Thực trạng quản lý đối tượng nộp thuế TNCN:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 48)

3.3. Thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.3.1. Thực trạng quản lý đối tượng nộp thuế TNCN:

Cục Thuế TP Hà Nội quản lý thuế trên địa bàn rộng lớn, đối tượng phục vụ đa dạng, nhiều thành phần, với trình độ hiểu biết pháp luật khác nhau. Hiện tại, số NNT thu nhập cá nhân Cục Thuế Hà Nội hiện đang quản lý như sau:

Bảng 3.3: Số lượng NNT Thu nhập cá nhân Cục Thuế Hà Nội đang quản lý.

(Đơn vị: tổ chức, cá nhân)

Tổng số: 4.785.863

Trong đó:

- Số cơ quan chi trả có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN: 93.036 - Số NNT là hộ kinh doanh nộp thuế TNCN và GTGT: 137.174 - SốNNT là cá nhân làm công ăn lương thuộc diện quản lý

thuế TNCN: 4.554.227

- SốNNT là cá nhân độc lập đăng ký nộp thuế TNCN trực

tiếp với CQT: 1.426

(Nguồn: Cục Thuế Hà Nội)

Tất cả các cá nhân có thu nhập thường xuyên hoặc không thường xuyên đều được đăng ký thuế và cấp MST để quản lý trên hệ thống ứng dụng tin học của ngành thuế.

Khi thực hiện Luật thuế TNCN, số cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN rất lớn, dự kiến khoảng 14 triệu người. Riêng cục Thuế Hà Nội, số lượng cá nhân cần cấp MST khoảng 4 triệu người. Để có thể cấp MST cho số lượng lớn cá nhân trong một thời gian ngắn, kịp thời có thông tin để quản lý thuế TNCN ngay khi Luật thuế TNCN có hiệu lực, Ngành thuế có sáng kiến được đánh giá cao và mang lại hiệu quả quản lý lớn, đó đã tổ chức việc cấp mã cho cá nhân làm công ăn lương tập trung thông qua cơ quan chi trả thay vì việc làm hồ sơ cấp mã cho từng cá nhân.

Việc tổ chức cấp mã qua cơ quan chi trả được thực hiện như sau:

Cơ quan Thuế thiết kế trang mạng tncnonline.gdt.gov.vn, trên đó cung cấp công cụ hỗ trợ kê khai thông tin cấp mã cho cá nhân làm công ăn lương qua cơ quan chi trả; Các cơ quan chi trả sử dụng công cụ được CQT hỗ trợ, kê khai các thông tin theo yêu cầu cho các cá nhân là công ăn lương của cơ quan/ đơn vị mình; gửi file thông tin qua mạng đến cơ quan Thuế; Cơ quan thuế nhận được thông tin (trong đó có số CMT nhân dân hoặc hộ chiếu) để thực hiện sinh MST.

Danh sách MST được cấp sẽ được thông báo cho doanh nghiệp và thông báo trên website chính thức của ngành thuế .

Ngay trong năm đầu tiên triển khai luật thuế TNCN, số mã số thuế được cấp thông qua các kênh khác nhau của CQT như sau:

Bảng 3.4: Kết quả cấp MST cá nhân trong năm đầu triển khai Luật thuế TNCN

(Đơn vị: mã số thuế)

1. Tổng mã số thuế cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công được cấp:

2.096.412

Trong đó:

Mã số thuế cá nhân được cấp qua trang web tncnonline.gdt.gov.vn:

1.980.944

Mã số thuế được cấp theo phương pháp truyền thống trên Ứng dụng đăng ký thuế:

115.468

2. Mã số thuế cho các cá nhân kinh doanh do các chi cục Thuế quản lý cấp:

137.306

(Nguồn: Cục Thuế Hà Nội)

Nếu so với cách thức cấp MST trước đây, với thời gian xử lý hồ sơ và cấp MST là 8 ngày cho một mã số thuế được cấp thì đây là một kết quả rất đáng khích lệ, được xã hội đánh giá cao, kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý thuế theo luật thế TNCN và luật Quản lý thuế của ngành Thuế nói chung và cục Thuế Hà Nội nói riêng.

Trong quá trình quản lý NNT, Cục Thuế Hà Nội thường xuyên thực hiện công tác kiểm kê, rà soát mã số thuế, rà soát NNT trên địa bàn. Hàng tháng, phòng Kê khai kế toán thuế thường xuyên phối hợp với các Phòng Kiểm tra thuế, các Chi cục thuế tiến hành rà soát, đối chiếu đối tượng nộp thuế để đảm bảo số đối tượng nộp thuế đã được cấp mã số thuế khớp đúng với số đối tượng nộp thuế thực tế các đơn vị đang theo dõi, quản lý.

