CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội trên địa bàn quận Ba Đình
3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội quận Ba Đình
Ngày 31/05/1961, Chính phủ ra quyết định thành lập Khu phố Ba Đình. Theo đó, khu Ba Đình mới được thành lập trên cơ sở sát nhập hai khu phố Ba Đình, Trúc Bạch cũ. Năm 1981 khu phố Ba Đình được đổi tên thành quận Ba Đình.
Quận Ba Đình là một quận trung tâm của thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp quận Tây Hồ, phía Nam giáp quận Đống Đa, phía Đông giáp sông Hồng, phía Đông Nam giáp quận Hoàn Kiếm, phía Tây giáp quận Cầu Giấy. Quận Ba Đình rộng hơn 9 Km2, dân số: 225, 282 người, gồm có 14 phường: Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim Mã, Liễu Giai, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch, Vĩnh Phúc.
Trải qua hơn một thế kỷ đô thị hóa, quận Ba Đình tập hợp những khu vực đô thị khác nhau. 55 năm - một chặng đường không dài so với lịch sử của Thủ đô, song cũng đủ để làm thay đổi diện mạo một vùng đất bằng sự nỗ lực không ngừng, sự đoàn kết một lòng của các thế hệ nhân dân quận Ba Đình qua các thời kỳ.
Quá trình phát triển gặp không ít khó khăn, thách thức, nhưng với tinh thần quyết tâm, sự nỗ lực, phấn đấu bằng những giải pháp quyết liệt, quận Ba Đình đã thúc đẩy kinh tế phát triển với cơ cấu hợp lý, thu hút nhiều nguồn lực, kinh tế của quận liên tục tăng trưởng nhanh và bền vững. Nhiệm vụ thu, chi ngân sách của quận luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao, tỷ lệ tăng thu theo điều tiết hàng năm đạt trên 20%; chi ngân sách đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ chính trị, ưu tiên đầu tư cho các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật, sự nghiệp giáo dục, văn hoá, xã hội và đô thị.
Về kinh tế, quận Ba Đình có nền kinh tế đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2016, kinh tế của quận tăng trưởng khá (10,9%), thu ngân sách nhà nước đạt cao 6.413 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2015 (là một trong 3 quận của thành phố có mức thu ngân sách trên 6.000 tỷ đồng). Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch tích cực với 68% là dịch vụ, thương mại. Ba Đình còn là một trong những địa bàn trọng điểm của thành phố về phát triển du lịch.
Bên cạnh đó, nhiệm vụ thu, chi ngân sách Nhà nước của quận luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao, tỷ lệ tăng thu theo điều tiết hàng năm đạt trên 20%; chi ngân sách đảm bảo đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chính trị, ưu tiên đầu tư cho các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật, sự nghiệp giáo dục, văn hoá, xã hội và đô thị. Nếu trong những năm 2000, thu ngân sách quận đạt 94,6 tỷ đồng thì năm 2010 thu ngân sách đạt 2651 tỷ đồng; năm 2015 đạt 4492 tỷ đồng.