3.3. Thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.3.4. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch thu thuế:
3.3.4.1. Công tác tuyên truyền hỗ trợ:
Cục Thuế Hà Nội thực hiện việc tuyên truyền hỗ trợ NNT thường xuyên, liên tục dưới nhiều hình thức: báo hình, báo nói, báo viết, tư vấn trực tiếp, trả lời bằng văn bản, mở trang thông tin điện tử. Chính sách thuế mới luôn được tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kịp thời. Nhiều đường dây nóng được thiết lập, giải đáp trực tiếp, hiệu quả các vướng mắc cho người nộp thuế. Công tác tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thuế và các thủ tục thuế khác được thực hiện tại bộ phận một cửa tạo thuận lợi,
giảm chi phí, tiết kiệm thời gian đi lại của NNT thông qua việc giải quyết thủ tục nhanh gọn, trả kết quả đúng thời gian quy định. Một số cơ quan thuế tổ chức làm việc ngày thứ bảy, chủ nhật, đặc biệt là những ngày trọng điểm, cuối năm, qua đó đã giải quyết được những nhu cầu cấp thiết, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật thuế của NNT, đồng thời hồ sơ thuế cũng được tiếp nhận và giải quyết kịp thời. Coi trọng việc đối thoại với NNT, Cục Thuế cũng đã tổ chức nhiều hội nghị đối thoại cùng các doanh nghiệp, có sáng kiến tổ chức “tuần lễ lắng nghe ý kiến người người nộp thuế”, tiếp thu và giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh, qua đó được cộng đồng doanh nghiệp và dư luận xã hội ủng hộ, đánh giá cao.
Ngay từ năm đầu triển khai luật thuế TNCN, Cục thuế đã thành lập Ban, Tổ triển khai quyết toán thuế TNCN từ Cục Thuế đến các Chi cục Thuế để lập, ban hành kế hoạch triển khai quyết toán thuế TNCN năm 2009; Thành lập các Tổ giải đáp, hướng dẫn qua điện thoại, Tổ hỗ trợ trực tiếp tại trụ sở người nộp thuế; Tổ kiểm tra, hướng dẫn các Chi cục Thuế, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ quyết toán thuế TNCN. Phân công từng phòng, đội, từng cán bộ hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc tổ chức chi trả thu nhập, cá nhân lập và gửi quyết toán thuế. Giao tiến độ đôn đốc thực hiện quyết toán thuế cho từng đơn vị, cá nhân. Các Ban, Tổ, Đội sớm đi vào hoạt động và duy trì hoạt động tốt; Thiết lập hệ thống về tin học và bố trí cơ sở vật chất phục vụ yêu cầu công tác quyết toán thuế.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách thuế và quyết toán thuế TNCN; hướng dẫn, tập huấn cho người nộp thuế; hỗ trợ cho người nộp thuế bằng nhiều hình thức với tinh thần tạo điều kiện thuân lợi nhất cho người nộp thuế:
Bảng 3.7: Kết quả công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT trong 4 năm 2011-2014
STT Hình thức Đvt Kết quả
2011 2012 2013 2014 1 Đối thoại doanh nghiệp Cuộc 43 44 39 41 2 Tập huấn chính sách Lớp 154 417 72 195
3
Tin, bài, ảnh tuyên truyền các
4 Phát thanh trên Đài Phát thanh. Lượt 1.714
9.582 12.016 18.974 5 Phát sóng trên truyền hình. Lượt 84 198 577
6
Cung cấp các ấn phẩm, tờ
rơi tuyên truyền. Lượt 209.280 200.000 12.742 43.978
7
Giải đáp vướng mắc qua
đường dây nóng. Lượt 59.021 44.648 29.051 28.160
8
Hướng dẫn, giải đáp bằng
văn bản. Lượt 1.814 1.912 1.781 2.586
(Nguồn: Cục Thuế Hà Nội) 3.3.4.2. Quản lý kê khai – nộp thuế- quyết toán - hoàn thuế:
a) Quản lý Kê khai thuế:
Theo quy định của Luật thuế TNCN, Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, việc kê khai thuế nộp thuế TNCN thực hiện theo hai phương pháp sau: Kê khai và nộp thuế thông qua cơ quan chi trả thu nhập và Kê khai, nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
- Đối với cơ quan chi trả thu nhập, việc kê khai, tạm nộp thuế hàng tháng được thực hiện như sau:
Cơ quan chi trả thu nhập tính thuế cho các đối tượng nộp thuế làm việc trong đơn vị mình và có thu nhập do đơn vị mình chi trả. Sau khi tính thuế và khấu trừ thuế của đối tượng nộp thuế, cơ quan chi trả thu nhập sẽ tiến hành khấu trừ phần thuế phải nộp ra khỏi thu nhập trước thuế của đối tượng nộp thuế để đem nộp cho cơ quan thuế. Cơ quan chi trả thu nhập sẽ được hưởng một khoản tiền theo tỉ lệ trên số thuế thu được và nộp cho cơ quan thuế.