- Quản lý thông tin người phụ thuộc (NPT):

Thời gian đầu thực hiện, thông tư hướng dẫn Luật thuế TNCN qui định NNT kê khai thông tin NPT theo mẫu qui định gửi đến cơ quan thuế để cơ quan Thuế theo dõi. Sau đó, vì lượng thông tin quá lớn, ứng dụng quản lý thuế TNCN của ngành Thuế chưa thiết kế chức năng nhập thông tin NPT vào ứng dụng, do đó, CQT ủy quyền cho các cơ quan chi trả theo dõi thông tin NPT của các cá nhân làm công ăn lương theo kê khai để thực hiện giảm trừ gia cảnh trước khi tính thuế và khấu trừ thuế. Cơ quan thuế chỉ kiểm soát thông tin về giảm trừ gia cảnh của cá nhân khi cá nhân thực hiện quyết toán năm, khi đó, NNT phải xuất trình giấy tờ chứng minh NPT theo qui định của Luật thuế TNCN.

Cho đến tận thời điểm này, việc quản lý NPT vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu hay có thể nói là chưa quản lý được. Đây có thể vẫn là một nguồn thất thu thuế vì khi CQT không kiểm soát được thông tin về NPT, một NPT có thể được kê khai giảm trừ gia cảnh ở nhiều hồ sơ quyết toán khác nhau.

Ngành thuế đang xây dựng giải pháp cấp mã cho NPT để đưa vào quản lý trên hệ thống ứng dụng. Tuy nhiên, nếu không có một giải pháp để có thể xác định một NPT là duy nhất thì dù có quản lý thông tin NPT trên hệ thống ứng dụng cũng không tránh được việc khai không chính xác.

Đây là một vấn đề tồn tại mà tác giả sẽ đề xuất xử lý trong chương Giải pháp.

3.3.2. Thực trạng bộ máy quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế Hà Nội: 3.3.2.1. Khái quát về tổ chức bộ máy quản lý thuế và phân cấp quản lý của ngành thuế:

Năm 2009, quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009, thay thế Quyết định 76/2007/QĐ-TTg, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Thuế được giữ nguyên và mô hình tổ chức được xác định là quản lý theo chức năng, theo đó, công tác quản lý thuế được tổ chức thực hiện theo 4 chức năng chính: Tuyên truyền hỗ trợ NNT, Quản lý NNT, kê khai, nộp thuế và kế toán thuế; Quản lý nợ và cưỡng chế thuế; Thanh tra kiểm tra. Tổ chức bộ máy cụ thể:

Cấp Tổng cục Thuế: Cơ quan Tổng cục Thuế không trực tiếp thu thuế mà chỉ quản lý, chỉ đạo điều hành, xây dựng văn bản hướng dẫn pháp luật thực hiện

chính sách thuế, hướng dẫn và chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra thu nộp các loại thuế, tuyên truyền - hỗ trợ về thuế trên địa bàn cả nước.

Cấp Cục Thuế: Cục Thuế có nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản trên địa bàn: (1) Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế; (2) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế, tuyên truyền, hỗ trợ NNT; (3) Quản lý thông tin, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu; (4) Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế, tạo thuận lợi cho NNT; (5) Tổ chức thực hiện công tác (6) Tổ chức thực hiện kế hoạch thu; (7) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế; (8) Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, thuộc thẩm quyền; (9) Giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Cấp Chi cục Thuế: Chi cục Thuế có nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản sau đây: (1) Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật, quy trình, biện pháp nghiệp vụ, quản lý thuế NNT (2) Tổ chức thực hiện kế hoạch thu; (3) Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT; (4) Quản lý thông tin, xây dựng hệ thống dữ liệu; (5) Thanh tra, kiểm tra; (6) Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Để thực hiện Luật Thuế TNCN là loại thuế có nhiều đối tượng nộp thuế nhất, tổ chức bộ máy quản lý đối với Thuế TNCN được hình thành theo ngành dọc tại các cấp quản lý, cụ thể:

Tại cấp Tổng cục Thuế có Vụ Quản lý Thuế TNCN là đơn vị tham mưu cho Tổng cục và chỉ đạo toàn ngành về quản lý Thuế TNCN (Quyết định số 106/QĐ- BTC ngày 14 tháng 01 năm 2010).

