Nhóm giải pháp khác:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 101 - 104)

4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn thành phố Hà

4.2.7. Nhóm giải pháp khác:

4.2.7.1. Trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế và Bảo hiểm xã hội:

Hiện nay, ở Việt Nam, cả ngành thuế và BHXH đều đang thực hiện công tác quản lý thông qua việc cấp mã số cho các đối tượng. BHXH đã cấp và quản lý 10 triệu mã số của người lao động, trong khi cơ quan thuế đã cấp và quản lý trên 26 triệu mã số thuế. Định kỳ, việc kê khai và nộp thuế TNCN, BHXH thực hiện trên những mẫu tờ khai khác nhau, gây ra rất nhiều tốn kém về tiền bạc, thời gian, công sức cho người sử dụng lao động, tăng chi phí tuân thủ của cả CQT và NNT, ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động.

Để kết hợp hai khoản thu, giảm thời gian dành cho nộp thuế và các khoản bảo hiểm của doanh nghiệp đáng kể so với hiện tại, đồng thời giảm bớt thời gian thực hiện nghĩa vụ thuế, cải thiện thứ hạng của Việt Nam trong bản Báo cáo môi

trường kinh doanh, việc giao cả 2 khoản thu cho một cơ quan cần thống nhất một loại mã số chung cho công tác quản lý. Sử dụng lại mã số của bảo hiểm hay thuế TNCN phải được bàn bạc để có phương án tối ưu. Cấp lại một mã số mới để dùng chung là một phương án. Tuy nhiên, tổ chức đăng ký lại sẽ làm mất thời gian, gây phiền hà cho người lao động. Và trước hết, phải có một mẫu tờ khai thống nhất để kê khai cả thuế TNCN và các khoản bảo hiểm.

Một giải pháp cần triển khai ngay là tận dụng kho dữ liệu sẵn có của hai cơ quan. Sẽ có những vướng mắc về sự khác biệt của dữ liệu, của hệ thống công nghệ thông tin. Cũng phải bổ sung những quy định chung, đưa ra một mẫu tờ khai và giải pháp thống nhất mã số cũng như cách thức quản lý... Có thể thấy, việc tận dụng này sẽ giảm được rất nhiều phiền hà cho người sử dụng lao động, các cơ quan chi trả.

4.2.7.2. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm thuế thu nhập cá nhân:

Việc xử lý các trường hợp vi phạm cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và dứt khoát. Cơ quan thuế phát hiện ra các trường hợp vi phạm và có những bằng chứng cụ thể chứng minh hành vi trốn thuế thì sẽ phải có trách nhiệm nộp phạt đúng thời hạn và đúng số tiền bị phạt. Nếu như có những hành vi chống đối thì cần có sự can thiệp ngay lập tức của cơ quan công an. Việc xử phạt thật nghiêm minh sẽ là điều kiện quan trọng để giảm bớt các trường hợp vi phạm. Nếu các đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân không đóng thuế thì sẽ bị truy tố hình sự.

4.2.7.3. Bổ sung chức năng điều tra và thành lập lực lượng điều tra thuế cho ngành thuế.

Hiện tại, ngành thuế mới có chức năng thanh tra, kiểm tra thuế, chưa có chức năng điều tra. Ngày nay, số lượng doanh nghiệp ngày càng gia tăng, với phương thức tự khai tự nộp thuế, cơ quan quan thuế quản lý theo nguyên tắc quản lý rủi ro, trong khi hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng mở rộng, đa ngành, lĩnh vực, việc lách luật, trốn thuế, gian lận thuế ngày càng gia tăng, thủ đoạn ngày càng tinh vi, đặc biệt liên quan đến các giao dịch ngầm, các khoản thu nhập bất hợp pháp…Trong tình hình đó, đòi hỏi cơ quan thuế phải có chức năng điều tra và lực lượng làm công tác điều tra chống gian lận thuế. Trong một hệ thống thuế chuyên nghiệp và hiện đại trong tương lai, có thể thành lập lực lượng cảnh sát thuế để thực

hiện điều tra sâu, có đủ sức mạnh và thẩm quyền trấn áp, cưỡng chế việc thực thi pháp luật thuế.

