Khái quát các khu công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi (Trang 55)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát các khu công nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi

Quảng Ngãi ở vào vị trí trung độ của đất nƣớc, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng biển và đƣờng hàng không, có đƣờng Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A, 24A, 24B nối đồng bằng ven biển qua các huyện trung du miền núi của tỉnh đến biên giới Việt - Lào và các tỉnh Tây Nguyên; trong tƣơng lai gần sẽ nối với hệ thống đƣờng xuyên Á, tạo vị trí thuận lợi cho tỉnh về giao lƣu kinh tế với bên ngoài. Bên cạnh đó, Quảng Ngãi nằm gần cảng nƣớc sâu Dung Quất, cảng biển Sa Kỳ, sân bay Chu Lai, cùng với diện tích mặt bằng đất cát ven biển rộng, gần hệ thống lƣới điện quốc gia, có nguồn nƣớc ngọt dồi dào, gần trục giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, tạo thuận lợi cho việc hình thành các KCN, dịch vụ du lịch, các đô thị mới. Dân số tỉnh Quảng Ngãi xấp xỉ 1,5 triệu ngƣời, trong đó hơn 50% dân số trong độ tuổi lao động. Việc tuyển dụng lao động có sự phối hợp chặt chẽ của các trƣờng đào tạo và các đơn vị đào tạo nghề. Vì vậy, nguồn lao động không chỉ dồi dào mà còn đáp ứng đƣợc chất lƣợng tay nghề theo yêu cầu của DN.

Tính đến nay, tỉnh Quảng Ngãi đã có 03 KCN tập trung nằm trong hệ thống các KCN cả nƣớc đƣợc thủ tƣớng chính phủ phê duyệt, trong đó có 02 KCN đang hoạt động và tiếp tục xây dựng là: KCN Tịnh Phong, KCN Quảng Phú; và 01 KCN Phổ Phong đang trong giai đoạn thực hiện đầu tƣ. Các KCN đã thu hút đƣợc 90 dự án đầu tƣ với tổng vốn đầu tƣ hàng nghìn tỷ đồng và giải quyết việc làm cho hơn 14.000 lao động, hầu hết các dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

3.1.1. Khu công nghiệp Tịnh Phong

KCN Tịnh Phong cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 8 km về phía Bắc, nằm trên địa phận xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi có giới cận nhƣ sau: phía bắc và đông giáp khu liên hợp CN - đô thị và dịch vụ VSIP Quảng

KCN Tịnh Phong đƣợc thủ tƣớng chính phủ quyết định thành lập và phê duyệt dự án tại Quyết định số 577/TTg ngày 24/7/1997, bộ trƣởng Bộ xây dựng phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 492 BXD/KTQH ngày 24/10/1997, Bộ xây dựng ủy quyền cho UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch chi tiết điều chỉnh bổ sung tại Quyết định số 2216/QĐ-UBND ngày 10/8/2005, quy mô diện tích là 141,72 ha. Trong quá trình thực hiện, BQL các KCN Quảng Ngãi đã điều chỉnh cục bộ diện tích đất CN hiện nay là 140,72ha, theo Công văn số 728/SXD- KTQH&ĐT ngày 23/8/2011 của Sở xây dựng Quảng Ngãi.

Đến nay, diện tích đất CN có thể cho thuê theo quy hoạch là 101,60 ha, đất công nghiệp đã cho thuê 76,39 ha, tỷ lệ lấp đầy 69%. Đến cuối năm 2015, đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, giao thông và lấp đầy 90% diện tích KCN.

Các ngành nghề đầu tƣ vào KCN gồm: CN điện tử, cơ khí lắp ráp; CN chế biến nông lâm sản; CN dệt may; CN vật liệu xây dựng, trang trí nội thất cao cấp; CN khác (nhựa, hoá mỹ phẩm, bao bì...).

3.1.2. Khu công nghiệp Quảng Phú

KCN Quảng Phú nằm trên địa bàn phƣờng Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi có giới cận sau: phía đông giáp đƣờng Nguyễn Chí Thanh và khu dân cƣ; phía nam giáp sân bay Quảng Ngãi (sân bay cũ); phía tây giáp khu dân cƣ; phía bắc giáp sông Trà Khúc.

KCN Quảng Phú đƣợc thủ tƣớng chính phủ quyết định thành lập và phê duyệt dự án tại Quyết định số 402/TTg ngày 17/4/1999, bộ trƣởng Bộ xây dựng phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 885/QĐ-BXD ngày 24/5/2001, quy mô diện tích 92,147 ha.