- Tại cấp Cục Thuế hình thành Phòng Quản lý Thuế TNCN là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện thống nhất chính sách thuế TNCN; kiểm tra, giám sát kê khai Thuế TNCN; tổ chức thực hiện kế hoạch thu Thuế TNCN đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế (Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29 tháng 03 năm 2010).

- Tại cấp Chi cục Thuế có Đội Quản lý Thuế TNCN là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai Thuế TNCN; chịu trách

nhiệm thực hiện kế hoạch thu Thuế TNCN thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế (Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010).

3.3.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế Hà Nội.

Như phần cơ cấu tổ chức bộ máy tổng thể nói chung đã nêu, bộ máy của ngành thuế hiện tổ chức theo mô hình chức năng, trong đó bao gồm 4 chức năng chính: Tuyên truyền hỗ trợ NNT, Quản lý Kê khai – kế toán thuế, Quản lý thu nợ và cướng chế thuế, Thanh tra, kiểm tra. Mỗi chức năng quản lý tất cả các sắc thuế và người nộp thuế.

Trước khi Luật thuế TNCN ra đời, việc quản lý thuế TNCN như với các sắc thuế khác. Tuy nhiên, khi tổ chức thực hiện luật Thuế TNCN, rất nhiều các qui định mới với số đối tượng bị điều chỉnh luật rất lớn, dự kiến 16 triệu NNT, vì vậy, cần thiết phải có một bộ phận chuyên môn để tổ chức triển khai. Theo đó, tại Tổng cục Thuế, vụ Quản lý thuế TNCN được thành lập; tại các Cục Thuế, có các phòng quản lý thuế TNCN; tại chi cục Thuế có các đội quản lý thuế TNCN.

Nhiệm vụ chính trong giai đoạn đầu triển khai thực hiện Luật của các đơn vị quản lý thuế TNCN là tham mưu với Lãnh đạo, tổ chức và thực hiện triển khai các công việc như cấp MST – quản lý đối tượng; lập kế hoạch và chuẩn bị nội dung cho công tác tuyên truyền cho Luật thuế tới các đối tượng nộp thuế, cán bộ thuế và toàn xã hội; ...

Sau hai năm triển khai thực hiện Luật thuế TNCN, công tác quản lý đã đi vào nề nếp, tương đối ổn định. Từ đó cho đến nay, ngoại trừ Vụ Quản lý thuế TNCN tại Tổng cục Thuế vẫn tiếp tục nghiên cứu và ban hành các chính sách và hướng dẫn nghiệp vụ công tác quản lý thuế TNCN trên toàn quốc, vai trò của các bộ phận quản lý thuế TNCN tại các địa phương thu hẹp lại, tập trung vào việc quản lý các tổ chức chi trả thu nhập không phải là doanh nghiệp, các cá nhân hành nghề độc lập, chỉ nộp thuế TNCN và các khoản thu nhập phát sinh một lần; Các công việc theo chức năng do các đơn vị chức năng thực hiện chung cho tất cả các sắc thuế và NNT kinh doanh.

Theo cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thu thuế TNCN cấp Cục và Chi cục nói chung của ngành Thuế, Cục Thuế Hà Nội có 01 phòng Quản lý thuế TNCN.

Cấp chi cục Thuế của cục Thuế Hà Nội không tổ chức thành đơn vị Đội quản lý thuế TNCN mà tổ chức thànhbộ phận quản lý thuế thu nhập cá nhân ở các đội

chức năng.

Số lượng cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý Thuế TNCN của Cục Thuế Hà Nội:Tổng số 24 cán bộ, trong đó,công chức chuyên trách tại phòng Quản lý thuế TNCN của Cục Thuế là 24 người, có 8 người có trình độ thạc sỹ, 16 người có trình độ đại học... Số cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác quản lý thuế TNCN tại cấp Chi cục Thuế là 0 người.

Hình 3.2: Trình độ công chức chuyên trách quản lý thuế TNCN

(Nguồn: Cục Thuế Hà Nội)

Tuy nhiên, việc tham gia công tác quản lý thu thuế TNCN không phải chỉ có phòng Quản lý thuế TNCN. Phòng Quản lý thuế TNCN của Cục Thuế Hà Nội hiện tại có chức năng hướng dẫn nghiệp vụ và lên kế hoạch cho việc triển khai thực hiện các chính sách mới và trực tiếp quản lý các cơ quan chi trả thu nhập không phải là doanh nghiệp. Còn lại, việc quản lý thuế TNCN của cá nhân làm công ăn lương trong các doanh nghiệp, hộ cá thể kinh doanh, cá nhân hành nghề độc lập thực hiện quản lý theo chức năng như các sắc thuế khác.

