Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở chi cục thuế ba đình thành phố hà nội (Trang 55)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin, số liệu, tác giả sử dụng nhiều phương pháp để phân tích dữ liệu sau:

Phương pháp thống kê: thống kê các bảng biểu, số liệu từ đó rút ra các kết

luận, các xu hướng để đánh giá tình hình công tác quản lý thuế GTGT đối với DN ngoài quốc doanh của CCT Ba Đình như: việc phân tích môi trường bên trong và bên ngoài chi cục để tìm ra cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý thuế của đơn vị; các căn cứ để xác định mục tiêu quản lý thuế GTGT của Chi cục; các phương án chiến lược trong quá trình quản lý thuế GTGT mà Chi cục đã lựa chọn và sử dụng thực thi; ...

Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh là phương pháp được sử dụng

rộng rãi trong xử lý dữ liệu để nhận biết được kết quả của việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra, cũng như nhận định xu hướng thay đổi tình hình. Trong luận văn, tác

giả thu thập số liệu các chỉ tiêu về công tác quản lý thuế GTGT của quận Ba Đình đối với các DN NQD. Qua đó, tiến hành so sánh số liệu các chỉ tiêu giữa các năm; và đưa ra nhận xét, đánh giá.

Phương pháp phân tích qua phần mềm Excel và SPPS 20.0: Các thông tin

thu thập được qua bảng hỏi được tác giả lọc, làm sạch và đưa vào phần mềm Excel, để xử lý, và đưa ra nhận xét. Phương pháp SPPS 20.0 giúp tác giả mô tả mẫu và phân tích nhân tố, đưa ra những nhận xét khoa học...

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH Ở CCT QUẬN BA ĐÌNH,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Ba Đình

3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội quận Ba Đình

Ngày 31/05/1961, Chính phủ ra quyết định thành lập Khu phố Ba Đình. Theo đó, khu Ba Đình mới được thành lập trên cơ sở sát nhập hai khu phố Ba Đình, Trúc Bạch cũ. Năm 1981 khu phố Ba Đình được đổi tên thành quận Ba Đình.

Quận Ba Đình là một quận trung tâm của thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp quận Tây Hồ, phía Nam giáp quận Đống Đa, phía Đông giáp sông Hồng, phía Đông Nam giáp quận Hoàn Kiếm, phía Tây giáp quận Cầu Giấy. Quận Ba Đình rộng hơn 9 Km2, dân số: 225, 282 người, gồm có 14 phường: Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim Mã, Liễu Giai, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch, Vĩnh Phúc.

Trải qua hơn một thế kỷ đô thị hóa, quận Ba Đình tập hợp những khu vực đô thị khác nhau. 55 năm - một chặng đường không dài so với lịch sử của Thủ đô, song cũng đủ để làm thay đổi diện mạo một vùng đất bằng sự nỗ lực không ngừng, sự đoàn kết một lòng của các thế hệ nhân dân quận Ba Đình qua các thời kỳ.

Quá trình phát triển gặp không ít khó khăn, thách thức, nhưng với tinh thần quyết tâm, sự nỗ lực, phấn đấu bằng những giải pháp quyết liệt, quận Ba Đình đã thúc đẩy kinh tế phát triển với cơ cấu hợp lý, thu hút nhiều nguồn lực, kinh tế của quận liên tục tăng trưởng nhanh và bền vững. Nhiệm vụ thu, chi ngân sách của quận luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao, tỷ lệ tăng thu theo điều tiết hàng năm đạt trên 20%; chi ngân sách đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ chính trị, ưu tiên đầu tư cho các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật, sự nghiệp giáo dục, văn hoá, xã hội và đô thị.

Về kinh tế, quận Ba Đình có nền kinh tế đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2016, kinh tế của quận tăng trưởng khá (10,9%), thu ngân sách nhà nước đạt cao 6.413 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2015 (là một trong 3 quận của thành phố có mức thu ngân sách trên 6.000 tỷ đồng). Cơ cấu kinh tế

chuyển dịch tích cực với 68% là dịch vụ, thương mại. Ba Đình còn là một trong những địa bàn trọng điểm của thành phố về phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, nhiệm vụ thu, chi ngân sách Nhà nước của quận luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao, tỷ lệ tăng thu theo điều tiết hàng năm đạt trên 20%; chi ngân sách đảm bảo đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chính trị, ưu tiên đầu tư cho các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật, sự nghiệp giáo dục, văn hoá, xã hội và đô thị. Nếu trong những năm 2000, thu ngân sách quận đạt 94,6 tỷ đồng thì năm 2010 thu ngân sách đạt 2651 tỷ đồng; năm 2015 đạt 4492 tỷ đồng.

3.1.2. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Các DN ngoài quốc doanh có các loại hình kinh tế khá phong phú, bao gồm mọi loại hình kinh doanh cá thể, tổ hợp, hợp tác xã, công ty TNHH, công ty Cổ phần… hoạt động trên tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Với lĩnh vực tham gia rộng rãi như vậy, kinh tế ngoài quốc doanh đã tạo một phần không nhỏ GDP, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế đất nước, thu hút lao động xã hội, tận dụng, khai thác tiềm năng của đất nước.

Ở nước ta hiện nay, xét cụ thể về loại hình DN, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh bao gồm: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, DN tư nhân, hộ cá thể và cá nhân kinh doanh.

