Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 41)

- Điạ điểm: Nghiên cứu được thực hiện tại Văn phòng Cục Thuế Hà Nội - Thời gian: Thời gian thu thập thông tin nghiên cứu từ năm 2011 đến năm 2014. 2.4. Các bước thực hiện và thu thập số liệu:

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung thuyết về quản lý thuế thu nhập cá nhân.

Tại bước này, tác giả tìm đọc các tài liệu liên quan đến quản lý thuế Thu nhập các nhân, bao gồm:

- Lịch sử nguồn gốc của Thuế; - Các giáo trình thuế và thuế;

- Luật thuế Thu nhập cá nhân, Luật thuế TNCN sửa đổi, bổ sung và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế TNCN;

- Luật Quản lý thuế, Luật quản lý thuế sửa đổi, bổ sung và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế;

- Tìm đọc các công trình nghiên cứu đã có về Quản lý thuế TNCN nói chung và Quản lý thuế TNCN của Hà Nội;

- Tìm đọc các tài liệu trong nước và quốc tế về thuế TNCN và công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân;

- Tìm đọc và sưu tầm các bài báo trên các báo in, tạp chí chuyên ngành, báo điện tử phản ánh, đánh giá về tác động của chính sách quản lý thuế TNCN, cách thức, hiệu quả quản lý thuế TNCN nói chung và trên địa bàn TP Hà Nội nói riêng;

TNCN của ngành thuế. …

Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ cho phân tích thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2011 -2014.

Tác giả đã liên hệ với Cục Thuế Hà Nội để xin các số liệu liên quan đến các nội dung công tác Quản lý thuế TNCN trong phạm vi 4 năm 2011-2014, bao gồm:

- Thông tin về tình hình thu ngân sách của Cục Thuế Hà nội nói chung và thu thuế TNCN nói riêng;

- Thông tin về Quản lý ĐTNT;

- Thông tin về cơ cấu tổ chức, bộ máy nói chung và bộ máy tổ chức thu thuế TNCN;

- Thông tin về Lập kế hoạch thu thuế nói chung và kế hoạch thu thuế TNCN;

- Các thông tin liên quan đến việc tổ chức thực hiện kế hoạch thu thuế TNCN:

o Công tác Tuyên truyền hỗ trợ

o Công tác quản lý Kê khai –nộp thuế

o Công tác Quyết toán và hoàn thuế

o Công tác quản lý thu nợ

- Thông tin về công tác thanh tra kiểm tra nói chung và Thanh tra, kiểm tra thuế TNCN.

Bước 3: Tiến hành phân tích thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2011 - 2014.

- Dựa trên các số liệu thu thập được ở bước 2, tác giả sử dụng công cụ excel để tổng hợp số liệu theo các nội dung quản lý, phân tích, so sánh, vẽ biểu đồ minh họa số liệu để chứng minh cho vấn đề nghiên cứu. So sánh với các mục tiêu của công tác quản lý, kết hợp với các thông tin tham khảo từ các tài liệu nghiên cứu khác và thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để đưa ra các nhận định, đánh giá về thực trạng quản lý thuế TNCN của cục Thuế Hà Nội.

thực hiện thuế thu nhập cá nhân của Cục Thuế Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2011 -2014.

Bước 4: Trên cơ sở kết luận phân tích thực trạng quản lý, những bài học kinh nghiệm, đề xuất một số định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian tới và một số kiến nghị với các cơ quan liên quan để hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn Hà Nội.

2.5. Khung nghiên cứu của Luận văn:

Luận văn được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lý luận các vấn đề cơ bản về thuế TNCN và quản lý thuế TNCN; xác định những nội dung trọng tâm trong quản lý thuế TNCN; nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến quản lý thuế nhà nước về thuế TNCN nói chung và công tác quản lý thuế TNCN nói riêng.

Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂNTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội của Thành phố Hà Nội.

Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm Chính trị - Văn hóa - Kinh tế của cả nước, là nơi tập trung các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội và các tổ chức Quốc tế, nơi đóng trụ sở của nhiều Tập đoàn kinh tế mạnh của cả nước và nhiều tập đoàn kinh tế đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Kể từ sau hợp nhất (tháng 08/2008), diện tích Thủ đô được mở rộng, tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố đa dạng và mang tính vùng miền (gồm 12 quận, 17 huyện và 01 thị xã).

