Giải pháp tăng cường công tác quản lý hóa đơn, ấn chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở chi cục thuế ba đình thành phố hà nội (Trang 99 - 100)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh

4.2.2. Giải pháp tăng cường công tác quản lý hóa đơn, ấn chỉ

Hiện nay, ngoài tình trạng DN “ma” đã nói ở trên, tình trạng các DN làm “mất” hóa đơn ngày càng trở nên phổ biến cả về số lượng DN và số lượng hóa đơn, các loại hóa đơn này gồm hóa đơn đã sử dụng và hóa đơn chưa sử dụng. Nguyên nhân mất hóa đơn thì có nhiều, cả nguyên nhân khách quan (như bị cướp túi xách

trong đó có hóa đơn, gửi kèm theo xe hàng lái xe làm mất, do hỏa hoạn……) và cả nguyên nhân chủ quan (do trình độ quản lý và ý thức gian lận thuế). Việc mất hóa đơn gây tổn thất cho nhiều phía: CQT phải mất thời gian xử lý và theo dõi thu số tiền phạt xử lý vi phạm; cá nhân làm mất phải bỏ tiền ra nộp phạt. Về mặt KTXH cũng gây ra hậu quả khôn lường khi các hóa đơn bị mất chưa sử dụng bị lợi dụng đưa vào mua bán, kinh doanh bất hợp pháp nhằm gian lận trốn thuế.

Để tăng cường hiệu quả cho công tác quản lý hóa đơn, ấn chỉ, CQT các cấp cần tổ chức các hội nghị chuyên đề để có những đánh giá xác đáng từ đó đề ra những biện pháp quản lý tốt hơn. Cùng với đó, ngành thuế cần tăng cường tuyên truyền tác hại của việc mất hóa đơn, cảnh báo các cá nhân, tổ chức kinh doanh phòng ngừa không để xảy ra tình trạng mất hóa đơn gây hậu quả xấu. Thời điểm này, cơ chế quản lý và sử dụng hóa đơn đang được sửa đổi bổ sung, cải cách theo hướng tăng khuyến khích các DN sử dụng hóa đơn tự in giúp giảm thời gian cho các DN đồng thời tăng cường trách nhiệm của đơn vị nhằm tránh hiện tượng mua bán, gian lận về hóa đơn. Chính phủ đã có Nghị định 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn và Bộ Tài chính có Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 trong đó Bộ Tài chính quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sử dụng hóa đơn tự in phải đăng ký mẫu hóa đơn, ký hiệu, số lượng nơi in với Cục Thuế tỉnh, TP nơi đóng trụ sở và thông báo mẫu hóa đơn đến các cơ quan này để theo dõi, quản lý. Thực hiện cơ chế này song không có nghĩa là ngành thuế đã hết trách nhiệm, mà càng đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa vai trò quản lý, xét duyệt mẫu mã, kiểm tra số lượng hóa đơn mà DN đã in và cho phép lưu hành, kiểm tra việc bán hàng phải xuất hóa đơn, đảm bảo thiết lập môi trường quản lý trong sạch, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở chi cục thuế ba đình thành phố hà nội (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)