Kiến nghị với Quốc hội và Chính Phủ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 106 - 113)

4.3. Một số kiến nghị:

4.3.3. Kiến nghị với Quốc hội và Chính Phủ:

Với các vấn đề mang tầm vĩ mô, đã đề cập trong phần giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNCN nói riêng, tác giả mạnh dạn kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ một số nội dung sau:

(1)Kiến nghị thứ nhất: Hệ thống chính sách về quản lý kinh tế xã hội phải

được cải cách đồng bộ tạo cơ sở cho việc quản lý thu thuế TNCN

Để quản lý thuế thu nhập cá nhân đạt hiệu quả cao, đáp ứng các yêu cầu cơ bản của quản lý thuế hiện đại thì hệ thống chính sách về quản lý kinh tế xã hội phải được cải cách đồng bộ tạo cơ sở cho việc quản lý thu thuế:

Các chính sách quản lý kinh tế xã hội như: quản lý đất đai, quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý đăng ký kinh doanh, quản lý xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh... phải được tiếp tục hoàn thiện đồng bộ với các Luật thuế để tạo thuận lợi cho quản lý thu thuế.

Các Luật kế toán, Pháp lệnh giá là công cụ thiết thực cho quản lý thu thuế phải được triển khai thực hiện tốt.

(2) Kiến nghị thứ 2: Qui định việc thanh toán qua tài khoản ngân hàng:

Như đã phân tích tại mục Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNCN, phương thức thanh toán trong dân cư là một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý thu nhập của người dân. Thói quen thanh toán bằng tiền mặt đã tồn tại lâu đời trong dân cư, không chỉ các giao dịch nhỏ lẻ, kể cả các giao dịch trị giá hàng tỷ đồng như mua bán nhà, đất, ô tô…, người ta vẫn thanh toán bằng tiền mặt. Thanh toán bằng tiền mặt vừa là thói quen, vừa là việc cố ý tránh kiểm soát thu nhập của những người có thu nhập cao, hoặc thu nhập không chính đáng. Việc

thanh toán bằng tiền mặt và không sử dụng hóa đơn theo qui định dẫn tới không kiểm soát được thu nhập của tổ chức cũng như thu nhập của các nhân, dẫn tới thất thu thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng.

Hiện nay, trong công tác quản lý thuế giá trị gia tăng, Luật thuế giá trị gia tăng cũng đã qui định: các hóa đơn trên 20 triệu đồng phải thanh toán qua ngân hàng mới được khấu trừ thuế đầu vào, thông qua đó, CQT có thể kiểm soát được các giao dịch mua bán thực phát sinh. Đối với quản lý thuế TNCN, hiện nay, các cơ quan chi trả đã thực hiện trả lương và các khoản phụ cấp, tiền thưởng qua tài khoản. Nhưng đây là các giao dịch giá trị không lớn. Để có thể kiểm soát được thu nhập cảu cá nhân, cũng cần qui định các giao dịch đủ lớn (từ 5 triệu đồng trở lên) phải thực hiện qua ngân hàng. Trước mắt, qui định các giao dịch giữa cá nhân và các tổ chức thực hiện trước, sau đó là các giao dịch giữa các cá nhân với cá nhân. Ban đầu có thể giới hạn trong các giao dịch nhượng bán tài sản, bất động sản, chuyển nhượng vốn.

Giao dịch qua ngân hàng cũng sẽ giúp cho việc kiểm soát các thu nhập bất hợp pháp chặt chẽ hơn. Cơ quan thuế kiểm soát được luồng tiền, qua thanh tra kiểm tra có thể phát hiện các giao dịch trốn thuế….

(3) Kiến nghị thứ 3: Thay đổi thời hạn quyết toán TNCN của cá nhân

chậm hơn so với thời hạn QT TNCN của các cơ quan chi trả.

