1.3 Phát triển cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng
1.3.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển cho vay đối với DNVVNcủa Ngân hàng
thương mại.
* Nhóm tiêu chí đánh giá phát triển theo chiều rộng - Mức tăng doanh số cho vay đối với DNVVN.
Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh số cho vay cao và tăng trưởng qua các năm phản ánh quy mô cho vay ngày càng phát triển, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của ngân hàng càng cao. Đồng thời, doanh số cho vay cao giúp ngân hàng tạo ra thu nhập lớn t hoạt động cho vay. Như vậy, phát triển cho vay đối với DNVVN đồng nghĩa với tăng doanh số cho vay đối với DNVVN. Các chỉ tiêu để đánh giá:
Mức tăng doanh số cho vay đối với DNVVN
MTDS = DSt – DSt-1
Trong đó: MTDS: Mức tăng doanh số cho vay đối với DNVVN DSt: Doanh số cho vay đối với DNVVN trong năm t DSt-1: Doanh số cho vay đối với DNVVN năm t-1
Chỉ tiêu này tăng hay giảm phản ánh sự thay đổi của quy mô cho vay đối với DNVVN.
Tỷ lệ tăng doanh số cho vay đối với DNVVN
TLDS = ×100%
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi doanh số cho vay đối với DNVVN năm nay so với năm trước là bao nhiêu.
+ Nếu tỷ lệ này tăng cho thấy xu hướng ng n hàng tăng cho vay đối với DNVVN
+ Nếu tỷ lệ này giảm nhưng vẫn > 0 chứng tỏ tốc độ tăng của tử số nhỏ hơn tốc độ tăng của mẫu số. Nguyên nhân hoặc là do NH hạn chế phát triển cho vay đối với DNVVN hoặc là việc phát triển cho vay đối với DNVVN đã đi vào ổn định.
Tỷ trọng doanh số cho vay đối với DNVVN
TTDS = ×100%
Trong đó: TTDS: tỷ trọng doanh số cho vay đối với DNVVN DS1: doanh số cho vay đối với DNVVN
DS: toàn bộ doanh số cho vay của ngân hàng trong thời kỳ Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay đối với DNVVN chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh số cho vay. So sánh chỉ tiêu này ở các thời kỳ cho thấy sự thay đổi cơ cấu doanh số cho vay đối với DNVVN, t đó cho thấy chiến
lược, cách nhìn nhận vai trò của DNVVN trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
- Mức tăng dư nợ tín dụng.
Dư nợ cho vay đối với DNVVN phản ánh quy mô cho vay của NH với DNVVN trong một thời gian nhất định. Số dư nợ càng lớn và dư nợ kỳ sau lớn hơn kỳ trước là biểu hiện của sự phát triển cho vay DNVVN. Các tiêu chí đánh giá:
Mức tăng dư nợ cho vay đối với DNVVN
MTDN = DNt – DNt-1
Trong đó: MTDN: Mức tăng dư nợ tín dụng đối với DNVVN DNt: Dư nợ tín dụng tại thời điểm cuối năm t DNt-1: Dư nợ tín dụng tại thời điểm cuối năm t-1
Chỉ tiêu này cho thấy sự tăng lên tuyệt đối của dư nợ tín dụng đối với DNVVN
+ Nếu MTDN>0 thì có nghĩa là ng n hàng đang thực hiện phát triển tín dụng cho DNVVN
+ Nếu MTDN<0, ng n hàng đang thu hẹp tín dụng đối với DNVVN
Tốc độ tăng dư nợ tín dụng đối với DNVVN
TLDN = ×100%
Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng dư nợ tín dụng của ng n hàng đối với DNVVN năm nay so với năm trước thay đổi bao nhiêu phần trăm.
Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNVVN
TTDN = ×100%
Trong đó: TTDN: Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNVVN DN1: Dư nợ tín dụng đối với DNVVN
DN: Tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng
Chỉ tiêu này phản ánh dư nợ tín dụng đối với DNVVN chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ của ngân hàng.
- Tăng trưởng về số lượng và sự đa dạng về khách hàng.