Đối với cá nhân có thu nhập không thường xuyên, nộp cho từng lần phát sinh thu nhập. Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ tiền thuế và cấp biên lai thuế khi chi trả cho người có thu nhập.
- Đối với cá nhân trực tiếp kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế: Thực hiện theo hai hình thức: kê khai tờ khai tháng/quý đối với thu nhập thường xuyên và kê khai theo từng lần phát sinh đối với thu nhập không thường xuyên.
Trường hợp cá nhân xác định thu nhập ổn định hàng tháng/ quí thì nộp tờ khai vào tháng/ quý đầu tiên, các kỳ tiếp sau không phải nộp tờ khai này mà chỉ nộp thuế theo thời hạn quy định, trừ trường hợp có sự thay đổi về thu nhập.
Cách thức quản lý của cơ quan thuế đối với các tờ khai kê khai thường xuyên:
(1) Theo dõi nghĩa vụ kê khai: Cơ quan thuế xác định các loại tờ khai mà NNT phải nộp và hạn nộp tương ứng lưu vào cơ sở dữ liệu quản lý thuế. Căn cứ tờ khai đã nộp và ngày nộp của NNT, cơ quan thuế xác định NNT đã nộp tờ khai, NNT chưa nộp tờ khai và NNT nộp chậm tờ khai.
(2) Theo dõi số thuế phát sinh phải nộp trên tờ khai. (3)Đôn đốc tờ khai và xử lí vi phạm:
+ Đối với NNT chưa nộp tờ khai, cơ quan thuế gửi thông báo đôn đốc. Sau ba lần thông báo đôn đốc mà vẫn chưa nộp sẽ lập biên bản để thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Đối với NNT nộp tờ khai chậm so với hạn quy định, cơ quan thuế xác định danh sách và mức độ vi phạm để xử phạt theo mức quy định.
+ Sau ba tháng nếu NNT vẫn chưa nộp tờ khai sẽ đưa vào diện kiểm tra
Một số biện pháp và con số phản ánh tình trạng quản lý khai thuế nói chung của Cục Thuế Hà Nội, trong đó, có các tờ khai thuế TNCN:
Cục thuế Hà Nội đã tổ chức thực hiện đúng quy trình kê khai thuế: Tăng cường công tác đôn đốc nộp tờ khai. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của NNT, phát hiện ngay các trường hợp kê khai không đúng, không đủ, không kịp thời số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời; Cương quyết áp dụng các biện pháp xử lý phạt vi phạm hành chính trong kê khai thuế; Triển khai thực hiện ứng dụng kê khai mã vạch hai chiều hỗ trợ NNT kê khaivà ứng dụng kê khai qua mạng Internet.
Bảng 3.8: Kết quả công tác quản lý kê khai thuế 3 năm 2012 – 2014 STT Chỉ tiêu Đvt Năm 2012 2013 2014 1 Tỷ lệ nộp tờ khai đúng hạn % 94% 90% 96% 2 Tỷ lệ nộp chậm tờ khai % 6% 10% 4% 3 Xử phạt hành chính về nộp chậm tờ khai Quyết định 13.000 16.752 10.341 4 Số tiền Xử phạt hành chính về nộp chậm tờ khai Tỷ đồng 14 12 8,7
(Nguồn: Cục thuế Hà Nội)
b) Quản lý nộp thuế:
Theo quy định của Luật thuế TNCN, định kỳ theo kỳ nộp thuế, NNT khi kê khai xác định số thuế phải nộp trên tờ khai, đồng thời đi nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước. NNT sau khi xác định số thuế phải nộp trên tờ khai thì thực hiện việc nộp tiền thuế vào tài khoản thu ngân sách nhà nước qua ba hình thức: (1) Nộp tiền trực tiếp tại kho bạc; (2) Chuyển khoản từ các ngân hàng thương mại đến tài khoản thu ngân sách tại kho bạc; (3) Nộp thuế qua internetqua các dịch vụ phối hợp thu thuế của cơ quan thuế với các ngân hàng thương mại.Số tiền thuế NNT nộp tại kho bạc được chuyển về cơ quan thuế qua hệ thống kết nối thông tin giữa cơ quan thuế và cơ quan kho bạc.Cơ quan thuế nhận được tiền thuế đã nộp, hạch toán vào CSDL nộp thuế và trừ thực hiện thanh toán số phải nộp cho NNT nếu số tiền nộp thuế ít hơn số tiền phải nộp hoặc không nộp thì sẽ xuất hiện các khoản nợ thuế.