Như đã phân tích trong phần thực trạng quản lý quyết toán năm và hoàn thuế TNCN và nêu vấn đề tồn tại liên quan đến việc cơ quan thuế hỗ trợ NNT là cá nhân tổng hợp tờ khai quyết toán thuế TNCN hàng năm, hiện tại, hệ thống ứng dụng CNTT của ngành thuế có chức năng hỗ trợ tổng hợp tổng hợp tờ khai quyết toán TNCN cuối năm của một cá nhân từ các khoản kê khai trong năm và từ các bảng kê chi trả thu nhập của các cơ quan chi trả, xác định thuế TNCN còn phải nộp hoặc được hoàn của năm quyết toán. Chức năng hỗ trợ này rất có ích đối với NNT là cá nhân, vì các qui định về kê khai thuế TNCN tạm tính, khai quyết toán thuế TNCN cuối năm khá phức tạp.

toán TNCN của cơ quan chi trả và của các cá nhân tự quyết toán trùng nhau, do đó, không thực hiện được việc hỗ trợ tổng hợp tờ khai quyết toán TNCN cho cá nhân vì việc hỗ trợ cần thực hiện trước thời điểm nộp quyết toán mới có giá trị. Trong lúc đó, cơ quan chi trả chưa đến hạn nộp quyết toán, dẫn đến CQT không có thông tin để tổng hợp thu nhập của cá nhân.

Kiến nghị: Sửa Luật Quản lý thuế, qui định thời hạn nộp quyết toán thuế TNCN năm của cá nhân tự quyết toán chậm hơn thời hạn nộp quyết toán TNCN năm của các cơ quan chi trả từ ½ tháng đến 1 tháng.

(4) Kiến nghị thứ 4: Bổ sung chức năng điều tra cho Ngành thuế, thành

lập lực lượng điều tra thuế để nâng cao hiệu lực công tác chống thất thu thuế.

Như đã phân tích ở chương thực trạng và đề xuất giải pháp, việc bổ sung thẩm quyền điều tra của cơ quan thuế là cần thiết nhằm phát hiện và xử lý truy thu kịp thời tiền thuế trốn, tiền thuế bị chiếm đoạt vào ngân sách Nhà nước, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế, sự cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế.

Đây cũng là kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, thậm chí một số nước còn tổ chức lực lượng cảnh sát thuế, tòa án thuế để xử lý các vụ vi phạm về thuế.

Vì vậy, kiến nghị Quốc hội, Chính phủ phê duyệt để thành lập Cục điều tra thuế trực thuộc Tổng cục Thuế với chức năng điều tra, chống tội phạm về thuế. Lực lượng này được trang bị vũ khí bán vũ trang để có năng lực trấn áp tội phạm.

(5) Kiến nghị thứ 5: Thực hiện cấp mã số công dân cho tất cả các công

dân Việt Nam ngay từ khi sinh ra.

Như đã phân tích tại mục Quản lý NNT, việc cấp MST cá nhân hiện nay đang bị trùng nhiều do căn cứ xác định tính duy nhất của một công dân đang có nhiều vấn đề bất cập. Để giải quyết vấn đề này, luận văn đã đưa ra một số giải pháp mà tự thân ngành thuế có thể thực hiện để khắc phục trước mắt. Tuy nhiên, về lâu dài, cần có một thông tin xác định sự tồn tại và duy nhất của một công dân Việt Nam từ khi khai sinh cho đến khi mất đi, đó là mã số công dân.

Hiện nay, ngành công an đang thực hiện đề án cấp thẻ căn cước cho công dân Việt nam từ 15 tuổi trở đi. Dự án này đang thực hiện, dự kiến hoàn thành vào năm 2020. Nhưng, ngay cả khi hoàn thành, dự án cũng chưa đáp ứng được việc quản lý các công dân dưới độ tuổi cấp thẻ, trong khi đó, cá nhân có thu nhập xuất

hiện ở mọi độ tuổi, có khi là một em bé mới chào đời. Do đó, cũng chưa có căn cứ để cấp mã số thuế cá nhân đảm bảo duy nhất.

Đề xuất: Cần phải có một hệ thống cấp mã số công dân ngay từ khi khai sinh cho đến khi khai tử. Có thể xem xét việc sử dụng hệ thống cấp MST của cơ quan Thuế để thực hiện việc này.

Nếu thực hiện theo hướng này, sẽ cần phải sửa đổi và nâng cấp hệ thống cấp mã số của CQT để thực hiện.