Khách hàng nói chung và DNVVN nói riêng luôn mong muốn một quy trình thủ tục tín dụng đơn giản, gọn nhẹ,khoa học, thuận tiện và thật sự khách quan trong thái độ làm việc của nhân viên Ngân hàng. Tất nhiên dù gọn nhẹ tới mấy vẫn phải
tuân theo nguyên tắc cho vay, các nguyên tắc đảm bảo an toàn khác. DN được cung cấp vốn nhanh chóng, kịp thời sẽ giúp quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra ổn định, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh và giảm được một phần chi phí vốn vay.
Khách hàng của ngân hàng là những tổ chức kinh tế, cá nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng trong một thời gian nhất định. Phát triển tín dụng với DNVVN là làm tăng lên số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng là các DNVVN.
Các chỉ tiêu để đánh giá:
Mức tăng số lượng khách hàng là các DNVVN
MTKH = KHt – KHt-1
Trong đó: MTKH: Mức tăng số lượng khách hàng là các DNVVN KHt: Số lượng khách hàng là DNVVN năm t
KHt-1: Số lượng khách hàng là DNVVN năm t-1
Tỷ lệ tăng số lượng khách hàng là DNVVN
TLKH = ×100%
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi số lượng khách hàng là DNVVN của năm nay so với năm trước là bao nhiêu.
+ Nếu tỷ lệ này tăng cho thấy xu hướng năm nay số lượng khách hàng là DNVVN tăng so với năm ngoái.
+ Nếu tỷ lệ này giảm và vẫn >0 thì phản ánh số lượng khách hàng là DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng vẫn tăng nhưng tốc độ tăng của tử số nhỏ hơn tốc độ tăng của mẫu số. Điều đó có thể là do ng n hàng đã hạn chế phát triển tín dụng với DNVVN hoặc việc phát triển tín dụng đối với DNVVN đã đi vào ổn định.
Tỷ trọng số lượng khách hàng là DNVVN
TTKH = ×100%
Trong đó: TTKH: Tỷ trọng số lượng khách hàng là DNVVN
KH1: Số lượng KH là DNVVN có quan hệ cho vay với NH KH: Tổng số khách hàng có quan hệ cho vay với ngân hàng
Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng là DNVVN chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng.
+ Nếu tỷ trọng này tăng tức là số lượng khách hàng là DNVVN được ngân hàng cho vay vốn trong tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với ng n hàng tăng lên.
+ Nếu tỷ trọng này giảm thì hoặc là ngân hàng đã thu hẹp tín dụng đối với DNVVN, hoặc là mức độ phát triển tín dụng đối với DNVVN nhỏ hơn so với thành phần kinh tế khác.
* Nhóm tiêu chí đánh giá phát triển theo chiều sâu (chất lượng cho vay DNVVN).
Bên cạnh những chỉ tiêu phân tích ở trên, các nhà ph n tích còn lưu các ngân hàng phải hướng hoạt động quản trị, kiểm soát cho vay thông qua việc thường xuyên kiểm soát chất lượng cho vay bởi vì việc phát triển cho vay chỉ thật sự hiệu quả khi chất lượng các khoản cho vay được đảm bảo. Các chỉ tiêu đánh giá
- Mức tăng doanh số thu nợ đối với DNVVN.
Doanh số thu nợ: là phản ánh số vốn của khách hàng hoàn trả NH trong t ng thời kỳ nhất định. Doanh số thu nợ phán ánh khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng, phản ánh ng n hàng tăng thu nợ quá hạn, thu hồi sớm do dấu hiệu không lành mạnh trong tình hình tài chính của khách hàng.
- Mức tăng vòng quay vốn cho vay DNVVN
Là tỷ lệ doanh số thu nợ và dư nợ bình quân. Nó cho biết trong một chu kỳ trung bình một đồng vốn được quay vòng bao nhiêu lần ,tức là nó tham gia vào quá trình lưu thông và sản xuất kinh doanh nhiều hay ít.