Đồng thời, từ các khoản tiền NNT đã nộp, cơ quan thuế tổng hợp lên các báo cáo kế toán.
Việc quản lý số thuế phải nộp của Cục Thuế Hà Nội khá tốt. Kịp thời hạch toán số liệu vào hệ thống ứng dụng, xác định được số nợ của NNT. Tuy nhiên, qua phản ánh của một số NNT, do việc thuế TNCN có rất nhiều nguồn thu nhập, các nguồn thu nhập lại được hạch toán theo các tiểu mục khác nhau theo qui định của Mục lục ngân
sách nhà nước, dẫn đến việc NNT hay bị ghi nhầm tiểu mục khi nộp tiền, làm cho việc trừ nợ không chính xác, nhiều trường hợp NNT đã nộp hết tiền thuế, tổng nợ bằng 0 nhưng bị thừa tiểu mục này, thiếu ở tiểu mục kia, dẫn đến NNT vẫn bị phạt trên số tiền nợ. Quá trình điều chỉnh số nộp cho chính xác là khá phức tạp.
c) Quản lý quyết toán thuế:
- Quản lý quyết toán của các cơ quan chi trả:
Các cơ quan chi trả trong năm khấu trừ thuế của cá nhân làm công ăn lương, cá nhân nhận thu nhập không thường xuyên, tổng hợp lên tờ khai thuế để nộp thuế và nộp tờ khai cho CQT. Cuối năm, với những cá nhân ủy quyền quyết toán, cơ quan chi trả tính lại thuế TNCN trên tổng thu nhập năm chia bình quân cho 12 tháng để xác định lại nghĩa vụ thuế của từng cá nhân, tự bù trừ giữa các cá nhân có số phải nộp với cá nhân có số được hoàn trong đơn vị, phần chênh lệch đi nộp ngân sách. Song song với việc kê khai quyết toán tiền thuế chung cho cả đơn vị, các cơ quan chi trả có nghĩa vụ kê khai toàn bộ các khoản đã chi trả trong năm cho các cá nhân (Không phân biệt thu nhập đến ngưỡng chịu thuế hay dưới ngưỡng chịu thuế) vào các bảng kê, chi tiết từng cá nhân, nộp cho cơ quan thuế. Thông tin trên các bảng kê này là cơ sở để CQT thực hiện kiểm tra tổng thu nhập và thuế TNCN phải nộp của cá nhân khi quyết toán.
- Quản lý quyết toán thuế của cá nhân tự quyết toán:
Theo quy định của Luật quản lý thuế: Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh; cá nhân cư trú chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo mức thuế suất 20% trên thu nhập có trách nhiệm khai quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn.
Quy trình tiếp nhận và xử lí tờ khai quyết toán cá nhân nộp đến cơ quan thuế tương tự như quy trình tiếp nhận và xử lí tờ khai quyết toán của cơ quan chi trả thu nhập. Tuy nhiên có một điểm khác biệt đó là chức năng kiểm tra nghĩa vụ của các cá nhân bằng cách tổng hợp thuế thu nhập cá nhân phải nộp từ trong CSDL.
Như ta đã biết trong hồ sơ quyết toán của cơ quan chi trả bao gồm tờ khai quyết toán thuế tổng hợp và bảng kê số chi trả chi tiết số tiền chi trả và số thuế đã khấu trừ của từng cá nhân. Đồng thời trong quá trình kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân hàng tháng,
quý, cơ quan thuế đã quản lý được toàn bộ số thu nhập của một cá nhân từ tất cả các nguồn trên ứng dụng, vì vậy, khi một cá nhân nộp tờ khai xác định nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân phải nộp cả năm, cơ quan thuế có thể thực hiện kiểm tra bằng cách tổng hợp số liệu từ các nguồn có sẵn trong CSDL. Bước kiểm tra nghĩa vụ của cá nhân là rất có ý nghĩa đối với cả hai trường hợp NNT tự giác kê khai và NNT không tự giác kê khai. +Với NNT tự giác kê khai, chức năng này có thể giúp họ tổng hợp đầy đủ các khoản thu nhập chịu thuế đã kê khai trong năm và những khoản thu nhập chịu thuế từ các cơ quan chi trả thu nhập (những thông tin mà không phải ai cũng nhớ hết được chi tiết). Như vậy, đây có thể là một chức năng hỗ trợ quyết toán thu nhập cá nhân cho các cá nhân một cách đầy đủ và chính xác.
