Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh chương mỹ (Trang 57)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam-

3.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Chƣơng Mỹ chi nhánh Chƣơng Mỹ

3.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Chương Mỹ nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Chương Mỹ

Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)- Chi nhánh Chương Mỹ là chi nhánh loại 3 của Agribank Việt Nam.

Tiền thân của Agribank – chi nhánh Chương Mỹ chính là Ng n hàng nhà nước (NHNN) huyện Chương Mỹ, được thành lập năm 1951. Sau Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ng n hàng Phát triển Nông nghiệp (NHPTNo) Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, NHPTNo huyện Chương Mỹ được chuyển thành NHPTNo huyện Chương Mỹ trực thuộc NHPTNo tỉnh Hà T y cũ. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp (NHNo) Việt Nam thay thế NHPTNo Việt Nam, NHPTNo huyện Chương Mỹ được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp (NHNo) huyện Chương Mỹ. Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc NHNN Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên NHNo Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn( Agribank) Việt Nam. Theo đó NHNo Chương Mỹ một lần nữa được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam huyện Chương Mỹ. Ngày 1/8/2008, Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan được Quốc hội chính thức thông qua có hiệu lực thi hành, theo đó các cơ quan hành chính lần lượt được sáp nhập về thành phố Hà Nội. Năm 2009, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam huyện Chương Mỹ cũng chính thức trở thành chi nhánh cấp 3 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chịu sự quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Tây, trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thành phố Hà Nội.

Ngân hàng Agribank – CN Chương Mỹ t khi thành lập đến nay luôn khẳng định vai trò chủ đạo, trụ cột đối với các hoạt động kinh tế của huyện, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách, sự chỉ đạo của các cấp, các ngành về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế. Tháng 8/2008, Ngân hàng Agribank – CN Chương Mỹ đã tiến hành chạy chương trình IPCAS với phần mềm ngân hàng hiện đại của KOREA Bank. Trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và nhận thức rõ vai trò của các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng truyền thống, năm 2009 thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Agribank Việt Nam, Ngân hàng Agribank – CN Chương Mỹ chú trọng giới thiệu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích tiên tiến, điển hình là các dịch vụ Mobile Banking như: SMS Ban ing, VnTopup, ATransfer, Apaybill, VnMart; kết nối thanh toán với Kho bạc, Hải quan trong việc phối hợp thu ngân sách.

Sau hơn 20 năm đổi mới và phát triển với phương ch m “Trung thực, Kỷ cương, Sáng tạo, Chất lượng, Hiệu quả”, Ngân hàng Agribank – CN Chương Mỹ đã đạt được nhiều bằng khen, phần thưởng, cờ thi đua do UBND huyện Chương Mỹ, UBND tỉnh Hà Tây trao tặng. Bên cạnh đó, trong các phong trào thi đua, hội thao, hội thi của khối ngành phát động, Ngân hàng Agribank – CN Chương Mỹ đã tham gia tích cực và giành được nhiều giải cao.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ phòng ban của Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – CN Chương Mỹ nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – CN Chương Mỹ

Hiện nay Ngân hàng Agribank – CN Chương Mỹ có mạng lưới gồm 4 phòng nghiệp vụ chức năng và 3 phòng giao dịch (PGD) trực thuộc với tổng số cán bộ công nh n viên là 57 người.

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Agribank - Chi nhánh Chương Mỹ. 3.1.2.1. Phòng Tín dụng

-Thẩm định, xét duyệt, kiểm tra cho vay phục vụ sản xuất của doanh nghiệp. -Thu hồi vốn lãi cho vay kể cả xử lý những khoản nợ hó đòi.

-Phối hợp các phòng chức năng để phục vụ tốt nhu cầu khách hàng. -Hướng dẫn hách hàng làm đơn vay vốn.

-Một số nghiệp vụ có liên quan khác.

