Nội dung chính sách phát triển khu công nghiệptrên địa bàn cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi (Trang 27 - 32)

1.2. Cơ sở lý luận về chính sách phát triển khu công nghiệptrên địa bàn cấp tỉnh

1.2.1.2. Nội dung chính sách phát triển khu công nghiệptrên địa bàn cấp tỉnh

Quá trình hoạch định chính sách phát triển các KCN là quá trình khám phá ra các phƣơng án và lựa chọn phƣơng án tối ƣu để giải quyết vấn đề mà phát triển KCN đặt ra. Kết quả của quá trình này sẽ cho ra đời một chính sách phát triển các KCN bao gồm các nội dung: mục tiêu chính sách và các giải pháp chính sách để giải quyết vấn đề chính sách.

Mục tiêu của chính sách phát triển KCN là những giá trị hoặc kết quả trong phát triển KCN mà tỉnh mong muốn đạt đƣợc (bao gồm mục tiêu định tính và định lƣợng) thông qua việc thực hiện các giải pháp chính sách.

Dựa vào nội dung của phát triển CN thì những giá trị hoặc kết quả đó bao gồm: gia tăng số lƣợng KCN đƣợc thành lập và gia tăng diện tích đất KCN (lấp đầy các KCN đã đƣợc thành lập, thành lập mới có chọn lọc các KCN dựa trên cơ sở quy hoạch sử dụng diện tích đất dự trữ cho xây dựng KCN); quy hoạch tổng thể phát triển KCN phù hợp, gia tăng số lƣợng dự án và vốn đầu tƣ (cả vốn đăng ký và vốn thực hiện) vào các KCN; gia tăng chất lƣợng và hiệu quả sản xuất kinh doanh; hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng các KCN, đặc biệt là các công trình xử lý nƣớc thải và đảm bảo diện tích trồng cây xanh; hoàn thiện các thủ tục hành chính và quản lý nhà nƣớc về KCN theo cơ chế phân cấp, ủy quyền; chuyển đổi cơ cấu các ngành CN trong các KCN hiện đại hóa phù hợp với tính chất và đặc thù của các địa bàn lãnh thổ cũng nhƣ yêu cầu phát triển của quốc gia; gia tăng số lƣợng và chất lƣợng lao động trong KCN; cải thiện đời sống (gia tăng số lƣợng và chất lƣợng nhà ở, tiền lƣơng, đào tạo, chăm sóc y tế, giáo dục cải thiện đời sống văn hóa tinh thần) cho ngƣời lao động trong KCN.

Giải pháp chính sách phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Để có thể phát triển KCN thì các chính sách này trƣớc hết phải đảm bảo tính hấp dẫn, quyền lợi của nhà đầu tƣ, thúc đẩy họ đầu tƣ xây dựng các KCN tại các địa phƣơng. Đồng thời việc phát triển KCN còn nằm trong mục tiêu phát triển CN, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng nhƣ yêu cầu của quốc gia. Cùng với đó trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và yêu cầu phát triển bền vững kinh tế thì vấn đề môi trƣờng, xử lý rác – nƣớc – khí thải ở các KCN ngày càng đƣợc chú trọng sâu sắc hơn. Do vậy, trong những mục tiêu chính sách nêu trên, bao giờ các chính sách cũng đặt mục tiêu thu hút các dự án - vốn đầu tƣ và đảm bảo vấn đề môi trƣờng phù hợp yêu cầu phát triển CN cũng nhƣ kinh tế - xã hội của địa phƣơng lên hàng đầu.

Để đạt đƣợc các mục tiêu của chính sách về phát triển KCN, các chính sách bao giờ cũng đề cập đến các giải pháp cụ thể. Các giải pháp mà chính sách phát triển KCN trên địa bàn tỉnh đƣa ra thƣờng gồm bốn nhóm giải pháp cơ bản sau:

(1) - Nhóm giải pháp đầu tư phát triển KCN

Nhóm giải pháp này bao gồm những giải pháp của trung ƣơng và tỉnh đối

với các nhà đầu tƣ tại các KCN về: ƣu đãi đầu tƣ và hỗ trợ hạ tầng KCN; quy hoạch tổng thể phát triển KCN; điều chỉnh cơ cấu phát triển các ngành CN trong KCN và tăng cƣờng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Thứ nhất, đối với ƣu đãi về đầu tƣ và hỗ trợ hạ tầng KCN bao gồm: ƣu đãi về

thuế thu nhập DN; ƣu đãi về thuế xuất khẩu, nhập khẩu; ƣu đãi về đất đai; ƣu đãi về tín dụng; và hỗ trợ đầu tƣ xây dựng hạ tầng KCN.

Ƣu đãi về thuế thu nhập DN là các quy định về việc áp dụng thuế suất ƣu tiên cho các dự án đầu tƣ vào KCN và các quy định về miễn hoặc giảm thuế trong nhƣng năm đầu tƣ tiếp theo.

Ƣu đãi về thuế xuất khẩu, nhập khẩu là các quy định về việc giảm hoặc miễn thuế hoàn toàn đối với đối tƣợng các loại hàng hóa từ KCN, KCX xuất khẩu ra nƣớc ngoài hoặc hàng hóa nhập khẩu từ nƣớc ngoài vào KCN, KCX và chỉ sử dụng trong KCN, KCX.

Ƣu đãi về đất đai là các quy định về miễn, giảm, hỗ trợ tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc, dự án đầu tƣ xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN. Riêng đối với phần diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong KCN thì đƣợc miễn tiền thuê đất cho cả thời hạn thuê.