Thủ đô Hà Nội có diện tích 3.324,5 km2, là đơn vị hành chính cấp tỉnh/Thành phố có diện tích lớn nhất trong toàn quốc. Dân số trên 7 triệu người, chiếm 8,8% dân số cả nước. Thủ đô Hà Nội có vị trí chiến lược quân sự, kinh tế quốc tế quan trọng, nằm ở trung tâm tam giác kinh tế Hà Nội, Hải Phòng – Quảng Ninh; là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt và đường hàng không tỏa đi khắp đất nước; có đường hàng không quốc tế đi đến nhiều nước trên thế giới.

Vị trí chính trị và địa lý đã quyết định tính chất trung tâm kinh tế của TP.Hà Nội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 4 năm 2011 -2014 trung bình là 9,4 %. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 40 triệu đồng; 2012 là 50 triệu đồng và 2013 là 52,3triệu đồng và 2014 là 57 triệu đồng.

3.2. Kết quả thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Liên tục 10 năm liền (từ năm 2005 đến năm 2014), thu ngân sách trên địa bàn Thành phố TP Hà Nội luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch thu Ngân sách Nhà nước với số thu năm sau cao hơn năm trước: Năm 2005 thu ngân sách được 28.269 tỷ đồng, bằng 1,9 lần so với số thu năm 2001; Đến năm 2010 thu ngân sách được 96.782 tỷ đồng bằng 3,4 lần so với số thu năm 2005; Năm 2014 thu ngân sách được 150.595 tỷ đồng, bằng 1,6 lần so với số thu năm 2010, bằng 5,3 lần so với số thu năm 2005. Tốc độ tăng thu bình quân 10 năm (giai đoạn 2005-2014) là 20,4%/năm, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 10 năm trên địa bàn Thành phố là

9,69%). Kể từ năm 2011 đến nay, số thu ngân sách hàng năm của Hà Nội luôn đạt trên 100.000 tỷ đồng.

Bảng 3.1: Số thu ngân sách trên địa bàn TP Hà Nội 10 năm từ 2005 -2014

Năm Số thu ngân sách

(Tỷ đồng) Tỷ lệ thu so với kế hoạch Pháp lệnh 2005 28.269 108,9% 2006 37.169 110,2% 2007 46.446 109,9% 2008 64.736 124,4% 2009 75.708 120,0% 2010 96.782 124,4% 2011 116.899 113,7% 2012 134.016 100,0% 2013 153.847 102,7% 2014 150.595 105,0%

(Nguồn: Cục Thuế Hà Nội) Ghi chú : Số thu ngân sách năm từ 2005 - 2008 đã bao gồm cả số thu của Cục Thuế tỉnh Hà Tây cũ.

Nếu so sánh tốc độ tăng thu Ngân sách Nhà nước trong ba năm 2011-2013 so với tốc độ tăng GDP trên địa bàn Hà Nội, ta thấy tốc độ tăng thu NSNN cao hơn đáng kể, chỉ riêng năm 2014, tình hình kinh tế tăng trưởng chậm, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, ngành thuế phải thực hiện nhiều chính sách miễn giảm theo các nghị quyết của Quốc hội để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, vì vậy, số thu giảm so với cùng kỳ năm 2013.

Kết quả thu thuế TNCN trên địa bàn TP Hà Nội:

Riêng sắc thuế Thu nhập cá nhân, từ khi Luật thuế TNCN đi vào đời sống, thuế TNCN đã trở thành một nguồn thu đáng kể cho Ngân sách Nhà nước của thành phố và quốc gia. Nếu so với kết quả thu thuế TNCN theo Pháp lệnh thuế đối với người có thu nhập cao trước đây, số thu về thuế TNCN từ khi thực hiện luật tăng

theo thời gian. Qua báo cáo chính thức của Cục thuế TP. Hà Nội, số thu thuế TNCN các năm 2011 – 2014 như sau:

Năm 2011, số thu thuế TNCN đạt 8.678 tỷ đồng; năm 2012, đạt 10.269 tỷ đồng; năm 2013 đạt 10.400 tỷ đồng và năm 2014 đạt 10.625 tỷ đồng.

Năm 2011, 2012 là những năm đầu thực hiện Luật thuế TNCN, sau đó, hai năm 2013, 2014 có chính sách giảm thuế TNCN, tăng mức khởi điểm thu nhập tính thuế từ 5 triệu – 9 triệu/ tháng, mặc dù số thu thuế TNCN chiếm tỷ trong không cao trong tổng thu ngân sách trên địa bàn nhưng số thu thuế TNCN năm sau vẫn cao hơn năm trước.

