CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
3.4.2. Đánh giá chỉ tiêu phản ảnh tính kịp thời
* Công tác kê khai, nộp thuế ngày càng được quan tâm và chỉ đạo nhằm hỗ trợ tốt cho NNT trong việc kê khai, nộp thuế được kịp thời. Bên cạnh đó CCT Quận Ba Đình đẩy mạng việc giám sát, đối chiếu trên hệ thống với thực tế, đôn đốc kê khai, nộp thuế nhờ đó công tác quản lý, giám sát kê khai thuế ngày càng chặt chẽ và tạo được những chuyển biến tích cực; Số lượng tờ khai phải nộp, đã nộp, nộp đúng hạn đã tăng lên cả về mặt số lượng và chất lượng thể hiện ý thức chấp hành kê khai thuế của NNT được nâng lên rõ rệt được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.12. Kết quả nộp hồ sơ khai thuế tại CCT Quận Ba Đình Năm Tổng số hồ sơ khai
thuế nộp đúng hạn
Tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế 2014 36.476 37.804 96,5 2015 37.668 38.774 97,1 2016 39.535 41.056 96,3
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm 2014, 2015, 2016- CCT quận Ba Đình)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, từ năm 2014 đến 2016, số lượng hồ sơ nộp đúng hạn tăng, tuy nhiên, tỷ lệ hồ sơ nộp đúng hạn vẫn không thay đổi nhiều. Nhìn chung, kể từ khi thực hiện quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp các DN quận Ba Đình đều nộp tờ khai đúng hạn, đúng mẫu biểu quy định của pháp luật. Trong năm 2015, tỷ lệ các DN nộp tờ khai đúng hạn, đúng biểu mẫu quy định chiếm tỷ lệ trung bình cao đạt 97,1%, trong khi đó tỷ lệ trung bình này của năm 2014 là 96,5%.
Bên cạnh tình hình nộp hồ sơ, tình hình nộp thuế tại CCT quận Ba Đình được thể hiện qua các số liệu sau:
Bảng 3.13. Kết quả nộp thuế GTGT tại CCT Ba Đình
(Đơn vị tính: Triệu đồng) Năm Tổng số thuế nộp đúng hạn Tổng số thuế phải nộp Tỷ lệ nộp thuế đúng hạn 2014 787.254 1.285.154 61,3 2015 982.512 1.418.256 69,3 2016 1.184.256 1.694.271 70,0
Qua bảng số liệu trên ta thấy việc chấp hành nộp thuế của DN ngày càng tăng từ năm 2014 là 61,3% đến năm 2016 tăng lên 70%, số tiền thuế nộp đúng hạn cũng tăng từ 787.254 triệu đồng đến năm 2016 là 1.184.256 triệu đồng. Bên cạnh đó CCT Quận Ba Đình cũng tăng cường biện pháp đôn đốc và tính tiền chậm nộp đối với các trường hợp nộp chập tiền thuế theo quy định. Kết quả nộp hồ sơ và nộp thuế tăng có thể được coi là thành tích, minh chứng cho sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ, nhân viên CCT quận Ba Đình.
3.5. Công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thông qua phiếu điều tra khảo sát thông qua phiếu điều tra khảo sát
- Đánh giá về luật thuế GTGT hiện hành
Bảng 3.14. Đánh giá của các DN về luật thuế GTGT hiện hành Số người trả lời Tỷ lệ % Dễ hiểu, dễ áp dụng 75 52,4 Bình thường 37 25,9 Khó hiểu, khó áp dụng 23 16,1 Không có ý kiến 8 5,6 Tổng 143 100
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Theo như kết quả khảo sát cho thấy, có 75 DN được khảo sát nhận định rằng Luật thuế GTGT hiện hành là “dễ hiểu, dễ áp dụng” chiếm 52,4% tổng số DN được khảo sát; 37 DN nhận thấy Luật thuế GTGT là “bình thường” chiếm 25,9%. Có 23 DN cho rằng Luật thuế GTGT hiện nay “khó hiểu, khó áp dụng” chiếm 16,1% và có 8 DN không có ý kiến. Điều này cho thấy, đa số các DN đều cho rằng thuế GTGT hiện hành là một loại thuế đơn giản, các DN có thể tuân thủ, thực hiện tốt các quy định của Luật thuế GTGT.
