4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn thành phố Hà
4.2.2. Nhóm giải pháp trong công tác Quản lý nguồn thu nhập:
Quản lý thu nhập là yếu tố hết sức quan trọng, có thể được coi là linh hồn của cơ chế quản lý thu thuế TNCN. Do tính chất khác nhau của từng loại thu nhập: thu nhập từ lao động, sản xuất kinh doanh, thu nhập từ đầu tư tài chính..., phương thức quản lý mỗi loại thu nhập đều có đặc thù riêng.
(1) Quản lý thu nhập từ kinh doanh:
bàn quản lý rộng và phức tạp như Cục Thuế Hà Nội, các đội thuế xã, phường trực tiếp quản lý các hộ kinh doanh cần thường xuyên rà soát, xác định thu nhập đúng với thực tế, tránh bỏ sót, xác định sai thu nhập dẫn đến thất thu thuế.
- Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương, thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại, thu nhập từ các hình thức trúng thưởng: Phương thức quản lý là kết hợp giữa khấu trừ tại
nguồn và tự khai quyết toán của cá nhân. Cá nhân có thu nhập từ nhiều nguồn sẽ tổng hợp thu nhập từ tất cả các nguồn trong năm và trực tiếp quyết toán với CQT.
Hàng tháng, các đơn vị chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, kê khai và nộp số thuế đã khấu trừ vào ngân sách nhà nước. Hết năm, đơn vị chi trả phải khai quyết toán số thuế đã khấu trừ và thu nhập đã chi trả cho từng cá nhân trong năm.
- Đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thừa kế, quà tặng, chuyển nhượng vốn: Cá nhân có thu nhập kê khai trực tiếp với cơ quan thuế nơi cư trú theo
mỗi lần phát sinh. Đội thuế thu nhập cá nhân chịu trách nhiệm quản lý các cá nhân có các khoản thu nhập này.
Tuy nhiên, thực trạng của Việt Nam trong thời điểm hiện nay đã cho thấy, quản lý thu nhập không thể là câu chuyện của riêng ngành thuế. Quản lý thu nhập, trước tiên là tinh thần tuân thủ pháp luật, nói cách khác, là tinh thần thượng tôn pháp luật của xã hội nói chung, của từng người nộp thuế và đương nhiên, của cơ quan thuế.
(2) Khấu trừ tại nguồn thông qua các cơ quan chi trả đối với các thu nhập thường xuyên và không thường xuyên:
Việc thực hiện biện pháp khấu trừ thuế tại nguồn giúp cho CQT tập trung quản lý các đơn vị chi trả thu nhập từ khâu đăng ký thuế đến kê khai nộp thuế, quyết toán thuế. Cá nhân làm công ăn lương chỉ có thu nhập tại một nơi được phép ủy quyền quyết toán năm qua đơn vị chi trả thu nhập. Cơ quan sử dụng lao động, trước khi chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ tiền thuế nộp vào Ngân sách Nhà nước. Biện pháp này
đơn giản, thuận lợi cho cá nhân, giảm được chi phí cho cơ quan thuế và người nộp thuế do hạn chế đầu mối liên hệ với cơ quan thuế.
(3) Các giải pháp quản lý thu nhập của cá nhân có thu nhập trong xã hội: Những người có tiền, có thu nhập cao có thể là do có tài tổ chức, điều hành, nhạy bén trong kinh doanh, sản xuất, có thể là người biết tận dụng tri thức, tố chất thiên bẩm để hành nghề như bác sỹ, luật sư, ca sỹ, nghệ sỹ... Trong số này, nhiều người đã nộp thuế, nhưng cũng còn nhiều người trốn thuế. Giải pháp cụ thể đề xuất như sau:
- Cải cách về chính sách kinh tế, quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, có biện pháp giám sát hiệu quả.
Hiện nay, thói quen dùng tiền mặt còn phổ biến trong nền kinh tế Việt Nam. Việc thanh toán lương, thưởng bằng tiền mặt khá phổ biến; khả năng quản lý, kiểm soát thu nhập của các cơ quan quản lý còn hạn chế. Trả lương và các khoản thu nhập qua tài khoản ngân hàng giúp cơ quan thuế nâng cao khả năng kiểm soát thu nhập, tăng cường quản lý nhà nước đối với thuế TNCN. Vấn đề tiên quyết là phải hạn chế thanh toán tiền mặt.
- Tăng cường tuyên truyền về chính sách thuế TNCN, hướng dẫn, hỗ trợ để NNT có thể nộp thuế được đơn giản nhất. Vinh danh, ưu đãi những người nộp nhiều thuế bằng những lợi ích cụ thể, cả về tinh thần và tiện ích khi sử dụng dịch vụ công, có thể thực hiện ngay trong dịch vụ công thuộc lĩnh vực khai, nộp, hoàn thuế. Cần thiết xác định những người ưu tú trong xã hội phải có đóng góp về thuế TNCN.
- Quản lý chặt theo cá nhân, theo hộ gia đình và theo ngưỡng những tài sản có giá trị như bất động sản, kim loại quý, giấy tờ có giá, tiền gửi tại các ngân hàng. Chính sách kinh tế phải quy định cụ thể để minh bạch tài sản của những người giàu có trong xã hội.
- Sửa đổi chính sách về thừa kế, thuế đối với thừa kế và ngưỡng thừa kế để thu vào ngân sách những giao dịch chuyển thừa kế những tài sản lớn.