Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan thành
4.2.1. Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy kiểm tra sau thông quan
- Khi số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu cũng như số lượng tờ khai hải quan ngày càng gia tăng thì khối lượng công việc KTSTQ sẽ tăng lên tương ứng. Đặc biệt, cùng với toàn ngành, Cục hải quan thành phố Hà Nội đã thực hiện hệ thống thông quan tự động một cửa quốc gia (VNACCS/VCIS). Phần lớn hàng hóa được thông quan trên hệ thống mạng toàn quốc. Để kiểm tra sự tuân thủ pháp luật cần phải có sự tham gia của lực lượng KTSTQ. Do đó, giải pháp hoàn thiện bộ máy kiểm tra sau thông quan sẽ là: tại các Chi cục hải quan cửa khẩu cần bổ sung thêm Đội kiểm tra sau thông quan thuộc cơ cấu Chi cục nhằm thu thập thông tin ban đầu phục vụ việc xác định đối tượng KTSTQ và chia sẻ khối lượng công việc KTSTQ đang ngày càng tăng lên. Đội này được giao chỉ tiêu và nhiệm vụ cụ thể trong phạm vi quy định về trách nhiệm, quyền hạn do Tổng cục hải quan quy định.
- Các Phòng ban: Cục hải quan thành phố Hà Nội cần có phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng Phòng ban về hoạt động KTSTQ, trong đó cần quy định biên chế tại Phòng ban tham gia, phối hợp với lực lượng KTSTQ, tối thiểu mỗi đơn vị Phòng ban có liên quan bố trí 01 cán bộ công chức.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ KTSTQ về nghiệp vụ chuyên môn, các mảng kiến thức cần thiết phục vụ cho hoạt động, trong đó chú trọng đào tạo các kỹ năng cho cán bộ, giúp cán bộ có nền tảng vững chắc để tham gia kiểm tra. Mỗi cán bộ KTSTQ cần có những kỹ năng cơ bản gồm:
(1) Cán bộ KTSTQ phải hiểu và thực hiện đúng các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó pháp luật hải quan là nền tảng, đảm bảo thực hiện đúng các quy định và quy trình thủ tục hải quan, quy trình KTSTQ. Cán bộ, công chức KTSTQ phải nắm chắc và có khả năng hệ thống được các quy định văn bản trong kỳ kiểm tra, các văn bản pháp luật đã áp dụng điều chỉnh trong phạm vi đối tượng kiểm tra có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như: phương pháp và nguyên tắc xác định giá, trị giá hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quy tắc xuất xứ, phân loại và mã số hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, các chế độ, chính sách ưu đãi miễn thuế, v.v... Bên cạnh đó, văn bản quy định về chính sách hàng hóa xuất nhập khẩu trong từng thời kỳ của quốc gia sẽ có sự điều chỉnh nhằm đáp ứng với yêu cầu của quá trình hội nhập và tự do hóa thương mại, phù hợp với thông lệ quốc tế, cụ thể là điều chỉnh thuế suất đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, điều chỉnh hạn ngạch thuế quan, ví dụ: với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Campuchia. Do đó, cán bộ, công chức cần phải thường xuyên theo dõi và có kỹ năng tổng hợp các văn bản theo tiến trình thời gian, sự lôgic của các văn bản, thẩm quyền ban hành văn bản, để từ đó có căn cứ thực hiện kiểm tra đảm bảo đúng và chính xác nhất.
(2) Cán bộ KTSTQ cần phải thông thạo các thông lệ thương mại trong kinh doanh thương mại quốc tế, quy trình tiến hành một hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế trên cơ sở các hiệp định, công ước mà Việt Nam là một bên tham gia, ký kết. Những thông lệ thương mại quốc tế cần quan tâm như các
điều kiện thương mại quốc tế, điều lệ và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ, các điều kiện và phương thức về thanh toán quốc tế, trình tự phát sinh, nội dung của các hồ sơ thanh toán…
(3) Cán bộ KTSTQ phải nắm vững các quy định hiện hành về hoạt động kế toán, các kỹ thuật về nguyên lý kế toán nói chung và mảng xuất nhập khẩu hàng hóa nói riêng. Bởi kết quả của KTSTQ một phần quyết định ở việc kiểm tra hệ thống sổ sách kế toán. Do đó, cán bộ KTSTQ cần phải được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kế toán, các kỹ năng về kiểm tra số sách kế toán. Bên cạnh đó, cán bộ phải có kỹ năng đối chiếu, so sánh, tổng hợp và phân tích dữ liệu thể hiện trên hệ thống sổ sách kế toán như sổ cái, số nhật ký chung, sổ chi tiết các tài khoản, bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn và nhất là báo cáo tài chính mà DN đã thực hiện thanh quyết toán thuế đối với cơ quan thuế nội địa, từ đó nhằm phát hiện các sổ sách kế toán giả mà DN đã lập thêm để đối phó với các Đoàn kiểm tra, trong đó có lực lượng KTSTQ.
(4) KTSTQ thực chất là quá trình ứng dụng những kiến thức kiểm toán cơ bản để xét đoán, thẩm định tính trung thực hợp lý của tất cả các thông tin liên quan đến hàng hóa mà chủ hàng đã khai báo với cơ quan hải quan. Do đó, để thực hiện tốt và đảm bảo hoàn tất một cuộc KTSTQ theo kế hoạch, mục tiêu đề ra thì cán bộ KTSTQ phải có những kiến thức có bản về kiểm toán. Các kiến thức kiểm toán này góp phần định hướng và gợi mở cho cán bộ KTSTQ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Ví dụ như các phương pháp kiểm toán như trọng yếu và rủi ro, bằng chứng kiểm toán, kiểm tra phân tích, các kỹ năng của kiểm toán khác có liên quan.
(5) Trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là thương mại điện tử đang là một xu thế phổ biến thì hoạt động giao dịch quốc tế đều được thực hiện thông qua hệ thống máy tính và mạng internet, các DN cũng sử dụng nhiều hơn các phần mềm, chương trình trong và ngoài nước sản xuất. Lúc đó, tài liệu KTSTQ còn là các dạng dữ liệu điện tử, vì vậy cán bộ KTSTQ phải am hiểu và sử dụng thành thạo máy tính, có khả năng khai thác
các phần mềm, chương trình kinh doanh mà DN đang sử dụng để khai thác thông tin. Trong thời gian sắp tới, hệ thống thông quan tự động một cửa quốc gia vận hành chính thức thì tất cả các thông tin được thu thập và xử lý thông qua hệ thống mạng điện tử, kéo theo yêu cầu mỗi cán bộ KTSTQ phải đáp ứng với đòi hỏi này nhằm khai thác thông tin ngay tại cơ quan hải quan và trụ sở DN.
(6) Mỗi cán bộ KTSTQ phải là người có trình độ ngoại ngữ nhất định, nhất là một số ngoại ngữ thông dụng như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc… bởi phần lớn các họat động thương mại đều được giao dịch bằng tiếng nước ngoài, từ đơn đặt hàng cho đến hợp đồng, chứng từ thanh toán quốc tế mà DN đã thỏa thuận, ký kết, các thư tín dụng, hối phiếu, packing list, hóa đơn thương mại quốc tế….