Đến nay, diện tích đất tự nhiên theo quy hoạch là 92,147 ha; đất CN có thể cho thuê theo quy hoạch là 73,239 ha, đất CN đã cho thuê là 67,078 ha, tỷ lệ lấp đầy 92%. Đến năm 2015 đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, giao thông và lấp đầy 100% KCN.

Các ngành nghề đầu tƣ vào KCN gồm: CN chế biến thủy hải sản; CN chế biến lâm sản, giấy; CN bia rƣợu, nƣớc giải khát, bánh kẹo, bao bì… và các ngành nghề khác ít gây ô nhiễm môi trƣờng.

3.1.3. Khu công nghiệp Phổ Phong

KCN Phổ Phong nằm trên địa bàn thuộc xã Phổ Nhơn và Phổ Phong, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi có giới cận sau: phía đông giáp suối khoai (suối Muôn) và đồi núi hiện hữu; phía tây giáp núi Tam Cọp; phía nam giáp phần đất của nông trƣờng 24/3; phía Bắc giáp sông Ba Liên.

KCN Phổ Phong đƣợc thủ tƣớng chính phủ quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010 tại Quyết định số 04/QĐ-TTg ngày 06/01/2005; và cho chủ trƣơng thành lập tại Quyết định số 1107/2006/QĐ-TTg ngày 21/8/2006; chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết KCN Phổ Phong tại Quyết định số 1026/QĐ-UBND ngày 14/5/2007 với diện tích 143,70 ha và tiến hành công bố quy hoạch. Trong quá trình tiến hành kêu gọi các tổ chức có khả năng về tài chính và kinh nghiệm trong việc đầu tƣ kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN thì công ty cổ phần đầu tƣ và CN Tân Tạo thuộc tập đoàn Tân Tạo hoàn thiện các thủ tục pháp lý đã đƣợc UBND tỉnh quyết định cho đơn vị này làm chủ đầu tƣ KCN Phổ Phong và chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 KCN Phổ Phong tại Quyết định số 93/QĐ-UBND ngày 26/01/2010 với diện tích 157,387 ha.

KCN Phổ Phong hiện đang xây dựng và chƣa thu hút đầu tƣ có diện tích đất tự nhiên theo quy hoạch là 157,387 ha; đất CN có thể cho thuê theo quy hoạch là 104,04 ha.

Các ngành nghề đầu tƣ vào KCN ƣu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu địa phƣơng nhƣ: CN chế biến thủy hải sản; CN chế biến nông, lâm sản; các ngành CN nhẹ ít gây ô nhiễm môi trƣờng.

Nhìn chung, từ khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động đến nay đã

thế đầu tƣ ở tỉnh Quảng Ngãi đã đƣợc khẳng định, ngày càng có nhiều DN tìm đến đầu tƣ. Vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội của KKT Dung Quất và các KCN đã đƣợc khẳng định, có các yếu tố thuận lợi vƣợt trội nhƣ giao thông đƣờng bộ, hàng không, đƣờng biển; cơ sở hạ tầng đã và đang đƣợc đầu tƣ ngày càng hoàn thiện phù hợp với yêu cầu phát triển; môi trƣờng đầu tƣ đã đƣợc các cấp và các ngành quan tâm cải thiện; chính sách ƣu tiên về huy động vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng, ƣu đãi đầu tƣ vào các KCN… từ đó đã thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà đầu tƣ lớn trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài.

Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế nhƣng các cơ chế chính sách hỗ trợ trong thu hút đầu tƣ đã ngày càng thông thoáng, minh bạch, các thủ tục hành chính ngày càng đƣợc đơn giản, giá thuê đất và phí sử dụng hạ tầng đƣợc quy định một cách hợp lý, tạo sự tin tƣởng, an tâm trong sản xuất, kinh doanh cho DN. Đến với KCN Quảng Ngãi nhà đầu tƣ sẽ đƣợc tiếp đón và hƣớng dẫn nhiệt tình.

3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi

Phát triển các KCN đã trở thành xu hƣớng chính trong tổ chức không gian kinh tế, phát triển CN theo hƣớng hiện đại. Từ bài học kinh nghiệm của một số nƣớc, sau khi Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam đƣợc ban hành, mô hình phát triển KCN đã đƣợc nghiên cứu và ứng dụng. Đầu những năm 1990 nƣớc ta đã triển khai xây dựng một số KCN ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dƣơng,... nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển CN và thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Với sự thành công bƣớc đầu trong xây dựng và phát triển các KCN trong cả nƣớc, năm 1997, tỉnh Quảng Ngãi đã đƣợc chính phủ cấp phép và bắt đầu triển khai các thủ tục thành lập KCN Tịnh Phong. Điều đó cho thấy tính năng động, kịp thời của tỉnh Quảng Ngãi, trong điều kiện một tỉnh mới đƣợc tái lập không lâu, nhƣng đã mạnh dạn thực hiện những lựa chọn đột phá trong phát triển CN.

