Giải pháp quản lý đối tượng nộp thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở chi cục thuế ba đình thành phố hà nội (Trang 98 - 99)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh

4.2.1. Giải pháp quản lý đối tượng nộp thuế

Quản lý NNT là khâu đầu tiên trong công tác quản lý thu thuế GTGT. Thông qua công tác quản lý NNT, CCT sẽ nắm vững được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trên địa bàn quận, giúp cho việc lập dự toán thu sát với thực tế, tránh được tình trạng bỏ sót nguồn thu cũng như phục vụ tốt hơn cho công tác thanh tra, kiểm tra của CQT.

Để quản lý NNT hiệu quả hơn, bên cạnh các biện pháp đã và đang thực hiện, CCT quận Ba Đình cần tập trung vào một số biện pháp chủ yếu sau:

- Lập sổ để theo dõi và quản lý NNT thường xuyên, chi tiết hơn. Ngoài sổ theo dõi của đơn vị thì từng cán bộ nên theo dõi những DN mình quản lý. Trong đó, nên có sự phân loại NNT để quản lý hiệu quả hơn. Có thể phân loại NNT theo nhiều tiêu chí khác nhau để tiện quản lý: theo tình hình hoạt động, theo loại hình, theo ngành nghề, theo số thu, theo tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN... Với những sự phân loại như vậy, có thể dễ dàng tập trung quản lý những NNT có rủi ro về thuế cao, nâng cao hiệu quả quản lý.

- Bên cạnh đó, cần liên kết chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị trong quản lý các DN để công tác quản lý NNT hiệu quả hơn. Sự liên kết này không chỉ là trong nội bộ ngành thuế mà còn cả với các cơ quan, ban ngành liên quan. Trong nội bộ ngành Thuế thì cần thường xuyên phối hợp với phòng kê khai và kế toán thuế để cập nhật tình hình đăng ký thuế của các DN. Ngoài ra, CQT phải phối hợp chặt chẽ với Sở

kế hoạch và đầu tư để nắm bắt, đối chiếu số liệu về các DN đăng ký kinh doanh mới, thay đổi thông tin trong đăng ký kinh doanh... Có như vậy mới có thể quản lý NNT một cách toàn diện nhất, tránh bỏ sót đối tượng.

- Cần đề xuất, phối hợp chặt chẽ với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh mở rộng việc đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh và các tổ chức khác. Hoàn thiện hệ thống đăng ký thuế điện tử: NNT kê khai thông tin đăng ký thuế, thông tin thay đổi về đăng ký thuế qua mạng Internet và nhận kết quả qua cổng thông tin điện tử của CQT nhằm giảm thời gian, chi phí và thủ tục cho NNT.

- Cần quản lý NNT một cách toàn diện nhưng vẫn phải có trọng tâm, trọng điểm: Trong điều kiện thiếu lực lượng, CCT quận Ba Đình không thể quản lý NNT một cách dàn trải mà cần quản lý có trọng tâm.

- Sau khi cấp mã số thuế cho DN xong vấn đề kiểm soát DN hoạt động cũng rất quan trọng. Việc kiểm soát hoạt động của DN sẽ giúp cơ quan phát hiện kịp thời những sai phạm để có thể chấn chỉnh kịp thời hoạt động của DN đúng pháp luật. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ hoạt động của DN sẽ đảm bảo đúng, đủ. Để kiểm soát được tình hình tài chính của DN thì đòi hỏi bắt buộc các DN phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ.

- Kết hợp với hệ thống quản lý hồ sơ DN, cần xây dựng một hệ thống đánh giá DN do hiện nay việc đánh giá DN chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm của các cán bộ thuế. Trên cơ sở thông tin về NNT và các thông tin CQT có được từ tình hình thực hiện nghĩa vụ của NNT, thông tin có được từ bên thứ ba... xây dựng một hệ thống đánh giá, tính điểm NNT chứ không nên chỉ đánh giá NNTtheo kinh nghiệm. Từ đó phân loại các NNT theo mức độ rủi ro về thuế khác nhau để công tác quản lý có trọng tâm trọng điểm và đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở chi cục thuế ba đình thành phố hà nội (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)