Công ty là loại hình DN hoạt động theo luật công ty, là đơn vị kinh tế do các cá nhân bỏ vốn thành lập theo luật DN, trách nhiệm quyền hạn cũng như lợi nhuận được phân chia theo tỷ lệ góp vốn. Công ty có các loại hình như sau:

+ Công ty cổ phần

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn + Hợp tác xã

+ DN tư nhân

+ Các hộ kinh doanh cá thể

Bộ phận kinh tế NQD ngày càng phát triển và từng bước hoàn thiện đã và đang thể hiện vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển của

NQD cần sự quan tâm rất nhiều của Đảng và Nhà nước và sự nỗ lực của mọi ngành, mọi cấp.

Theo báo cáo của Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong năm 2015, cả nước có 94.754 DN được thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 601.519 tỷ đồng, tăng 26,6% về số DN và tăng 39,1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế là 1.452.543 tỷ đồng, bao gồm: tổng số vốn đăng ký của DN đăng ký thành lập mới là 601.519 tỷ đồng và tổng số vốn đăng ký tăng thêm của các DN thay đổi tăng vốn là 851.024 tỷ đồng. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một DN đạt 6,3 tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Số lao động dự kiến được tạo việc làm của các DN thành lập mới là 1.471,92 nghìn lao động, tăng 34,9% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo số liệu của Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội, trong năm 2015, DN đăng ký thành lập tăng ở tất cả các ngành, lĩnh vực so với cùng kỳ năm 2014. Một số ngành có tỷ lệ tăng cao trên 50%, gồm có: kinh doanh bất động sản tăng 86,2%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 62,3%; nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 59,3%.

Trong năm 2016, cả nước có 21.506 DN quay trở lại hoạt động, tăng 39,5% so với năm trước. Số DN hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm là 9.467 DN, giảm 0,4% so với năm trước. Xét theo quy mô vốn, trong năm 2015 số lượng DN gặp khó khăn phải tạm ngừng phần lớn là những DN có quy mô vốn đăng ký nhỏ dưới 10 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 93,5% trên tổng số DN gặp khó khăn phải tạm ngừng (cùng kỳ năm 2014 tỷ lệ này là 92,8%).

3.2. Khái quát về Chi cục thuế quận Ba Đình

3.2.1. Lịch sử hình thành

CCT quận Ba Đình được thành lập theo quyết định 315/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ngày 21 tháng 8 năm 1990. Tổ chức bộ máy của Chi cục được thực hiện theo Quyết định của Cục Thuế Thành phố Hà Nội, với tổng số 168 cán bộ công chức. Trong đó biên chế 157 người; hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ- CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 là 11 người. Mô hình hoạt động của CCT gồm: 01

Chi cục trưởng, 04 Phó Chi cục trưởng và 15 Đội thuế. Các Đội Thuế được hoạt động theo Quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29 tháng 3 năm 2010 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuộc CCT. Gồm các Đội thuế sau:

- Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ. - Đội Kê khai - Kế toán thuế & Tin học. - Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. - Đội Tổng hợp nghiệp vụ dự toán. - Đội Tuyên truyền hỗ trợ và Ấn chỉ. - Đội trước bạ và thu khác.

- Đội Kiểm tra nội bộ. - Đội Kiểm tra thuế số 1. - Đội Kiểm tra thuế sô 2. - Đội Kiểm tra thuế sô 3.

- Đội Thuế LP Điện Biên - Kim Mã - Đội Cấn - Chợ Ngọc Hà. - Đội Thuế LP Cống Vị - Liễu Giai - Vĩnh Phúc - Chợ Cống Vị.

- Đội Thuế LP Thành Công - Giảng Võ - Ngọc Khánh - Chợ Thành Công. - Đội Thuế LP Trung Trực - Phúc Xá - Chợ Long Biên.

- Đội Thuế LP Quán Thánh - Trúc Bạch - Ngọc Hà - Chợ Châu Long - Chợ Hữu Tiệp.

3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chi cục thuế Quận Ba Đình

3.2.2.1. Chức năng

CCT Ba Đình là tổ chức trực thuộc Cục Thuế Hà Nội, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

3.2.2.2. Nhiệm vụ

CCT quận Ba Đình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

- Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn;

- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ NNT trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

- Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của CCT.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của CCT: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo qui định của pháp luật thuế và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của ngành; đôn đốc NNT thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

- Quản lý thông tin NNT; xây dựng hệ thống thông tin về NNT trên địa bàn; - Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với NNT và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng CCT;

- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật;

- Được quyền yêu cầu NNT, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với CQT để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước;

- Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của NNT;

- Bồi thường thiệt hại cho NNT do lỗi của CQT, theo quy định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của NNT; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của CCT.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng CCT theo quy định của pháp luật.

- Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.

- Giám định để xác định số thuế phải nộp của NNT theo yêu cầu.

- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho NNT thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.

- Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của CCT.

- Quản lý bộ máy, biên chế lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Chi cục theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế.

- Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật và của ngành.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.

3.2.3. Mô hình tổ chức quản lý của Chi cục thuế quận Ba Đình

Căn cứ Quyết định số 503/QĐ-TCT của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của CCT:

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu bộ máy Chi cục thuế quận Ba Đình

Nguồn: CCT Quận Ba Đình

CHI CỤC PHÓ CHI CỤC PHÓ CHI CỤC PHÓ

-Đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế.

- Đội thuế liên phường Khương Đình -Khương Mai- Phương Liệt. - Đội thuế liên phường Nhân Chính- Thượng Đình- Hạ Đình.

- Đội thuế liên phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở chi cục thuế ba đình thành phố hà nội (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)