Về lợi ích: Hiệu quả rất nhiều vềmặt kinh tế, thời gian thực hiện và tổ chức thực hiện.

Xây dựng một hệ thống cấp mã công dân và triển khai thực hiện mới từ đầu sẽ rất tốn kém, kinh phí ít nhất cũng khoảng 100 triệu USD, thời gian nhanh nhất khoảng 5 năm do các thủ tục đầu tư, đấu thầu… rất phức tạp. Bên cạnh đó là đội ngũ xây dựng, vận hành, quản lý…nếu mới từ đầu thì việc đào tạo cũng tốn nhiều thời gian và tiền bạc.

Tất nhiên là còn một số yếu tố tác động khác mà trong phạm vi luận văn này, tác giả không đề cập đến, nhưng theo tác giả, nếu nghiên cứu để sử dụng hệ thống cấp MST của cơ quan Thuế vào việc cấp mã số công dân, sẽ có những lợi ích vô cùng to lớn:

- Tận dụng được ứng dụng và hạ tầng công nghệ sẵn có; kinh nghiệm và bộ máy tổ chức thực hiện chuyên nghiệp;

- Tận dụng được số lượng MST cá nhân đã cấp trên hệ thống.

- Tận dụng được tính phổ biến của MST: hiện tại MST của cá nhân đang được đồng thời sử dụng trong cơ quan Đăng ký kinh doanh, cơ quan Bảo hiểm xã hội;

- Tiết kiệm được một lượng kinh phí rất lớn.

Từ những phân tích nêu trên, kiến nghị Quốc hội và Chính phủ xem xét về đề xuất này.

KẾT LUẬN

Thuế Thu nhập cá nhân là một sắc thuế mới, việc tổ chức quản lý sắc thuế này đối với cả ngành thuế cũng như đối với Cục Thuế Hà Nội cũng là những giai đoạn đầu tiên, còn nhiều vấn đề cần phải điều chỉnh về chính sách cũng như tổng hợp thực tiễn để rút kinh nghiệm, tìm ra những giải pháp tốt nhất trong việc quản lý để đạt được mục tiêu thu đúng, thu đủ và kịp thời số thuế phát sinh theo qui định của Luật thuế TNCN vào ngân sách Nhà nước.

Với mục đích là làm thế nào để Cục Thuế Hà Nội thực hiện công tác quản lý thuế TNCN tốt nhất, tác giả luận văn đã nghiên cứu những vấn đề thuyết về thuế TNCN và quản lý thuế TNCN; tìm hiểu thực trạng công tác quản lý thuế TNCN tại cục Thuế Hà Nội. Từ thực trạng, soi vào các mục tiêu, yêu cầu để đánh giá công tác này trong tất cả các nội dung quản lý, xác định được những ưu điểm và chỉ ra các mặt hạn chế trong công tác này, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị mà theo tác giả, có thể góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã cố gắng đi sâu tìm hiểu các chức năng quản lý cụ thể, phân tích, tham khảo các qui định của các đơn vị liên quan, các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về thực trạng và dư luận xã hội, tham khảo các tài liệu về kinh nghiệm quản lý thuế TNCN của các quốc gia trên thế giới. Qua đó, tác giả tìm ra một số khe hở trong quản lý thuế TNCN trên địa bàn Hà Nội và tập trung tìm giải pháp khắc phục những khe hở đó.

Trong phạm vi nghiên cứu của một luận văn thạc sỹ, tác giả không kỳ vọng thay đổi được ngay những vấn đề tồn tại, chỉ mong những phân tích, giải pháp đề xuất cũng như những kiến nghị đưa ra trong luận văn sẽ góp phần nào nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế TNCN của cục Thuế Hà Nội nói riêng và toàn ngành thuế nói chung; góp phần tác động đến các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách vĩ mô và các bộ phận chức năng của Cục Thuế Hà Nội cải tiến hơn nữa chính sách cũng như công tác tổ chức điều hành, thực thi quản lý thu thuế TNCN, để

hướng đến mục tiêu của công tác quản lý thuế: Thu đúng, thu đủ và thu kịp thời thuế TNCN vào ngân sách Nhà nước.

