Thí nghiệm giâm hom cây lá Bép

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh vật học và khả năng nhân giống của loài cây lá bép (gnetum gnemon l )​ (Trang 64 - 79)

4.4.2.2. Ảnh hưởng của giá thể giâm hom đến kết quả thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành với 4 loại giá thể khác nhau dùng để giâm hom và hóa chất sử dụng để ngâm hom là IBA ở nộng độ 750 ppm, thời gian ngâm hom là 30 phút.

- Giá thể 1: Cát sông

- Giá thể 2: 50% Cát sông + 50% đất mầu

- Giá thể 3: 20% Cát sông + 50% đất mầu + 30% than chấu - Giá thể 4: Đất mầu

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của loại giá thể dùng giâm hom đến tỷ lệ hom sống

Loại giá thể: Số lượng hom thí nghiệm Số lượng hom sống Tỷ lệ (%) hom sống Giá thể 1 30 14 46.67 Giá thể 2 30 18 60.00 Giá thể 3 30 20 66.67 Giá thể 4 30 17 56.67

Kết quả thí nghiệm tại bảng 4.11 cũng cho thấy, với các loại giá thể khác nhau sẽ cho tỷ lệ sống của hom khác nhau, trong đó giá thể 3 (Cát sông + đất mầu + than chấu) đã cho tỷ lệ hom sống đạt 66,67%; tiếp theo là các giá thể 2 (Cát sông + đất mầu) đạt tỷ lệ hom sống 60%; giá thể 4 (đất) đạt 56,67% và thấp nhất là giá thể 1 (cát) chỉ đạt tỷ lệ hom sống là 46,67%.

Như vậy, với các loại hóa chất khác nhau dùng kích thích hom ra rễ, được dùng ở các nồng độ khác nhau đã ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ sống của hom, đồng thời các loại giá thể khác nhau cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm nhân giống. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu thêm về các nồng độ khác của hóa chất và thời gian ngâm hom của chất kích thích ra rễ, vị trí lấy hom trên thân cây, thời vụ giâm hom để có kết quả tối ưu hơn nữa.

Sau quá trình tiến hành thí nghiệm về khả năng nhân giống của cây Lá Bép, chúng tôi nhận thấy, cả hai phương pháp nhân giống bằng giâm hom và nhân giống bằng hạt đều có thể áp dụng được trong nghiên cứu và sản xuất vì không yêu cầu kỹ thuật cao, các loại vật tư, thiết bị đơn giản. Tuy nhiên, kết quả thí nghiệm cho thấy nhân giống bằng giâm hom cho kết quả cao hơn so với nhân giống bằng hạt nên có thể áp dụng trong sản xuất cây giống thương phẩm, cung cấp ra thị trường.

4.5. Đề xuất giải pháp bảo tồn nguồn tài nguyên cây rau Lá Bép

4.5.1. Các yếu tố tác động đến sự phát triển của cây rau Lá Bép

- Áp lực thu hái: Với áp lực thu hái đã và đang diễn ra như hiện nay thì đây là một trong những áp lực lớn khiến nguồn tài nguyên suy giảm.

- Cách thức thu hái: Người dân thu hái lá và đọt non khiến cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây bị hạn chế. Ngoài việc thu hái, người dân còn đào cả gốc cây về làm giống khiến nguồn cây rau Lá Bép trong tự nhiên suy giảm mạnh.

- Quản lý chưa chặt chẽ: Đây cũng là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ lên sự sống còn của cây lá Bép trong tự nhiên.

- Tăng khả năng tái sinh của cây rau Lá Bép trong tự nhiên.

4.5.2. Các giải pháp bảo tồn cây lá Bép

4.5.2.1. Giải pháp về tổ chức quản lý

- Xây dựng kế hoạch, công tác tuyên truyền vận động người dân thông qua các tổ chức đoàn thể tại địa phương, góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng, đây là giải pháp vừa mang tính cấp thiết trước mắt, vừa mang tính chất lâu dài.

- Tạo ra nhiều việc làm cho cộng đồng, đây là giải pháp mang tính ổn định và lâu dài.

- Định canh, định cư, quy hoạch vùng nương rẫy, giao đất, giao khoán rừng cho người dân quản lý, bảo vệ. Xây dựng kế hoạch khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên giúp bảo tồn nguyên vị cây rau Lá Bép.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về rừng, trong đó có LSNG. Trong đó, cần có những quy định cụ thể về quản lý nguồn lâm sản phụ nói chung và nguồn tài nguyên cây rau Lá Bép nói riêng. Đặc biệt, cần nghiêm cấm tuyệt đối hoạt động đào cây rau Lá Bép làm giống.

- Thiết lập mạng lưới thị trường tiêu thụ ổn định, lâu dài về cây rau Lá Bép.

- Khuyến khích, bảo tồn và phát triển dựa trên các kiến thức bản địa của cộng đồng về cây rau Lá Bép.

4.5.2.2. Giải pháp về khoa học và công nghệ

* Đầu tư nghiên cứu, hoàn thiện các quy trình nhân giống cây rau Lá Bép, xây dựng các vườn ươm quy mô hộ gia đình để cung cấp tại chỗ cho bà con gây trồng, giảm chi phí vận chuyển, giúp bà con tiếp cận và làm chủ được khoa học kỹ thuật trong sản xuất.