Bảng 3.15. Mức độ hiểu biết thuế GTGT của NNT
Tiêu chí Số người trả lời Tỷ lệ %
Hiểu toàn bộ luật 25 17,5
Hiểu một phần 85 59,4
Biết rất ít 18 12,6
Không biết về Luật 15 10,5
Tổng 143 100,0
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Theo kết quả khảo sát NNT về những hiểu biết về thuế GTGT của NNT, có 25 NNT cho rằng họ hiểu toàn bộ luật thuế GTGT, chiếm 17,5% tổng số NNT được khảo sát; có 85 người hiểu một phần, chiếm 59,4%, có 18 NNT hiểu rất ít, chiếm 12,6%, và có 15 NNT không biết gì về luật thuế GTGT, chiếm 10,5%. Tỉ lệ này là thấp, các CCT cần để ý thêm đến việc đào tạo, cung cấp thêm thông tin về thuế GTGT cho các DN, đặc biệt là các DN NQD.
Cùng với đó, khảo sát 35 cán bộ thuế, tiêu chí NNT am hiểu về luật thuế GTGT đạt 3,12 điểm với độ lệch chuẩn 0,74. Đây là mức điểm trung bình, trong mặt bằng chung với các CCT khác thì chưa phải là cao. Như vậy, có thể nói, NNT tại CCT quận Ba Đình đã có những hiểu biết nhất định về luật thuế GTGT, tuy nhiên, đa số chưa hiểu toàn bộ luật. Chi cục cần quan tâm đầu tư hơn nữa trong việc nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho cán bộ thuế; có như thế, công tác quản lý thuế mới phát huy được hiệu quả và hiệu lực.
Khảo sát các cán bộ thuế, tiêu chí “luật thuế GTGT ổn định, ít điều chỉnh„ đạt 3,0 điểm với độ lệch chuẩn 0,56; tiêu chí “những thay đổi của luật thuế GTGT phù hợp với tình hình KTXH hiện nay đạt được 2,9 điểm với độ lệch chuẩn 0,74. Điều này cho thấy, luật thuế GTGT hiện tại vẫn còn nhiều bất cập, nhiều thay đổi, NNT chưa thể cập nhật, nắm bắt nhanh chóng được. Điều này cũng đặt ra thách thức cho chính phủ trong việc đưa ra một hành lang pháp lý đầy đủ, minh bạch và đồng bộ, mọi sự thay đổi cần có ý nghĩa, tránh việc nghĩ ra sự thay đổi mà không áp dụng được vào thực tế. Bất kỳ sự thay đổi nào trong công tác quản lý thuế cũng cần
được thông báo một cách chính thức và rộng rãi đến cả từng công chức thuế, và từng NNT, đảm bảo tính bình đẳng, và minh bạch cho ngành thuế.
- Đánh giá về cán bộ nhân viên CCT
Khảo sát ý kiến của NNT về thái độ phục vụ của CBNV của CCT Ba Đình, tiêu chí đánh giá mức độ hỗ trợ thông tin đầy đủ và nhiệt tình của cán bộ thuế được đánh giá đạt 2,81 điểm (với độ lệch chuẩn là 0,71); tiêu chí đánh giá năng lực chuyên môn của CBNV đạt 3,55 điểm (với độ lệch chuẩn là 0,71); tiêu chí đánh giá năng lực quản lý của CNBV đạt 2,96 điểm (với độ lệch chuẩn là 0,73). Các mức điểm này là khá cao, cho thấy đa số khách hàng đều cho rằng CB Thuế có trình độ chuyên môn tốt nhưng chưa hài lòng với sự hỗ trợ, giải đáp thắc mắc cho DN. Điều này thực chất cũng do áp lực của ngành thuế khá nặng nề. Như vậy, bên cạnh việc đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, thì cán bộ chi cục Ba Đình cũng cần được tham gia thêm các lớp đào tạo về kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp ứng xử ... đặc biệt với bộ phận công chức thường xuyên tiếp xúc với NNT.