3.1.2.2. Phòng kế toán - ngân quỹ

- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và hạch toán theo quy định của NHNN và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Phòng Hành chính Nhân sự Phòng Kế toán ngân quỹ Phòng Tín dụng Ban Giám đốc (1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc) PGD Miếu Môn PGD Quảng Bị PGD

Đông Phương Yên

Phòng

- Xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính.

- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

- Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.

- Thực hiện các khoản nộp ng n sách Nhà nước. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước.

- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn ho theo quy định. - Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin điện toán phục vụ kinh doanh.

- Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.

- Thực hiện các nhiệm vụ hác do giám đốc chi nhánh giao cho.

3.1.2.3. Phòng hậu kiểm

- Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh, kiểm tra việc chấp hành quy trình nghiệp vụ inh doanh theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

- Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, bảng c n đối kế toán, việc tuân thủ nguyên tắc, chế độ về chính sách kế toán của Nhà nước.

- Giải quyết đơn thư hiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động của NH, đồng thời báo cáo Tổng giám đốc Ngân hàng Agribank Việt Nam, giám đốc chi nhánh; thực hiện chuyên đề báo cáo, tổ chức giao ban thường kỳ và các nhiệm vụ khác.

3.1.2.4. Phòng hành chính và nhân sự

- Tham mưu cho ban giám đốc việc xây dựng thực hiện kế hoạch tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực của toàn hệ thống. Tổ chức các công tác hành chính quản trị phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng.

- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, qu của Chi nhánh, thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt.

- Xây dựng và triển hai chương trình giao ban nội bộ Chi nhánh, trực tiếp làm thư tổng hợp cho giám đốc Chi nhánh.

- Tư vấn trong việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể liên quan đến pháp lý, tài sản, cán bộ ngân hàng.

- Lưu trữ văn bản có liên quan đến ng n hàng và văn bản định chế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Chương Mỹ. triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Chương Mỹ.

3.1.3.1. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng Agribank - chi nhánh Chương Mỹ

Trong những năm v a qua, tình hình chung của toàn ngành ngân hàng đó là sự tăng trưởng chậm, suy giảm lợi nhuận và tỷ lệ nợ xấu ngày càng cao do chịu tác động t cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Với sự chỉ đạo sát sao của Hội đồng quản trị, sự hướng dẫn điều hành và sự nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ nhân viên trên toàn chi nhánh, ngân hàng Agribank - chi nhánh Chương Mỹ đã vững bước vượt qua những hó hăn và thực hiện có kết quả các mục tiêu đề ra, đã phát triển mở rộng mạng lưới, đa dạng hoá sản phẩm huy động, đội ngũ nh n viên bán hàng chuyên nghiệp, ng n hàng tăng cường công tác quảng cáo thương hiệu, tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng gửi tiền bằng cung cách phục vụ và kỹ năng chăm sóc hách hàng đ y chính là những nền tảng cơ bản cho sự phát triển bền vững của ngân hàng. Ngân hàng còn chú trọng vào việc bảo đảm tỷ lệ an toàn hoạt động, tăng cường năng lực quản trị điều hành, triển hai các mô hình inh doanh theo định hướng chiến lược và tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức để tạo sự khác biệt.

a. Tình hình huy động vốn

Huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng nhất của một ngân hàng thương mại, là tiền đề và là nhiệm vụ trọng tâm quyết định đến mức độ phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh trước mắt cũng như l u dài của ngân hàng. Khi nguồn vốn mà ng n hàng huy động được càng nhiều với cơ cấu hợp l , chi phí huy động vốn thấp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Xác định rõ điều này, Ngân hàng Agribank- CN Chương Mỹ cũng áp dụng rất nhiều các ênh huy động vốn t vay các tổ chức kinh tế xã hội, cá nh n đến vay của ng n hàng trung ương hay các tổ chức tín dụng, nhằm tận dụng ưu thế tối đa của t ng ênh. Để thu hút thêm ngày càng nhiều khách hàng, tạo ra nguồn vốn ổn định, Agribank- CN Chương Mỹ đã và đang đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đưa ra lãi suất huy động hấp dẫn đối với t ng kỳ hạn cho các khách hàng.