4.2.7.4. Nâng cao hơn nữa hiệu quả ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý:

Cải cách và hiện đại hóa công tác quản lý thuế là một yêu cầu được ngành thuế đặt ra từ rất lâu. Trong đó, xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin(CNTT) phục vụ quản lý điều hành trong nội bộ cơ quan thuế cũng như hỗ trợ NNT là nhiệm vụ trong tâm và được ngành thuế đầu tư rất bài bản và có chiến lược.

Việc ứng dụng công nghệ của Tổng cục Thuế hiện được đánh giá khá cao trong việc giảm các thủ tục, chi phí cho NNT, phù hợp quá trình hội nhập kinh tế thế giới, góp phần thay đổi cơ bản về thủ tục kê khai thuế, đem lại hiệu quả lớn cho cả NNT và cơ quan thuế, giảm các bất lợi về thời gian, công sức, tạo được sự chủ động hoàn toàn cho NNT. Hết tháng 6/2013, công tác khai thuế điện tử đã được triển khai, mở rộng tại 50 tỉnh, thành phố với 265.114 doanh nghiệp, riêng khối doanh nghiệp lớn, đã có 91% số doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế qua mạng Internet. Tỷ lệ kê khai thuế qua mạng đạt trên 95%, có đơn vị đạt 100% thực hiện kê khai thuế điện tử. Phối hợp triển khai thu thuế qua hệ thống các ngân hàng thương mại đến tháng 6/2013, hầu hết các ngân hàng đã phối hợp thu ngân sách với ngành (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngân hàng Ngoại thương Việt nam, ngân hàng Công Thương, ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Tiền Phong Bank, Liên Việt Bank, ngân hàng Hàng hải, ngân hàng Quốc tế,…); số thu ngân sách trong 6 tháng đầu năm 2013 qua hệ thống các ngân hàng đạt 150.000 tỷ đồng. Việc kết nối thông tin tích hợp tự động Kho bạc - Thuế - Hải quan - Tài chính được mở rộng tại 63/63 tỉnh, thành phố, trong đó đang tổ chức triển khai áp dụng chữ ký số vào việc trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử về thu NSNN giữa 04 ngành, thay thế hình thức trao đổi thủ công (bằng giấy) như hiện nay.

Đối với Cục Thuế Hà Nội, có thể nói, về cơ bản trên địa bàn Hà nội hiện nay, các doanh nghiệp chỉ có một hình thức khi thực hiện khai thuế, đó là kê khai và nộp hồ sơ khai thuế qua mạng Internet (trừ một số tổ chức hành chính sự nghiệp, một số doanh nghiệp quá nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập). Việc nộp hồ sơ khai thuế qua mạng đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và cơ quan thuế: thủ tục nộp hồ sơ khai thuế đơn giản, nhanh gọn, tiết

kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp; Cơ quan thuế xử lý tờ khai nhanh, chính xác, giảm thiểu lao động, thuận lợi cho việc lưu trữ hồ sơ và tra cứu dữ liệu, đặc biệt sẽ đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận, xử lý hồ sơ của doanh nghiệp ngày càng tăng trong khi nguồn nhân lực chưa được bổ sung tương ứng. Qua việc nhận hồ sơ khai thuế qua mạng đã giúp cơ quan Thuế thuận lợi trong việc tập trung nhân lực rà soát, chuẩn hoá cơ sở dữ liệu, đảm bảo cho công tác quản lý, đôn đốc kê khai được chính xác và phản ánh đúng tình trạng nộp hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp; tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế tăng nhanh, nếu như năm 2010, tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế của toàn ngành chỉ đạt 89-90% thì đến nay tỷ lệ số hồ sơ khai thuế nộp đúng hạn và không có lỗi số học ngày càng tăng (bình quân hàng tháng đạt tỷ lệ trên 95 % đơn vị nộp hồ sơ đúng hạn).

Vì vây, hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin của Ngành Thuế cần được điều chỉnh để linh hoạt hơn, đáp ứng kịp thời hơn trong việc hỗ trợ công tác quản lý thuế trong nội bộ ngành cũng như hỗ trợ cho NNT trong việc thực hiện các thủ tục kê khai, nộp thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)