Học thuyết về sự công bằng của Stacy Adams

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH một thành viên du lịch công đoàn việt nam (Trang 30 - 32)

1.3. Các học thuyết tạo động lực trong lao động

1.3.5. Học thuyết về sự công bằng của Stacy Adams

Theo học thuyết này thì ngƣời lao động rất quan tâm đến việc đƣợc đối xử đúng đắn và công bằng trong tổ chức. Họ luôn có xu hƣớng so sánh sự đóng góp và quyền lợi của mình với những lao động khác trong công ty. Điều đó có nghĩa là ngƣời lao động so sánh, đối chiếu tỷ suất đầu vào (nỗ lực, kinh nghiệm, trình độ giáo dục và tài năng) - đầu ra (mức lƣơng, tăng lƣơng, sự công nhận, sự đề bạt) của họ với những ngƣời khác. Nếu so sánh cho thấy là ngang bằng với những ngƣời khác thì họ cảm thấy đƣợc đối xử công bằng và ngƣợc lại họ cho là bất công:

Quyền lợi cá nhân nhận đƣợc = Quyền lợi ngƣời khác nhận đƣợc Sự đóng góp của cá nhân Sự đóng góp của ngƣời khác

Với học thuyết này, Stacy Adams ngụ ý rằng khi ngƣời lao động cảm nhận đƣợc sự bất công của tổ chức, họ có thể có những phản ứng mà phần nhiều là tiêu cực nhƣ: làm méo mó hoặc có những hành vi làm thay đổi các đầu vào hay đầu ra của chính bản thân mình hay của những ngƣời khác, tỏ thái độ bất mãn và chống đối hoặc nghiêm trọng hơn là bỏ việc…

Động lực làm việc của ngƣời lao động chịu tác động lớn của những phần thƣởng và sự công nhận của tổ chức. Khi ngƣời lao động nhận thức đƣợc sự đối xử không công bằng họ sẽ có những phản ứng, hành vi mà họ cho rằng sẽ cải thiện đƣợc sự bất công này. Kết quả có thể đi theo hai hƣớng tích cực hoặc tiêu cực, ví dụ năng suất làm việc của ngƣời lao động cao hơn hoặc thấp hơn, chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ tốt hơn hay giảm đi tƣơng ứng với quyền lợi họ nhận đƣợc, mức độ

vi phạm kỷ luật tăng lên do bất mãn hoặc nghỉ việc để tìm kiếm môi trƣờng mới công bằng hơn.

Chính vì vậy, để tạo động lực lao động cho nhân viên, tổ chức cần phải tạo ra và duy trì sự công bằng bằng hệ thống đánh giá trình độ, tay nghề của ngƣời lao động; đánh giá đúng đắn kết quả thực hiện công việc của họ và đƣa ra đƣợc các quyền lợi tƣơng xứng.

Tóm lại: Theo nhƣ phân tích ở trên, có nhiều quan điểm về học thuyết tạo động lực và mỗi quan điểm đều có ƣu điểm, khuyết điểm riêng. Mỗi cá nhân lại có tính cách, suy nghĩ, nhu cầu khác nhau, vì vậy việc vận dụng các học thuyết không phải lúc nào cũng cho thấy một kết quả. Do đó, để vận dụng các học thuyết và vận dụng ở mức độ nào, ta cần phải dựa theo những đặc trƣng riêng của doanh nghiệp và nguồn nhân lực của doanh nghiệp đó. Cũng theo đó, khi áp dụng các biện pháp này vào thực tiễn, việc chỉ sử dụng một học thuyết sẽ không thể giải quyết vấn đề một cách triệt để, ngƣợc lại, chúng ta nên áp dụng bằng cách tổng hợp các học thuyết để có thể rút ra cách tiếp cận phù hợp và hiệu quả nhất để khuyến khích đội ngũ nhân sự trong công ty.

Học thuy t của Maslow đã mang đến cho đội ngũ những nhà quản trị tại Việt Nam nhiều trải nghiệm, đồng thời là những cách để khơi dậy tinh thần làm việc cho đội ngũ nhân sự. Nhƣ chúng ta thấy rõ, sự đáp ứng nhu cầu ảnh hƣởng rất lớn, có thể quyết định tinh thần làm việc của ngƣời lao động. Vì thế, đội ngũ quản lý nên tiếp cận và giải quyết bằng cách dựa vào tiềm lực tài chính của công ty và mục tiêu chung để đáp ứng nhu cầu của nhân sự trong công ty, điều này có thể tác động, giúp thúc đẩy năng suất và chất lƣợng công việc của ngƣời lao động.

Học thuy t kỳ vọng của Victor Vroom: Động lực là chức năng của sự kỳ vọng từ mỗi cá nhân: nỗ lực sẽ đem đến thành tích nhất định và thành tích đó sẽ dẫn đến phần thƣởng nhƣ mong muốn. Từ đó các cấp lãnh đạo có thể rút ra bài học cần thiết phải tìm hiểu xem mục tiêu mà nhân viên muốn đạt đƣợc là gì để tạo điều kiện áp dụng những biện pháp thúc đẩy tinh thần làm việc cho họ, những phần thƣởng họ đạt đƣợc phải có ích với từng cá nhân, cùng với đó cần đề ra một mục tiêu phù hợp

để ngƣời lao động có cái nhìn tổng quan, tự định hƣớng cho mình một cách phù hợp và chủ động nhất.

ọc thuy t công bằng của J. Stacy Adams

Học thuyết này cho rằng sự công bằng là không thể thiếu khi tạo động lực cho ngƣời lao động. Tuy vậy không phải lúc nào yếu tố này cũng đƣợc coi là quan trọng nhất.

Trong nghiên cứu này của mình tôi sẽ sử dụng học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow và học thuyết công bằng của J. Stacy Adams để phân tích thực trạng công tác tạo động lực lao động. Trên cơ sở ƣu và nhƣợc điểm, tôi sẽ kết hợp ba học thuyết của Maslow, J. Stacy Adams và thuyết kỳ vọng của Victor Vroom để xây dựng các giải pháp tạo động lực phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH một thành viên du lịch công đoàn việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)