Doanh số cho vay DNVVN
Vòng quay vốn cho vay DNVVN = x 100% Mức dư nợ bình quân
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân =
2
Tỷ lệ này càng lớn (>1) cho thấy vòng quay cho vay càng nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD. Với một lượng vốn nhất định nhưng do tốc độ luân chuyển vốn tín dụng nhanh nên ng n hàng có điều kiện phát triển khả năng cho vay
đối với hách hàng, đáp ứng kịp thời các nhu cầu về vốn của DN. Vòng quay vốn cho vay lớn phản ánh doanh số thu nợ trong kỳ tăng, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu giảm đáng ể. Tuy nhiên khi vòng quay vốn cho vay tăng do doanh số bình quân trong kỳ giảm, có thể là biểu hiện không tốt của tình trạng ứ đọng vốn tín dụng. Do đó cần xem xét mối quan hệ với các chỉ tiêu hác để có đánh giá chính xác hơn.
- Mức giảm của nợ quá hạn, nợ xấu
Theo Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và QĐ 18, Tổ chức tín dụng
sẽ tiến hành phần loại nợ và trích lập dự phòng như sau:
+ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.
Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có hả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với Nhóm 1 là 0%.
+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại.
Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có hả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với Nhóm 2 là 5%.
+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ quá hạn t 90 đến
180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là hông có hả năng thu hồi nợ gốc và lãi hi đến hạn.
Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có hả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với Nhóm 3 là 20%.
+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm các khoản nợ quá hạn t 181 đến 360
ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn t 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là hả năng tổn thất cao. Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với Nhóm 4 là 50%.
+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm các khoản nợ quá hạn trên
360 ngày; các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại.
Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là hông còn hả năng thu hồi, mất vốn.
Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với Nhóm 5 là 100%.
Nợ quá hạn là những khoản nợ mà thời gian tồn tại của nó vượt quá thời hạn cho vay theo thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng cộng với thời gian đã được gia hạn thêm (nếu khách hàng có yêu cầu). Hay nói cách khác, nợ quá hạn là những khoản cho vay đến hạn mà khách hàng không có khả năng hoàn trả số tiền vay (cả gốc và lãi) đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Khoản vay đó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn và phải chịu mức lãi suất quá hạn (thông thường là 150% lãi suất trong hạn).
Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao cho thấy rủi ro mất vốn, mất khả năng thanh toán càng lớn, lợi nhuận của NH càng giảm mạnh. Do vậy, đây là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng. Để nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho hoạt động kinh doanh, các ngân hàng luôn nỗ lực giảm thiểu tỷ lệ này xuống mức thấp nhất có thể. Theo quy định của NHNH Việt Nam, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ lớn hơn 7% được xem là ngân hàng yếu kém, nhỏ hơn 5% thì được đánh giá là ngân hàng có chất lượng tín dụng lành mạnh.
Nợ quá hạn cho vay DNVVN
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay DNVVN = x 100% Tổng dư nợ cho vay DNVVN
Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao thì rủi ro cao các khoản nợ quá hạn sẽ không thu hồi được sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Nợ xấu là nợ quá hạn mang lại nhiều rủi ro cao cho ng n hàng. Do đó tỷ lệ nợ xấu cũng là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Theo thông lệ quốc tế, mức an toàn cho phép của tỷ lệ nợ xấu là 5%. Theo định nghĩa về nợ xấu của Phòng Thống kê - Liên hợp quốc thì “về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để
nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”. Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 quy định tại điều 6 quyết định 493/2005/ QĐ- NHNN.
Nợ xấu cho vay DNVVN
Tỷ lệ nợ xấu cho vay DNVVN = x 100% Tổng dư nợ cho vay DNVVN
Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng nhất hi đánh giá chất lượng hoạt động cho vay của một ngân hàng. Nếu ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao, tức là khả năng thu hồi các khoản nợ đến hạn của ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao, ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh hoản của ngân hàng.
- Mức tăng khả năng thu nợ
Tỷ lệ thu nợ = Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay x 100%.
Tỷ lệ này càng cao cho thấy ngân hàng đã đầu tư, cho vay đúng hướng, làm giảm đi những khoản nợ quá hạn, khó đòi, nên khả năng thu hồi nợ càng cao. Do đó chất lượng cho vay càng cao.