Ƣu đãi về tín dụng là các quy định để hỗ trợ cũng nhƣ ƣu tiên vay vốn tín dụng đầu tƣ đối với các dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng KCN, KCX.

Hỗ trợ đầu tƣ xây dựng hạ tầng KCN là các quy định hỗ trợ vốn ngân sách để đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN tại các địa phƣơng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Vốn ngân sách hỗ trợ thực hiện các hạng mục: đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cƣ cho ngƣời bị thu hồi đất trong KCN; hệ thống xử lý

nƣớc thải và chất thải của KCN và hạ tầng kỹ thuật trong KCN tại các địa phƣơng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Thứ hai, quy hoạch tổng thể phát triển KCN là kế hoạch phát triển KCN và

tổ chức không gian hợp lý các KCN theo lãnh thổ. Quy hoạch phát triển KCN đảm bảo tính ổn định và tốc độ phát triển của ngành CN, đảm bảo tính cân đối phát triển giữa các DN trong KCN. Đồng thời, quy hoạch cũng chính là biện pháp thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, tạo niềm tin và tâm lý ổn định cho các nhà đầu tƣ.

Thứ ba, điều chỉnh cơ cấu phát triển các ngành CN trong KCN đƣợc thể chế

hóa qua các chính sách quy hoạch, ƣu đãi phát triển những ngành CN có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trƣờng, các lĩnh vực sản xuất có lợi thế và tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, thúc đẩy tăng trƣởng CN và nâng cao hiệu quả hiệu quả sản xuất kinh doanh.

(2) – Nhóm giải pháp về môi trường ở các KCN. Bên cạnh những chính sách

để thu hút và hỗ trợ các dự án đầu tƣ thì để phát triển KCN, các giải pháp chính sách còn quan tâm đến vấn đề môi trƣờng bao gồm: những quy định hỗ trợ các dự án đầu tƣ trong việc xây dựng các hệ thống xử lý rác – nƣớc – khí thải, trồng cây xanh trong KCN; đi cùng với đó là những quy định về mức thu phí thoát nƣớc – rác – khí thải ở các KCN.

Để bảo vệ môi trƣờng ở các KCN, một mặt, các giải pháp chính sách về hỗ trợ đầu tƣ xây dựng hệ thống xử lý chất thải và trồng cây xanh là những quy định về vốn giúp các chủ dự án đầu tƣ ở những KCN có điều kiện tạo xây dựng những hệ thống xử thải, trồng cây xanh theo quy định từ đó làm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng cho khu vực các dự án đƣợc đầu tƣ cũng nhƣ khu vực dân cƣ sinh sống lân cận.

Mặt khác, để bảo vệ môi trƣờng sống xung quanh các KCN, các chất thải của các KCN còn đƣợc đƣa vào hệ thống xử lý chất thải KCN để xử lý trƣớc khi xả thải. Do vậy chính sách về mức thu phí thoát nƣớc – rác – khí thải ở các KCN nhằm quy định mức chi phí phù hợp để sử dụng cho việc vận hành, quản lý, bảo trì bảo dƣỡng thƣờng xuyên hệ thống xử lý chất thải của KCN đó; tái đầu tƣ thiết bị khi bị

hƣ hỏng và đóng phí bảo vệ môi trƣờng đối với chất thải khi xả ra môi trƣờng tiếp nhận theo quy định.

(3) – Nhóm giải pháp về nguồn lao động và cải thiện đời sống cho người lao động trong các KCN. Nhóm giải pháp này bao gồm các quy định của trung ƣơng và

tỉnh về việc hỗ trợ các DN đầu tƣ tại KCN bao gồm: đào tạo lao động và cải thiện đời sống cho ngƣời lao động.

Một là, hỗ trợ đào tạo lao động là các quy định về mức kinh phí hỗ trợ của

nhà nƣớc để đào tạo nghề cho những ngƣời lao động làm việc trong KCN dựa trên những khoảng thời gian đào tạo nhất định hoặc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho ngƣời lao động.

Hai là, cải thiện đời sống cho ngƣời lao động trong KCN bao gồm những

quy định về việc hỗ trợ, ƣu đãi trong xây dựng nhà ở cho công nhân (quỹ đất và quy hoạch nhà ở, ƣu đãi cho dự án đầu tƣ nhà ở xã hội); các quy định về tiền lƣơng tối thiểu, thang lƣơng, BHXH … cho ngƣời lao động ở các KCN; hỗ trợ việc đầu tƣ các công trình phúc lợi xã hội khác cho ngƣời lao động (cơ sở khám chữa bệnh, nhà trẻ, mẫu giáo, trƣờng học, khu vui chơi giải trí...).

(4) – Nhóm giải pháp về cơ chế quản lý nhà nước ở các KCN. Nhóm giải pháp này bao gồm các quy định trong quản lý nhà nƣớc về KCN đƣợc thực hiện theo cơ chế phân cấp, ủy quyền. Theo đó, chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về KCN trong phạm vi cả nƣớc trên cơ sở phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh và BQL; chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển và ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về KCN.

Thứ nhất, thủ tƣớng chính phủ có quyền hạn và trách nhiệm: chỉ đạo các bộ,

ngành, địa phƣơng thực hiện luật pháp, chính sách về KCN; phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch tổng thể về KCN (cho phép mở rộng và điều chỉnh giảm quy mô diện tích, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã đƣợc phê duyệt trong KCN); chỉ đạo xử lý và giải quyết những vấn đề vƣớng mắc vƣợt thẩm quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)