+Với NNT không tự giác, chức năng này giúp cơ quan thuế kiểm soát được nghĩa vụ của NNT để thu đúng, thu đủ thuế hoặc hoàn thuế được chính xác.
Đây là một chức năng hỗ trợ và kiểm soát thuế TNCN rất tốt. Tuy nhiên, hiệu quả của chức năng đang bị hạn chế rất nhiều, hay nói cách khác là không phát huy được tác dụng vì quy định về thời hạn nộp quyết toán hiện nay. Theo quy định hiện nay, thời hạn nộp quyết toán của cơ quan chi trả và cá nhân là trùng nhau, như thế, khi các cá nhân quyết toán thì có thể trong CSDL chưa đủ thông tin từ quyết toán của các cơ quan chi trả để hỗ trợ tính quyết toán và kiểm tra thông tin.
Cục Thuế Hà Nội đã thực hiện các biện pháp quản lý quyết toán như:
- Tham mưu UBND Thành phố, chỉ đạo các CCT tham mưu UBND quận, huyện thành lập Ban chỉ đạo triển khai Luật thuế TNCN các cấp. Ban chỉ đạo có quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm cho từng ngành, từng thành viên, duy trì hoạt động thường xuyên để chỉ đạo các ngành các cấptriển khai thực hiện Luật thuế TNCN.
- Thành lập các Tổ giải đáp, hướng dẫn qua điện thoại, Tổ hỗ trợ trực tiếp tại trụ sở người nộp thuế; Tổ kiểm tra, hướng dẫn các Chi cục Thuế, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ quyết toán thuế TNCN. Phân công từng phòng, đội, từng cán bộ hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc tổ chức chi trả thu nhập, cá nhân lập và gửi quyết toán thuế. Giao tiến độ đôn đốc thực hiện quyết toán thuế cho từng đơn vị, cá nhân. Các Ban, Tổ, Đội sớm đi vào hoạt động và duy trì hoạt động tốt; Thiết lập hệ thống về tin học và bố trí cơ sở vật chất phục
vụ yêu cầu công tác quyết toán thuế.
- Thường xuyên nắm sát tình hình triển khai, đúc rút những điểm tốt, những tồn tại để chỉ đạo kịp thời, hiệu quả.
- Thực hiện các bước đôn đốc NNT kê khai quyết toán, tiếp nhận, xử lý và hạch toán các tờ khai quyết toán theo đúng qui trình do Tổng cục thuế ban hành thống nhất.
Có thể nhìn vào kết quả thống kê chi tiết công tác quản lý quyết toán của năm 2014 để thấy rõ hơn kết quả quản lý quyết toán thuế TNCN của Cục Thuế Hà Nội.
Bảng 3.9: Kết quả quyết toán thuế TNCN năm 2014
STT Chỉ tiêu Đvt Tổng Văn phòng cục Các chi cục
1 Số NNT là đơn vị chi trả phải
quyết toán NNT 122,869 14,591 108,278 2 Số NNT là đơn vị chi trả đã quyết toán NNT 113,518 13,869 99,650 3 Tỷ lệ CQ chi trả đã nộp quyết toán % 95% 92% 4
Số thuế phải nộp theo tờ khai quyết toán (Cá nhân và cơ quan chi trả) Triệu đồng 2,272,275 1,859,277 412,998 5 Số thuế đã nộp, đã khấu trừ (Cá nhân và cơ quan chi trả)
Triệu đồng 2,049,634 1,673,827 375,807 6
Số thuế còn phải nộp sau QTT (Cá nhân và cơ quan chi trả) Triệu đồng 266,638 155,332 111,306 7 Số thuế đã nộp sau QTT (Cá nhân và cơ quan chi trả)
Triệu đồng 178,626 145,944 32,682
d/ Quản lý hoàn thuế:
Cuối năm sau mỗi kỳ quyết toán, cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế TNCN cho các cá nhân có số thuế tạm nộp trong năm lớn hơn số phải nộp.
Việc hoàn thuế TNCN có đặc điểm: số tiền phải hoàn không lớn nhưng số hồ sơ đề nghị hoàn thuế thì rất nhiều. Và như vậy, công việc mà cơ quan thuế phải thực hiện không phụ thuộc vào số tiền mà bị áp lực về thời gian xử lý vì lượng hồ sơ rất