Bảng 3.16. Đánh giá của DN về trình độ và thái độ của cán bộ CCT
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Số người trả lời Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Cán bộ thuế hỗ trợ các DN rất nhiệt tình, cụ thể 143 2,8192 0,7090 Cán bộ thuế có năng lực chuyên môn tốt 143 3,5518 0,71823 Cán bộ thuế có năng lực quản lý chuyên nghiệp 143 2,958 0,7281 Công tác tuyên truyền về luật thuế mới được tổ
chức nhanh chóng, kịp thời, NNT dễ dàng nắm bắt được hệ thống văn bản pháp luật mới
143 3,1803 0,60153 Công tác kê khai, nộp thuế GTGT ngày càng
được thực hiện nhanh chóng, kịp thời 143 3,6943 0,71596 Công tác kiểm tra, thanh tra được thực hiện
nghiêm túc, triệt để 143 3,149 0,62268
Cơ sở vật chất của CQT hiện đại, ngày càng
- Kết quả khảo sát về phương pháp tính thuế và phương pháp kê khai thuế GTGT của DN
Theo kết quả khảo sát 143 DN, có 105 DN chiếm 73,4% DN được khảo sát thực hiện khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, 29 DN chiếm 20,3% kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp. Cùng với đó, có 102 DN chiếm 68,7% DN được khảo sát dùng phần mềm kế toán để kê khai thuế GTGT, có 25 DN chiếm 17,5% dùng công cụ Excel để kê khai, có 6 DN chiếm 4,2% theo dõi thủ công và có 10 người không có ý kiến gì về phương tiện kê khai thuế GTGT của DN mình.
Đánh giá phần mềm Hỗ trợ kê khai (HTKK) - phần mềm hỗ trợ việc kê khai thuế của Tổng cục thuế, được kết quả như sau: Có 96 DN chiếm 67,8% DN được khảo sát cho rằng đây là phần mềm dễ sử dụng, có 22 DN chiếm 15,4% DN được khảo sát cho rằng có thể sử dụng bình thường, có 15 DN chiếm 10,5% DN được khảo sát cho rằng phần mềm này khó sử dụng, 9 DN trong 143 DN được hỏi cho rằng, đây là phần mềm hay thay đổi, khó cập nhật.
Bảng 3.17. Đánh giá của cán bộ thuế về tình hình nộp thuế GTGT
Điểm TB
Độ lệch chuẩn
NNT am hiểu về luật thuế GTGT 3,1231 0,74089
NNT chủ động, nghiêm chỉnh thực hiện kê khai và nộp thuế GTGT 3,0308 0,58704
Số lượng NNT ngày càng gia tăng nhanh chóng 4,1769 0,64331
Việc trốn thuế, gian lận thuế GTGT ngày càng thực hiện tinh vi hơn 3,7769 0,71274
Tình trạng thất thu thuế GTGT ngày càng được kiểm soát 2,7308 0,60383
Luật thuế GTGT ổn định, ít điều chỉnh. 3,0000 0,56569
Những thay đổi luật thuế GTGT phù hợp với tình hình KTXH hiện nay 2,9231 0,74421
Thủ tục hành chính thuế hiện hành là phù hợp và cần thiết 2,8463 0,61280
Nguồn nhân lực trong công tác quản lý thuế GTGT là đủ 2,8456 0,76218
Cán bộ thuế luôn được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ cũng như các kiến thức về công nghệ, tin học 2,9538 0,74516
Cơ sở vật chất của CQT ngày càng được đầu tư, nâng cấp 3,1538 0,51026
Như vậy, có thể thấy, hiện tại, các DN đã và đang chú trọng đến việc quản lý kê khai thuế GTGT, sử dụng các phần mềm, công cụ, tiện ích để kê khai thuế. Điều này có những tác động tích cực đến việc quản lý NNT của CCT.