Cuối cùng, với thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm có hạn, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế, tác giả rất mong nhận được ý kiến nhận xét và góp ý của các thầy cô giáo, các bạn bè và đồng nghiệp với bản luận văn này để có thể tiếp tục hoàn thiện trong những hoạt động nghiên cứu khoa học tiếp theo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Nguyễn Thị Bất và Vũ Duy Hào, 2003. Giáo trình quản lý thuế. Hà Nội: Nxb

Đại học Kinh tế quốc dân

2. Bộ Tài Chính, 2010. Quyết định 108/QĐ-BTC ngày 14/1/2010 của Bộ Tài chính

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh/ thành phố. Hà Nội.

3. Bộ Tài chính, 2013. Thông tư số 111 hướng dẫn thi hành Luật thuế TNCN, Luật

thuế TNCN sửa đổi bổ sung và nghị định 65 của Chính phủ. Hà Nội.

4. Chính phủ, 2004. Quyết định số 201/2004/QĐ-TTg ngày 06/12/2004 Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010. Hà Nội.

5. Chính phủ, 2013. Nghị định số 65 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật

thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN. Hà Nội.

6. Cục thuế Hà Nội, 2011-2014. Báo cáo tổng kết công tác năm các năm. Hà Nội.

7. Cục thuế Hà Nội, 2011-2014. Báo cáo kết quả thu thuế TNCN các năm. Hà Nội.

8. Lê Thị Thanh Hà, 2007. Giáo trình thuế. Hải Phòng: Nhà xuất bản Thống kê.

9. Nguyễn Thị Liên và Nguyễn Văn Hiệu, 2005. Giáo trình Nghiệp vụ thuế. Hà

Nội: Nhà xuất bản tài chính.

10. Đỗ Đức Minh và Nguyễn Việt Cường, 2007. Giáo trình lý thuyết thuế. Học

viện tài chính, Hải Phòng

11. Quốc hội, 2006. Luật Quản lý thuế, số 78/2006/QH12 của Quốc hội nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006. Hà Nội.

12. Quốc hội, 2007. Luật Thuế thu nhập cá nhân, số 04/2007/QH12 của Quốc hội nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007. Hà Nội.

13. Quốc hội, 2012. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân,

số 26/2012/QH13 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2012. Hà Nội.

14. Ngô Đại Sơn, 2006. Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về thuế. Hà Nội:

Nhà xuất bản Tài chính.

15. Tạp chí thuế nhà nước, 2008. Quy trình quản lý thuế. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

16. Thủ tướng Chính phủ, 2009.Quyết định 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của

Thủ tưởng Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính. Hà Nội.

17. Tổng cục thuế, 2007. Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hà

Nội: Nhà xuất bản tài chính.

18. Tổng cục thuế, 2008. Tài liệu tổ chức bộ máy ngành thuế, các quy trình quản lý

thu thuế - tài liệu hội thảo. Hà Nội.

19. Tổng cục thuế, 2010. Quyết định số 502/QĐ-TC,503/QĐ-TCT, 504/QĐ-TCT

ngày 29/3/2010 của Tổng cục Thuế Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế, các phòng thuộc Cục Thuế và các đội thuế thuộc chi cục thuế. Hà Nội.

20. Tổng cục thuế, 2010. Sơ kết đánh giá việc triển khai tổ chức bộ máy cơ quan thuế

các cấp theo mô hình tổ chức quản lý chủ yếu theo chức năng. Vụ tổ chức cán bộ.

21. Tổng cục thuế, 2001. Chương trình cải cách thuế đến năm 2010. Hà Nội.

22. Tổng cục thuế, 2011. Chiến lược phát triển ngành thuế giai đoạn 2011-2020,

Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020. Hà Nội.

23. Tổng cục Thuế, 2011. Quy trình quản lý đăng ký thuế theo Quyết định số

329/QĐ-TCT ngày 27/3/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế. Hà Nội.

24. Tổng cục Thuế, 2011. Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế theo Quyết

định số 1864/QĐ-TCT ngày 21/12/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế. Hà Nội.

25. Tổng cục Thuế, 2011. Quy trình thanh tra và kiểm tra thuế theo Quyết định số

528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế. Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 106 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)