Cho đến nay với 03 KCN đƣợc cấp phép thành lập, tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành nhiều chính sách của địa phƣơng cũng nhƣ triển khai nhanh chóng các chính

sách của trung ƣơng nhằm phát triển các KCN trong tỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh cũng nhƣ đáp ứng mục tiêu phát triển tỉnh nhà và mục tiêu phát triển quốc gia. Nhằm làm rõ hơn, phân tích kỹ hơn về các chính sách phát triển KCN tại địa phƣơng, sau đây học viên đi sâu vào phân tích việc tổ chức thực hiện 04 nhóm chính sách cơ bản trong thời gian qua:

3.2.1. Tổ chức thực hiện nhóm chính sách về đầu tư phát triển khu công nghiệp

3.2.1.1. Tổ chức thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ hạ tầng khu công nghiệp

Một trong những yếu quan trọng để phát triển các KCN đó chính là thu hút các dự án đầu tƣ và công tác quy hoạch, đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng các KCN trên địa bàn. Hàng năm, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã dành nguồn vốn từ ngân sách hỗ trợ công tác quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết các KCN trên địa bàn; xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển các KCN làm cơ sở để xây dựng quy hoạch sử dụng đất trình chính phủ phê duyệt. Từ đó, các chính sách về ƣu đãi đầu tƣ và hỗ trợ xây dựng hạ tầng KCN đƣợc đƣa ra để tạo điều kiện cho các DN đến đầu tƣ ở các KCN, giúp thu hút các dự án và nguồn vốn phát triển CN cho tỉnh nhà.

Các chính sách ƣu đãi đầu tƣ và hỗ trợ kết cấu hạ tầng phát triển KCN của tỉnh đƣợc triển khai một cách đồng bộ các yếu tố thúc đẩy hình thành cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tƣ, tạo thuận lợi, ƣu đãi khuyến khích DN, tạo nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu của các nhà đầu tƣ, tích cực cải cách thủ tục hành chính,... Qua mỗi giai đoạn tổ chức và thực hiện chính sách đã cho thấy sự chuyển biến tích cực về diện tích, vốn đầu tƣ đã thực hiện đối với các KCN (bảng 3.1).

Bảng 3.1. Diện tích đất và vốn đầu tƣ các KCN tính đến tháng 6/2015 Tên KCN Diện tích đất quy hoạch (ha) Số dự án

Vốn đầu tƣ (tỷ đồng) Đăng ký Đã thực hiện KCN Tịnh Phong 140,72 42 2.356,291 1004,926 KCN Quảng Phú 92,147 47 3.899,994 3.167,86 KCN Phổ Phong 157,382 1 210 11

Tuy nhiên từ bảng trên ta cũng có thể thấy, tỷ lệ thực hiện vốn đã đăng ký ở KCN Tịnh Phong còn khá thấp (42,6%) và thấp hơn nhiều so với KCN Quảng Phú (81,2%), mặc dù KCN Tịnh Phong là KCN đầu tiên đƣợc xây dựng trong tỉnh. Thực tế này là kết quả của nhiều nguyên nhân, nhƣng trong đó có nguyên nhân là cơ cấu ngành thu hút đầu tƣ ở KCN tịnh Phong là những ngành nhƣ CN điện tử, cơ khí lắp ráp; CN chế biến nông lâm sản; CN dệt may; CN vật liệu xây dựng, trang trí nội thất cao cấp,…; còn ở KCN Quảng Phú chủ yếu là các ngành CN chế biến: thủy hải sản, bia, sữa, bánh kẹo, nƣớc giải khát,.. Chính vì vậy, ở KCN Tịnh Phong việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng, máy móc đòi hỏi vốn lớn, công nghệ cao và khó khăn hơn, thời gian để khẳng định vị thế sản phẩm và thu hồi vốn lâu hơn, ảnh hƣởng đến quyết định vốn của nhà đầu tƣ – những ngƣời thƣờng ở địa phƣơng khác tới hoặc nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Còn ở KCN Quảng Phú các ngành CN kể trên là những ngành sản xuất đã có lâu đời, lợi thế của tỉnh, các nhà đầu tƣ hầu hết là ngƣời thuộc địa phƣơng, có kinh nghiệm trong những lĩnh vự sản xuất này. Mặt khác, với cơ cấu ngành nghề đầu tƣ khác nhau nhƣ vậy nhƣng cả 02 KCN này đều đƣợc hƣởng những hỗ trợ nhƣ nhau khi đầu tƣ dự án và xây dựng cơ sở hạ tầng khiến cho các DN ở KCN Quảng Phú có lợi thế hơn. Hiện nay, cơ chế ƣu đãi đầu tƣ đã hợp lý hơn sau khi thực hiện các chính sách: nghị định 128/2013/NĐ-CP, quyết định 67/2014/QĐ-UBND thì KCN Tịnh Phong đƣợc hƣởng ƣu đãi hơn khi đƣợc đánh thuế thu nhập DN thấp hơn và giá cho thuê mặt bằng, hạ tầng thấp hơn KCN Quảng Phú.

