1.2. Cơ sở lý luận về chính sách phát triển khu công nghiệptrên địa bàn cấp tỉnh
1.2.2.5. Các tiêu chí cơ bản đánh giá tổ chức thực hiện chính sách phát triển khu công
Đánh giá chính sách phát triển KCN đƣợc tiến hành dƣới nhiều hình thức và khác nhau về cấp độ phức tạp cũng nhƣ tính chính thức. Tuy nhiên với mục tiêu nghiên cứu mà luận văn muốn hƣớng tới chủ yếu là việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển KCN thì có thể thông qua bốn tiêu chí (tính hiệu quả và hiệu lực, tính khả thi, tính phù hợp, tính công bằng, tính bền vững) để đánh giá các đƣợc nội dung chính sách trên bình diện vĩ mô và vi mô.
Tính hiệu quả và hiệu lực của chính sách
Tính hiệu quả đo lƣờng bằng tỷ lệ giữa các yếu tố đầu vào/ kết quả thu được, nói cách khác là đánh giá kết quả đạt đƣợc sau quá trình thực hiện chính sách so với mục tiêu, dự tính ban đầu của chính sách đề ra. Đánh giá hiệu quả nhằm xem xét xem liệu có thể việc tạo ra cùng một kết quả đầu ra thu đƣợc nhƣ vậy với một mức chi phí thấp hơn hoặc với mức chi phí đầu vào nhƣ vậy nhƣng đem lại kết quả cao hơn. Tiêu chí hiệu quả liên quan đến vấn đề chất lƣợng quản lý, dựa trên cơ sở vận dụng từng chƣơng trình hay nhóm những chƣơng trình đã đề ra để hỗ trợ nhằm đạt đƣợc mục tiêu. Đánh giá này dựa trên cơ sở quản lý tốt và có hiệu quả những nguồn lực. Các chƣơng trình đề ra cho từng giai đoạn thực hiện chính sách phải đem lại
Nói đến hiệu lực của chính sách là nói đến năng lực của nhà nƣớc có thể xây dựng đƣợc chính sách hợp lý và tổ chức thực thi thành công để đạt đƣợc mục tiêu của chính sách: Hiệu lực = Kết quả/Mục tiêu
Tính khả thi của chính sách
Đánh giá tính khả thi tập trung vào việc nghiên cứu các mục tiêu khác nhau đƣợc lựa chọn có phù hợp với nhau không, những nguồn lực đƣợc huy động và chính sách đƣợc lựa chọn, để thực hiện mục tiêu có phù hợp không. Sau khi đã lựa chọn chính sách (công cụ), nguồn lực (vốn, tài nguyên, nhân lực,…) để thực hiện mục tiêu đề nhằm phát triển KCN thì tiêu chí này đánh giá xem chính sách và nguồn lực đã đƣợc lựa chọn có đảm bảo sẽ đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra hay không.
Khả thi là một tiêu chí đánh giá dựa trên môi trƣờng tổng thể, khuôn khổ pháp lý hiện có và xu hƣớng vận động. Chƣơng trình thực hiện chính sách đƣợc thiết kế tốt sẽ chuyển giao những lợi ích ổn định cho đối tƣợng mà chính sách hƣớng tới.
Nguồn lực và chi phí phải đƣợc dự kiến rõ ràng cho các chƣơng trình cụ thể để có thể thực hiện đƣợc về phƣơng diện tài chính và có kết quả kinh tế tích cực. Hệ thống kiểm tra, đánh giá phải đƣợc chuẩn bị rõ ràng và phù hợp với thực tế. Các giả thiết hoặc rủi ro đƣợc xác định rõ ràng và chuẩn bị quản lý rủi ro đƣợc đƣa vào đúng chỗ.
Tính phù hợp của chính sách
Đánh giá tính phù hợp tập trung vào xem xét liệu các mục tiêu lựa chọn chính sách đề ra có phù hợp với tỉnh và phù hợp với các chính sách của quốc gia, của vùng không.
Mục tiêu của chính sách phát triển KCN phải đáp ứng những yêu cầu ƣu tiên cao và điển hình cho những đối tƣợng DN mà địa phƣơng muốn hƣớng tới thu hút và những DN đang đầu tƣ; phù hợp với chính sách của chính phủ cùng các qui định của các tổ chức có liên quan và chiến lƣơc phát triển KCN quốc gia cũng nhƣ khu vực. Vấn đề đƣợc phân tích hợp lý dựa trên cơ sở những bài học kinh nghiệm và
các mối liên kết với các chƣơng trình đang thực hiện có ảnh hƣởng đến hoạt động, phát triển KCN.
Tính công bằng của chính sách
Các chính sách của nhà nƣớc bao giờ cũng hƣớng tới việc thực hiện mục tiêu công bằng xã hội. Đối với các chính sách phát triển các KCN tại địa phƣơng, khi đánh giá tính công bằng cần trả câu hỏi: chính sách có đảm bảo sự đối xử nhƣ nhau với các đối tƣợng nằm trong những điều kiện nhƣ nhau hay không?
Tính bền vững của chính sách
Tính bền vững của chính sách thể hiện ở khả năng của chính sách tạo ra đƣợc những ảnh hƣởng tích cực dài âu theo thời gian và đảm bảo sự cân bằng về lợi ích giữa các bên có liên quan. Nhƣ vậy để đánh giá đƣơc tính bền vững của chính sách cần phân tích ảnh hƣởng của chính sách lên các chủ thể kinh tế- xã hội. Vì vậy, cần tiếp cận tổng quát hơn nhằm xem xét những kết quả mà chính sách đem lại. So sánh, xem xét từ những mục tiêu đã đề ra mà qua kết quả thực hiện chính sách mang lại có những tác động chung gì cho xã hội. Nói cách khác chính là so sánh sự khác biệt của các đối tƣợng hƣớng đến của chính sách trƣớc và sau khi triển khai chƣơng trình (hoặc giữa các đối tƣợng tham gia và không tham gia).
Như vậy, đánh giá chính sách phát triển KCN là cách tiếp cận tổng thể, việc
đánh giá không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế. Việc đánh giá không chỉ nhằm vào các tác động cụ thể về lƣợng (tăng thu nhập, tạo việc làm, phát triển lực lƣợng lao động, thu hút ngƣời nhập cƣ, tăng ngân sách,...) mà đánh giá cả về chất (thay đổi cách nghĩ, xuất hiện sự lãnh đạo tập trung, thay đổi môi trƣờng sinh thái, thay đổi môi trƣờng xã hội,...). Do vậy trong quá trình đánh giá chính sách chúng ta luôn phải lƣu ý đến đặc thù của tỉnh và môi trƣờng chung để lựa chọn phƣơng pháp đánh giá cho phù hợp.