Ví dụ, các nội dung trong chính sách kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng tại các KCN có thể thay đổi khi có công nghệ rẻ hơn hoặc hiệu quả hơn đƣợc phát minh.

Chủ thể thực thi chính sách

Tổ chức bộ máy hành chính, đây chính là chủ thể vừa chịu trách nhiệm thực thi chính sách công và cũng vừa ảnh hƣởng đến chính sách công. Mâu thuẫn nội bộ cơ quan hành chính và giữa các cơ quan hành chính các cấp có ảnh hƣởng đến việc thành công trong thực thi chính sách công. Thông thƣờng, để thực hiện một chính sách đòi hỏi sự tham gia, hợp tác và phối hợp hợp lý của các tổ chức nhất định hoặc bộ phận các tổ chức để biến đổi mục tiêu chính sách thành hành động. Chính sách càng trở nên phức tạp khi có càng nhiều tổ chức tham gia vào quá trình này.

Thông thƣờng để thực thi chính sách công, cần có các cơ quan hành chính nhà nƣớc ở trung ƣơng và các cấp chính quyền địa phƣơng tham gia. Mỗi cơ quan nhƣ vậy có những động cơ, lợi ích, tham vọng và truyền thống riêng. Những điều này có thể cản trở đến quá trình thực thi chính sách và định hƣớng kết quả của chính sách. Các tổ chức thực thi chính sách có thể sử dụng quyền lực để bảo vệ phúc lợi của họ, ảnh hƣởng đến sự phân bổ nguồn lực của chính sách.

Các đối tượng hưởng lợi

Lợi ích, động cơ của những đối tƣợng thụ hƣởng (trực tiếp hoặc gián tiếp) có ảnh hƣởng rất lớn đến chính sách công, thể hiện trên những phƣơng diện dƣới đây:

Tiềm năng chính trị và kinh tế của các đối tƣợng thụ hƣởng ảnh hƣởng đến việc thực hiện chính sách. Tùy vào mức độ quyền lực, lợi ích mà các nhóm bị ảnh hƣởng bởi chính sách dẫn đến họ có thể ủng hộ hoặc chống đối chính sách. Do đó,

để thực thi chính sách dễ dàng hơn cần đƣợc sự ủng hộ hoặc nhƣợng bộ từ các nhóm này. Hơn nữa, tiềm năng chính trị và kinh tế của các đối tƣợng thụ hƣởng còn quyết định mức độ tham gia của họ vào quá trình thực thi chính sách. Trong trƣờng hợp vì lý do kinh tế mà đối tƣợng thụ hƣởng không thể tiếp cận đƣợc chính sách thì coi nhƣ chính sách đó thất bại.

Sự ủng hộ của nhân dân cũng ảnh hƣởng đến chính sách công. Trong xã hội dân chủ thì tiếng nói của ngƣời dân đƣợc coi trọng. Cơ chế ra quyết định trong chính sách công đƣợc thực hiện theo cơ chế đa số, định hƣớng đồng thuận hoặc đồng thuận. Sự ủng hộ của ngƣời dân đối với một quyết định chính sách là một nhân tố quan trọng với sự thành công của chính sách.

1.2.2.5. Các tiêu chí cơ bản đánh giá tổ chức thực hiện chính sách phát triển khu công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)