Bảng 3. 1. Nguồn huy động vốn của Agribank- CN Chƣơng Mỹ Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh So sánh 2014/2013 2015/2014 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Tổng vốn huy động 1,270,560 1,354,672 1,608,809 84,112 6.62 254,137 18.76 I. HĐ theo đối tƣợng KH Tiền gửi của TCTD 127,818 125,036 120,339 -2,782 -2.18 -4,697 -3.76 Tiền gửi của TCKT 216,758 272,966 319,670 56,209 25.93 46,704 17.11 Tiền gửi d n cư 925,984 956,669 1,168,800 30,685 3.31 212,130 22.17

II. Phân theo loại ngoại tệ

Bằng VND 1,042,164 1,218,963 1,468,975 176,799 16.96 250,012 20.51 Bằng ngoại

tệ quy đổi 228,396 135,709 139,834 -92,687 -40.58 4,125 3.04

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ngân hàng Agribank- CN Chương Mỹ)

925,984 956,669 1,168,800 216,758 272,966 319,670 127,818 125,036 120,339 - 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 1,800,000

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Ti ền gửi TCTD Ti ền gửi TCKT Ti ền gửi dân cư

Biểu đồ 3.1 Huy động vốn theo đối tƣợng khách hàng

Năm 2014, nền kinh tế đặc biệt hó hăn, trong năm cũng chứng kiến sự giảm sâu và trầm lắng kéo dài của cả thị trường bất động sản lẫn thị trường chứng khoán, cùng với sự trầm lắng của thị trường vàng về giá trong nước với nước ngoài.

Với tình hình kinh tế như trên việc huy động vốn gặp rất nhiều hó hăn cụ thể là năm 2014, Chi nhánh huy động được 1.354.672 triệu đồng, tăng nhẹ 6,62% so với năm 2013. Do diễn biến thị trường và chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN trong năm qua đã phần nào ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn. Nhưng đến năm 2015, nền kinh tế có những chuyển biến tốt hơn cùng với sự ấm lên của thị trường bất động sản. Chi nhánh huy động được 1.608.809 triệu đồng, tăng 18,76% so với năm 2014. Đ y là dấu hiệu cho thấy sự lạc quan trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

Nhìn chung trong các năm huy động vốn t cá nh n vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với việc huy động vốn t các TCKT, TCTD. Huy động vốn t cá nh n vẫn tăng qua các năm có sự biến động rõ rệt cụ thể là năm 2015 là 1.168.800 triệu đồng tăng 212.130 triệu đồng (22,17%) so với năm 2014 là 956.669 triệu đồng. Trong hi tăng nhẹ t năm 2013 là 925.984 triệu đồng đến năm 2014 tăng 30.685 triệu đồng (3,31%) so với năm 2013. Trong hi huy động t TCKT tăng nhẹ lần lượt t năm 2013 đến 2015 là: 216.758 ; 272.966; 319.670 triệu đồng Huy động t TCTD giảm nhẹ.

Về cơ cấu huy động vốn của chi nhánh theo loại tiền, lượng tiền huy động vẫn t VND là chủ yếu, còn huy động t ngoại tệ là rất ít, nguyên nhân có thể do người dân có nhu cầu lớn về đồng VND và việc duy trì một tỷ lệ thấp về ngoại tệ nhằm đảm bảo sự an toàn của hệ thống ng n hàng trước tình hình biến động tỷ giá USD trong những năm qua. Năm 2014, lượng huy động VNĐ tăng 176.799 triệu đồng (tương ứng 16,96%) so với năm 2013, tuy nhiên lượng ngoại tệ lại giảm khá mạnh, giảm 92.687 tỷ đồng (tương ứng với giảm 40,58%) so với năm 2014, do ảnh hưởng của dấu hiệu bất ổn tỷ giá và lãi suất trong năm. Năm 2015, lượng huy động VNĐ là 1.468.975 triệu đồng (chiếm 91,31% trong tổng vốn huy động), tăng 250.012 triệu đồng (tương ứng 20,5%) so với năm 2014 và lượng ngoại tệ đạt 139.834 triệu đồng, tăng 4.125 triệu đồng, ứng với 3.04% so với năm 2014.