Thống kê kết quả thu thuế TNCN theo từng nguồn thu nhập của toàn thành phố Hà Nội 4 năm theo nguồn thu, ta có kết quả như sau:

Bảng 3.2: Kết quả thu thuế TNCN chi tiết theo nguồn thu

(Đơn vị: triệu đồng) Tổng 4 năm Thời kỳ STT Nguồn thu 2011 2012 2013 2014 TỔNG 39,974,235 8,678,350 10,269,185 10,400,752 10,625,948

1 Thuế TN từ tiền lương,

tiền công (1001) 33,536,570 7,003,689 8,857,481 8,944,910 8,730,490

2

Thuế TN từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân (1003)

1,045,003 258,592 277,905 272,144 236,362

3

Thuế thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân (1004) 1,443,416 371,305 230,745 314,387 526,979 4 Thuế thu nhập từ chuyển nhượng vốn (1005) 272,494 45,027 12,210 35,307 179,950 5 Thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế 3,074,477 862,260 730,024 663,246 818,947

và nhận quà tặng là bất động sản (1006) 6 Thuế thu nhập từ trúng thưởng (1007) 86,323 12,902 20,523 28,555 24,343 7 Thuế thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại (1008)

9,198 2,211 1,556 1,656 3,775

8

Thuế thu nhập từ thừa kế, quà biếu, quà tặng khác trừ bất động sản (1012)

15,665 7,088 6,028 740 1,809

9

Thuế thu nhập từ thuê nhà, thuê mặt bằng (1014)

420,577 86,657 119,663 119,999 94,258

10 Thuế thu nhập cá nhân

khác (1049) 70,524 28,625 13,053 19,812 9,034

(Nguồn: Cục Thuế Hà Nội)

Nhìn vào kết quả thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội 4 năm 2011-2014 trong biểu nêu trên, ta thấy số thu thuế thu nhập cá nhân chủ yếu tập trung vào thu nhập từ tiền lương, tiền công. Tổng thu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của 4 năm là trên 33,5 tỉ đồng trên tổng số thu thuế thu nhập cá nhân là trên 39,9 tỉ đồng, chiếm 84 %. Các nguồn thu còn lại chiếm tỉ trọng không đáng kể.

Có thể thấy rõ hơn cơ cấu thuế thu được từ các nguồn thu nhập trên biểu đồ sau:

Hình 3.1: Cơ cấu thuế TNCN theo nguồn thu nhập

Việc tỷ trọng thuế TNCN từ nguồn tiền lương tiền công chiếm tỷ trọng lớn và có tính quyết định đối với sắc thuế này nói lên việc quản lý thuế TNCN từ nguồn này khá tốt. Tuy nhiên, cũng có thể thấy đây là nguồn thu nhập dễ quản lý và dễ thu nhất so với các thuế TNCN từ các nguồn thu khác, từ đó đặt ra câu hỏi, phải chăng Hà Nội chưa quản lý tốt số thuế phát sinh từ các nguồn khác như chuyển nhượng bất động sản, đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn…

3.3. Thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3.3.1. Thực trạng quản lý đối tượng nộp thuế TNCN:

Cục Thuế TP Hà Nội quản lý thuế trên địa bàn rộng lớn, đối tượng phục vụ đa dạng, nhiều thành phần, với trình độ hiểu biết pháp luật khác nhau. Hiện tại, số NNT thu nhập cá nhân Cục Thuế Hà Nội hiện đang quản lý như sau:

Bảng 3.3: Số lượng NNT Thu nhập cá nhân Cục Thuế Hà Nội đang quản lý.

(Đơn vị: tổ chức, cá nhân)

Tổng số: 4.785.863

Trong đó:

- Số cơ quan chi trả có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN: 93.036 - Số NNT là hộ kinh doanh nộp thuế TNCN và GTGT: 137.174 - SốNNT là cá nhân làm công ăn lương thuộc diện quản lý

thuế TNCN: 4.554.227

- SốNNT là cá nhân độc lập đăng ký nộp thuế TNCN trực

tiếp với CQT: 1.426

(Nguồn: Cục Thuế Hà Nội)

Tất cả các cá nhân có thu nhập thường xuyên hoặc không thường xuyên đều được đăng ký thuế và cấp MST để quản lý trên hệ thống ứng dụng tin học của ngành thuế.

