Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra ĐTNT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở chi cục thuế ba đình thành phố hà nội (Trang 106 - 108)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh

4.2.6. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra ĐTNT

Công tác kiểm tra thuế là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của quản lý thuế đối với tất cả DN trong nền kinh tế. Thực hiện công tác kiểm tra thuế theo Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/04/2015 của Tổng cục thuế về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế, CCT Ba Đình cần tiến hành công tác theo quy trình nhằm tăng cường kiểm tra thuế theo Luật quản lý thuế, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế đối với các DN nói chung và các DN NQD nói riêng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm về thuế. Để đạt được hiệu quả cao thì CCT quận Ba Đình cần thực hiện những biện pháp sau đây:

 Tiến hành cải cách hiện đại hóa công tác thanh tra, kiểm tra thuế: Chuyển hẳn từ cơ chế thanh tra nhằm vào tất cả các ĐTNT hiện hành sang cơ chế thanh tra theo mức độ các vi phạm về thuế, có gian lận thì mới thanh tra, không gian lận thì không thanh tra. Đây là hình thức thanh tra theo mức độ rủi ro về thuế nhằm không gây phiền hà, cản trở công việc kinh doanh của ĐTNT, không làm tốn kém chi phí không cần thiết cho CQT. Cụ thể:

+ Chuyển đổi từ việc thanh tra, kiểm tra diện rộng sang thanh tra theo hệ thống tiêu thức lựa chọn, đi vào chiều sâu theo mức độ vi phạm.

+ Chuyển hoạt động thanh tra, kiểm tra chủ yếu tiến hành tại cơ sở kinh doanh của ĐTNT sang thanh tra, kiểm tra chủ yếu tại trụ sở CQT.

+ Hệ thống hóa những hành vi vi phạm pháp luật về thuế thường gặp của DN NQD trong giai đoạn gần đây để cán bộ kiểm tra nắm rõ tình hình, nghiên cứu để

đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo công tác kiểm tra thuế đối với DN NQD đúng pháp luật, đúng quy trình, đúng nghiệp vụ, phát hiện nhanh, kịp thời phát hiện ra sai phạm để có hướng xử lý phù hợp.

+ Chuyển từ thanh tra, kiểm tra toàn diện sang thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề và nội dung vi phạm. Trình Nhà nước bổ sung chức năng điều tra các vụ án vi phạm pháp luật về thuế cho các bộ phận thanh tra, kiểm tra của CQT để điều tra, xử lý nhanh chóng, kịp thời chống thất thu thuế; răn đe, ngăn chặn các hành vi gian lận tiền thuế. Cơ sở để đề xuất ý kiến trên là do CQT trực tiếp quản lý các ĐTNT, cán bộ thanh tra, kiểm tra nắm rõ đặc điểm tình hình kinh doanh của ĐTNT, có hệ thống dữ liệu về từng ĐTNT sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc điều tra.

 Áp dụng công nghệ tin học vào việc xây dựng và thu thập thông tin phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra có hiệu quả cao. Nghiên cứu xây dựng phần mềm hỗ trợ công tác thanh, kiểm tra thuế từ khâu thu nhập cơ sở dữ liệu của DN, chuyển đổi dữ liệu DN để phân tích, đánh giá, xác định mức độ rủi ro; lập kế hoạch và triển khai thanh tra, kiểm tra tại DN. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ như:

- Phần mềm hỗ trợ phân tích, nhận dạng rủi ro. - Phần mềm hỗ trợ chuyển đổi, xử lý dữ liệu đầu vào - Phần mềm hỗ trợ kiểm tra rủi ro phát hiện.

- Phần mềm hỗ trợ phục hồi dữ liệu cho công tác thanh tra, kiểm tra tại DN. - Hoàn thiện các phần mềm hỗ trợ thanh tra, kiểm tra trên máy tính.

 Đổi mới tổ chức cán bộ thanh tra thuế, xây dựng lực lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế chiếm khoảng 25-30% tổng số cán bộ, có trình độ chuyên sâu về chế độ chính sách thuế, về kế toán tài chính DN và có tính chuyên nghiệp cao, có phẩm chất đạo đức tốt, sử dụng thành thạo tin học vào công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ kỹ năng thanh tra, kiểm tra, đạo đức, phẩm chất của cán bộ với các nội dung chủ yếu là:

- Các chính sách chế độ thuế hiện hành; - Các thủ tục hành chính thuế hiện hành; - Kế toán và chuẩn mực kế toán;

- Phân tích, đánh giá tài chính DN; - Kiến thức tin học;

- Luật thanh tra, kiểm tra và các nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra; năng lực tổ chức thanh tra, kiểm tra;

- Trách nhiệm pháp luật, trách nhiệm công chức và đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, cần các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra như: Trang bị các thiết bị nghiệp vụ cần thiết cho việc điều tra, thanh tra, kiểm tra thuế, trang bị hệ thống máy tính cho công tác thanh tra, kiểm tra, mỗi cán bộ có 1 máy tính, kết nối mạng toàn ngành thuế bảo đảm cho việc thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời để phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở chi cục thuế ba đình thành phố hà nội (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)