Giai đoạn 2013- 2015 là giai đoạn hó hăn đối với toàn ngành ngân hàng, Nhìn vào hoạt động huy động vốn của Chi nhánh như trên là đạt được hiệu quả tốt. Điều này chứng tỏ sự tin tưởng của khách hàng vào Ngân hàng ngày càng cao, chủ yếu do ng n hàng đã quản lý tốt mức lãi suất huy động, đồng thời phát huy được lợi thế thương hiệu và mạng lưới rộng khắp huy động nguồn vốn t các đối tượng khách

hàng ổn định, nâng cao khả năng cạnh tranh, duy trì nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, áp dụng chính sách ưu đãi lãi suất linh hoạt cho t ng địa bàn, t ng đối tượng hách hàng và tăng cường công tác quảng bá hình ảnh.

b. Tình hình sử dụng vốn

Trong hoạt động ngân hàng, nếu huy động vốn là điều kiện cần thì sử dụng vốn là điều kiện đủ. Sử dụng vốn là nghiệp vụ hết sức quan trọng và trực tiếp tạo lợi nhuận cho ngân hàng, là nghiệp vụ cho vay trên cơ sở các nguồn vốn. Nghiệp vụ cho vay mang lại lợi nhuận chủ yếu, lớn nhất cho ngân hàng và rủi ro của nghiệp vụ này cũng là cái đáng quan tâm nhất của ngân hàng. Do vậy nghiệp vụ này được chi nhánh rất quan tâm.

Bảng 3.2. Tình hình sử dụng vốn tại Agribank- Chi nhánh Chương Mỹ

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%)

Tổng cho vay 1,668,023 100 1,890,015 100 2,537,160 100 1.Theo kỳ hạn cho

vay 1,668,023 100 1,890,015 100 2,537,160 100

Cho vay ngắn hạn 1,009,284 60.51 1,201,294 63.56 1,539,295 60.67 Cho vay trung hạn 225,926 13.54 268,949 14.23 403,155 15.89 Cho vay dài hạn 432,813 25.95 419,772 22.21 594,710 23.44

2. Theo loại tiền 1,668,023 100 1,890,015 100 2,537,160 100

Dư nợ nội tệ 1,373,784 82.36 1,612,561 85.32 2,062,965 81.31 Dư nợ ngoại tệ 294,239 17.64 277,454 14.68 474,195 18.69 3. Theo loại hình DN 1,668,023 100 1,890,015 100 2,537,160 100 DNNN 821,501 49.25 872,242 46.15 1,215,553 47.91 DNNQD 763,621 45.78 926,485 49.02 1,209,464 47.67 Hộ KD, tư nh n cá thể 73,560 4.41 83,350 4.41 112,142 4.42 HTX 9,341 0.56 7,938 0.42 0 0

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hang Agribank- CN Chương Mỹ)

Qua bảng dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay, nhìn chung hình thức vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều có tốc độ tăng trưởng hông cao nhưng tăng đều và ổn định qua các năm. Trong đó thì tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao, năm 2013 chiếm 60,51%, năm 2014 chiếm 63,56% năm 2015 chiếm 60,67% trong tổng dư nợ cho vay, trong hi đó năm 2015 tỷ trọng dư nợ cho vay trung hạn chỉ đạt 15,89%; tỷ trọng dư nợ cho vay dài hạn chỉ đạt 23,44 %. Bởi vì về khía cạnh thời hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh chương mỹ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)