Khi thực hiện Luật thuế TNCN, số cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN rất lớn, dự kiến khoảng 14 triệu người. Riêng cục Thuế Hà Nội, số lượng cá nhân cần cấp MST khoảng 4 triệu người. Để có thể cấp MST cho số lượng lớn cá nhân trong một thời gian ngắn, kịp thời có thông tin để quản lý thuế TNCN ngay khi Luật thuế TNCN có hiệu lực, Ngành thuế có sáng kiến được đánh giá cao và mang lại hiệu quả quản lý lớn, đó đã tổ chức việc cấp mã cho cá nhân làm công ăn lương tập trung thông qua cơ quan chi trả thay vì việc làm hồ sơ cấp mã cho từng cá nhân.

Việc tổ chức cấp mã qua cơ quan chi trả được thực hiện như sau:

Cơ quan Thuế thiết kế trang mạng tncnonline.gdt.gov.vn, trên đó cung cấp công cụ hỗ trợ kê khai thông tin cấp mã cho cá nhân làm công ăn lương qua cơ quan chi trả; Các cơ quan chi trả sử dụng công cụ được CQT hỗ trợ, kê khai các thông tin theo yêu cầu cho các cá nhân là công ăn lương của cơ quan/ đơn vị mình; gửi file thông tin qua mạng đến cơ quan Thuế; Cơ quan thuế nhận được thông tin (trong đó có số CMT nhân dân hoặc hộ chiếu) để thực hiện sinh MST.

Danh sách MST được cấp sẽ được thông báo cho doanh nghiệp và thông báo trên website chính thức của ngành thuế .

Ngay trong năm đầu tiên triển khai luật thuế TNCN, số mã số thuế được cấp thông qua các kênh khác nhau của CQT như sau:

Bảng 3.4: Kết quả cấp MST cá nhân trong năm đầu triển khai Luật thuế TNCN

(Đơn vị: mã số thuế)

1. Tổng mã số thuế cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công được cấp:

2.096.412

Trong đó:

Mã số thuế cá nhân được cấp qua trang web tncnonline.gdt.gov.vn:

1.980.944

Mã số thuế được cấp theo phương pháp truyền thống trên Ứng dụng đăng ký thuế:

115.468

2. Mã số thuế cho các cá nhân kinh doanh do các chi cục Thuế quản lý cấp:

137.306

(Nguồn: Cục Thuế Hà Nội)

Nếu so với cách thức cấp MST trước đây, với thời gian xử lý hồ sơ và cấp MST là 8 ngày cho một mã số thuế được cấp thì đây là một kết quả rất đáng khích lệ, được xã hội đánh giá cao, kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý thuế theo luật thế TNCN và luật Quản lý thuế của ngành Thuế nói chung và cục Thuế Hà Nội nói riêng.

Trong quá trình quản lý NNT, Cục Thuế Hà Nội thường xuyên thực hiện công tác kiểm kê, rà soát mã số thuế, rà soát NNT trên địa bàn. Hàng tháng, phòng Kê khai kế toán thuế thường xuyên phối hợp với các Phòng Kiểm tra thuế, các Chi cục thuế tiến hành rà soát, đối chiếu đối tượng nộp thuế để đảm bảo số đối tượng nộp thuế đã được cấp mã số thuế khớp đúng với số đối tượng nộp thuế thực tế các đơn vị đang theo dõi, quản lý.

- Quản lý thông tin người phụ thuộc (NPT):

Thời gian đầu thực hiện, thông tư hướng dẫn Luật thuế TNCN qui định NNT kê khai thông tin NPT theo mẫu qui định gửi đến cơ quan thuế để cơ quan Thuế theo dõi. Sau đó, vì lượng thông tin quá lớn, ứng dụng quản lý thuế TNCN của ngành Thuế chưa thiết kế chức năng nhập thông tin NPT vào ứng dụng, do đó, CQT ủy quyền cho các cơ quan chi trả theo dõi thông tin NPT của các cá nhân làm công ăn lương theo kê khai để thực hiện giảm trừ gia cảnh trước khi tính thuế và khấu trừ thuế. Cơ quan thuế chỉ kiểm soát thông tin về giảm trừ gia cảnh của cá nhân khi cá nhân thực hiện quyết toán năm, khi đó, NNT phải xuất trình giấy tờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)