Để thực hiện đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật KCN thuận lợi, tỉnh đã ban hành và thực hiện chính sách thu hút các nhà đầu tƣ có uy tín, có năng lực để vừa đảm bảo việc đầu tƣ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đạt chuẩn vừa đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trƣờng, hiệu quả kinh tế - xã hội. Việc thực hiện các chính sách nhƣ: Luật đầu tƣ Việt Nam số 59/2005/QH11, Quyết định 13/2006/QĐ-UBND, Quyết định 69/2008/QĐ-UBND,… khuyến khích các dự án thực hiện đầu tƣ vào các KCN trên địa bàn tỉnh hƣởng ƣu đãi về vốn đầu tƣ đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ đầu tƣ (tiền thuê đất, tiền thuê hạ tầng, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho ngƣời lao động, hỗ trợ

đào tạo lao động, hỗ trợ xúc tiến đầu tƣ) và cơ chế giải quyết thủ tục hành chính. Nhờ vậy các KCN đã thu hút đƣợc lƣợng số dự án, cũng nhƣ, vốn đầu tƣ tăng tƣơng đối nhanh và ổn định trong mỗi giai đoạn từ khi bắt đầu xây dựng KCN đầu tiên năm 1997 – nay (biểu đồ 3.1).

Biểu đồ 3.1: Số lƣợng dự án và vốn đầu tƣ tại các KCN qua các giai đoạn

(Nguồn: BQL các KCN Quảng Ngãi 2015)

Đặc biệt, qua biểu đồ 3.1, ta còn có thể thấy trong giai đoạn 2006 -2010, nhờ vào việc ban hành và thực hiện hai chính sách quyết định số 13/2006/QĐ-UBND và 69/2008/QĐ-UBND, quy định một số cơ chế và chính sách hỗ trợ đầu tƣ vào các KCN của tỉnh Quảng Ngãi thì vốn đầu tƣ thu hút vào các KCN chiếm lƣợng lớn hơn nhiều so với các giai đoạn còn lại. Tính đến tháng 6/2015, tại các KCN Quảng Ngãi đã thu hút đƣợc 90 dự án đầu tƣ với tổng vốn đầu tƣ đăng ký hơn 6.466 tỷ đồng. Trong đó có 07 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 66 triệu USD. Dự kiến đến hết năm 2015, thu hút đầu tƣ vào các KCN Quảng Ngãi đạt khoảng 6.500 tỷ đồng

Ngoài các chính sách nói trên, để thu hút các dự án đầu tƣ vào các KCN, tỉnh cũng đã tổ chức thực hiện các chính sách nhƣ: chỉ thị số 07/2001/CT-NHNN, quyết định 14/2011/QĐ-UBND, nghị định 128/2013/NĐ-CP, quyết định số 67/2014/QĐ- UBND,… nhằm tạo tính cạnh tranh cho các KCN trong tỉnh bằng các ƣu đãi về việc mở rộng tín dụng đối với DN trong KCN, ƣu đãi về thuế thu nhập DN, ƣu đãi về giá

tƣ ở các KCN Quảng Ngãi ngày càng tăng lên qua các năm (bảng 3.2). Dự kiến trong giai đoạn 2011-2015, tổng vốn thu hút đầu tƣ đạt 3.217 tỷ đồng, ƣớc đạt 312% so với chỉ tiêu 05 năm 2011-2015 của Nghị quyết 01-NQ/TU ngày 24/06/2011 đã đề ra (3.271/1.030 tỷ đồng).

Bảng 3.2: Thu hút đầu tƣ tại các KCN giai đoạn 2010 - 2014

TT Thu hút đầu tƣ Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014

1 Trong nước

Số dự án đầu tƣ trong nƣớc cấp phép mới Dự án 6 5 5 8 4

Vốn đầu tƣ trong nƣớc đăng ký mới Tỷ đồng 652 475 466 257 150

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chính sách phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)