- Về tình hình quản lý hóa đơn chứng từ
Với câu hỏi “Khi DN bán hàng có xuất hóa đơn GTGT cho khách hàng không?” thì 112 DN, chiếm 78,3% đều trả lời tất cả các nghiệp vụ bán hàng đều được xuất hóa đơn, 15 DN chiếm 10,5% cho rằng họ chỉ xuất hóa đơn khi khách hàng có yêu cầu; 16 DN chiếm 11,2% trong các DN được hỏi không có ý kiến gì vè việc này. Theo đánh giá của tác giả, với tình trạng chung hiện nay, đa phần các DN nếu không có yêu cầu của khách hàng khi mua hàng phải xuất hóa đơn bán hàng GTGT thì các DN luôn hạn chế tối đa việc xuất hóa đơn đầu ra. Việc xuất hóa đơn như vậy gây ra tình trạng thất thu một khoản thuế không nhỏ, đặc biệt là thuế GTGT.
Những năm gần đây, sự xuất hiện của các DN “ma” ngày càng nhiều hơn. Đây là những DN tuy đã làm thủ tục thành lập, những thực tế không tổ chức sản xuất - kinh doanh, mà chỉ để mua bán hóa đơn bất hợp pháp nhằm thu lợi bất chính, rồi bỏ trốn. Những DN “ma” này có tác hại về nhiều mặt, trong đó thể hiện ở 2 khía cạnh chủ yếu. Một mặt, nó gây thất thu cho ngân sách nhà nước một số tiền không nhỏ. Mặt khác, nó gây ảnh hưởng đến môi trường bình đẳng giữa các DN.
Khi được hỏi về DN “ma”, thì có 78 DN có hiểu biết về tình trạng này, chiếm 54,5% trong tổng số các DN được khảo sát, có 45 DN chiếm 31,5 % không biết về DN “ma”, có 20 DN chiếm 14% không có ý kiến về điều này.
Khi được hỏi về tình trạng mua bán hóa đơn diễn ra trên thị trường, có 30 DN chiếm 21% trong tổng số các DN được khảo sát nghĩ rằng việc mua bán hóa đơn rất khó thực hiện, có 100 DN chiếm 69,9 % cho rằng việc này dễ thực hiện, có 13 DN chiếm 9,1% không có ý kiến về điều này.
Có thể thấy, trong thời gian gần đây, các DN ngoài quốc doanh tăng nhanh chóng, cùng với đó là việc xuất hiện các DN ma và tình trạng mua bán hóa đơn chiếm đoạt tiền thuế ngày càng gia tăng. Việc quản lý khâu phát hành, đặt in, sử
dụng hóa đơn GTGT ngày càng được quản lý chặt chẽ hơn, tuy nhiên, việc quản lý hóa đơn ấn chỉ là vô cùng khó khăn. Có 13 CB thuế trong 35 người được hỏi chiếm 37,1% cho rằng đây là công tác dễ gây thất thu thuế GTGT nhiều nhất, 5 người chiếm 14,3% cho rằng đây là công tác thực hiện kém nhất tại CCT.
Bên cạnh cơ chế quản lý của CCT, tình trạng NNT gian lận thuế ngày càng được thực hiện tinh vi hơn. Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ tiêu “việc trốn thuế, gian lận thuế GTGT ngày càng được thực hiện tinh vi hơn, đạt điểm 3,8 với độ lệch chuẩn 0,7. Điểm số này khá cao, cho thấy công tác quản lý thu thuế ngày càng khó khăn hơn rất nhiều. Cũng theo kết quả khảo sát, tiêu chí “nguồn nhân lực trong công tác quản lý thuế GTGT là đủ, đạt 2,8 điểm với độ lệch chuẩn là 0,76. Điều này cho thấy, hiện tại, số lượng cán bộ công chức thuế chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế, áp lực của ngành thuế ngành càng lớn.
3.6. Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở CCT quận Ba Đình