Các đơn vị tham gia và phối hợp trong quản lý thu thuế TNCN được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy thực hiện quản lý thuế thu nhập cá nhân của Cục thuế Hà Nội

Các phòng Kiểm tra thuế ở Cục Thuế, đội Kiểm tra thuế ở Chi cục Thuế quản lý thu trực tiếp thuế TNCN đối với người sử dụng lao động do đơn vị phụ trách. Phòng/đội Kiểm tra thuế, phòng Quản lý thuế TNCN kiểm tra hồ sơ khai thuế và kiểm tra tại trụ sở của NNT phát hiện có dấu hiệu trốn thuế, gian lận về thuế chuyển hồ sơ về các phòng Thanh tra thuế.

Các phòng Thanh tra thuộc Cục Thuế thanh tra NNT theo khối phòng Kiểm tra thuế và Chi cục Thuế được phân công.

Phòng Nghiệp vụ - Kế hoạch: Giao kế hoạch và kiểm điểm kế hoạch thu thuế TNCN

Lãnh đạo chi cụcphụ trách công tác quản lý thuế TNCN

Đội Tuyên truyền Hỗ trợ NNT

Lãnh đạo cục

phụ tráchcông tác quản lý thuế TNCN

Phòng Tin học:Hỗ trợ các ứng dụng hỗ trợ kê khai/ nộp thuế cho NNT và các ứng dụng quản lý của các chức năng trong

Đội Kê khai –Kế toán thuế Phòng Tuyên truyền Hỗ trợ NNT Phòng Kê khai –Kế toán thuế Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế Phòng Quản lý lý nợ và Cưỡng chế nợthuế Phòng QL thuế TNCN. Phòng Kiểm tra thuế Phòng Thanh tra thuế Đội kiểm tra

Số cán bộ này tham gia vào quản lý thu thuế theo chức năng, mỗi cán bộ trong từng bộ phận chức năng theo dõi một số ĐTNT theo loại hình DN, lĩnh vực kinh doanh... bao gồm tất cả các sắc thuế trong đó có thuế TNCN.

Việc thực hiện mô hình quản lý thu thuế chủ yếu theo chức năng đã hình thành đội ngũ cán bộ tương đối chuyên môn hóa, chuyên sâu theo các chức năng quản lý thuế trên cơ sở đánh giá phân loại, sắp xếp công chức nhằm phù hợp với năng lực, trình độ của mỗi cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thu thuế.

Bộ máy quản lý thu thuế của Cục Thuế Hà Nội nói riêng và Ngành thuế nói chung được tổ chức theo mô hình quản lý theo chức năng, mỗi bộ phận quản lý thu tất cả các sắc thuế của một số ĐTNT.

3.3.3. Thực trạng công tác lập kế hoạch thu thuế TNCN

Công tác lập kế hoạch thu thuế TNCN của Cục Thuế Hà Nội thực hiện theo qui trình hướng dẫn của Tổng cục Thuế và thực hiện cùng với việc lập kế hoạch của các khoản thu khác.

Theo hướng dẫn thống nhất của ngành Thuế, công tác lập kế hoạch thu thuế TNCN hàng năm được thực hiện như sau:

Bước 1. Xây dựng kế hoạch:

Ngay từ đầu đầu quí 2, công tác lập kế hoạch thu cho năm sau đã phải thực hiện. - Tại bước Thu thập thông tin, tập hợp cơ sở dữ liệu để xây dựng kế hoạch thu NSNN, Cục Thuế giao cho các Chi cục Thuế xây dựng số kế hoạch thu thuế TNCN cho chi cục và Phòng Quản lý thuế TNCN xây dựng số khái toán cho văn phòng Cục Thuế.

- Số kế hoạch thu thuế TNCN được xây dựng chi tiết theo 10 nguồn thu nhập chịu thuế.

- Căn cứ để xây dựng kế hoạch:

 Số thu năm trước;

 Các chính sách mới có tác động trong năm;

 Tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến trên địa bàn;

 Các yếu tố ảnh hưởng khác.

- Phòng Dự toán thu thuế của Cục Thuế thực hiện tổng hợp số khái toán của các Chi cục và phòng Quản lý thuế TNCN, hoàn thiện hồ sơ xây dựng kế hoạch thu chi tiết, báo cáo thuyết minh cơ sở xây dựng kế hoạch thu gửi Tổng cục Thuế trước ngày 25/6.

Bước 2: Thảo luận kế hoạch:

Căn cứ vào số khái toán và thuyết minh Cục Thuế Hà Nội gửi Tổng cục thuế,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)