* Xây dựng mô hình trồng cây tại vườn nhà

Trước thực tế cạn kiệt nguồn rau trong tự nhiên và nhu cầu của thị trường, nhiều hộ gia đình ở thôn 5, xã Minh Hưng đã đưa cây rau Lá Bép từ rừng về nhà để gây trồng và thành công, đem lại hiệu quả cao, chủ động việc chăm sóc, thu hái. Đây là một loại cây dễ trồng, ít sâu hại, thích nghi sống dưới tán cây, tận dụng được diện tích đất dưới tán rừng, tán cây công nghiệp (Ca cao, Cà phê…). Một số hộ dân đã bắt đầu nhân rộng, trồng thử nhằm cung cấp loại rau này ra thị trường, đồng thời tăng hiệu quả sử dụng đất, giảm áp lực đến tài nguyên rừng và hạn chế xói mòn đất. Nếu được nghiên cứu, phổ biến rộng rãi phương pháp trồng cây lá Bép dưới tán rừng hoặc di thực về vườn rau; đồng thời khuyến cáo cho nhân dân các thành phố lớn biết đến loại rau này thì tiềm năng khai thác cây rau Lá Bép làm rau thương phẩm là rất lớn.

Vì vậy, cần có những nghiên cứu, phát triển các mô hình trồng rau rừng nói chung và cây lá Bép nói riêng để phát huy tiềm năng nguồn rau rừng tại chỗ của người dân, đặc biệt là đối với người dân bản địa có cuộc sống gắn bó với rừng. Như vậy, trong tương lai sẽ có thêm nghề trồng rau rừng, nâng cao thu nhập, tận dụng diện tích đất trống dưới tán rừng từ đó giảm sức ép tác động vào rừng, bảo tồn nguồn tài nguyên rừng tại các địa phương.

Do giới hạn về thời gian nên đề tài chưa có nghiên cứu, thử nghiệm cụ thể xây dựng mô hình trồng cây rau Lá Bép, tuy nhiên qua tham khảo một số

mô hình của các hộ dân có hiệu quả cao, chúng tôi đề xuất cách gây trồng cây lá Bép như sau:

- Điều kiện gây trồng: có thể trồng dưới tán rừng ẩm, trồng phân tán hay trong các mô hình nông lâm kết hợp nơi đất nhiều mùn và đủ ẩm, dưới tán cây công nghiệp gồm Ca cao, Cà phê, Điều…. Đảm bảo che bóng 75% luống ươm ở giai đoạn đầu, sau đó giảm dần theo độ tuổi.

- Tiêu chuẩn cây con: cây con có chiều cao 30 - 40cm, hình dáng đẹp, lá bóng, không sâu bệnh.

- Mật độ trồng: 50 x 50m, hố trồng 20 x 20 x 20cm. Mỗi hố bón 2-4 kg phân chuồng hoai mục và 50g phân lân. Chú ý tạo độ che bóng cho cây trong giai đoạn mới trồng.

- Chăm sóc: Giai đoạn còn nhỏ cây lá bép còn chậm phát triển và chịu bóng, do vậy cần duy trì độ che bóng thích hợp, sau 2 -3 năm có thể giảm dần, định kỳ làm cỏ, bón phân, chú ý bảo vệ cây khỏi sự phá hại của gia súc.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Ở Việt Nam, cây lá Bép phân bố ở một số tỉnh thuộc miền Trung,

Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ như ở Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Phước, Bình Thuận và Côn Đảo. Qua điều tra tại tỉnh Bình Phước, cây lá Bép xuất hiện ở các xã Đồng Nai, Minh Hưng, Bom Bo, Nghĩa Trung huyện Bù Đăng; xã Đak Ơ huyện Bù Gia Mập, xã Thiên Hưng, Hưng Phước, Tân Tiến huyện Bù Đốp, xã Đồng tâm huyện Đồng phú. Cây rau lá Bép là cây có khả năng sinh trưởng và phát triển quanh năm, chúng tái sinh chủ yếu bằng chồi. Đặc điểm giải phẫu thể hiện cấu tạo của mạch gỗ và lá thích ứng với môi trường phân bố ở các vùng có nhiệt độ cao, cây sống trong môi trường đất tỷ lệ thịt cao, có mầu xám, độ ẩm của đất dao động từ 72-79%, độ pH đất dao động từ 6,2 - 6,4. Là loại cây ưa bóng, tập trung nhiều ở nơi có cường độ chiếu sáng từ 250 lux - 1600 lux.

1.2. Hiện nay, tại tỉnh Bình Phước, người dân khai thác rau Bép đã mang

lại một nguồn thu nhập đáng kể. Tuy nhiên, việc khai thác còn tự phát, người dân chỉ khai thác mà không chú ý đến tái sinh, chăm sóc để có nguồn thu ổn định, lâu dài dẫn đến nguồn sản phẩm thu hoạch trong tương lai sẽ cạn kiệt dần, giảm chất lượng. Đối tượng thu hái phần lớn là các hộ dân thuộc dân tộc thiểu số S’tiêng, trong đó chủ yếu là phụ nữ và người lớn tuổi. Ngoài việc thu hái các đọt non về làm rau, người dân còn khai thác cây (đào cả gốc cây) về trồng tại vườn nhà hoặc bán làm giống cho các địa phương khác gây trồng, giá dao động từ 15-20 nghìn đồng/gốc cây. Kết quả điều tra cũng cho thấy, tần suất mua và tần suất sử dụng cây lá Bép là rất thường xuyên.

1.3. Cây lá Bép có khả năng tái sinh trong điều kiện nhân tạo. Kết quả thí

giống bằng hạt đều có thể áp dụng được trong nghiên cứu và sản xuất vì không yêu cầu kỹ thuật cao, các loại vật tư, thiết bị đơn giản. Trong đó, nhân giống bằng giâm hom cây lá Bép có tỷ lệ sống cao hơn so với nhân giống bằng hạt. Tuy nhiên, khi nhân giống bằng hom cần sử dụng chất kích thích ra rễ là IBA ở nồng độ 750 ppm để ngâm hom trong 30 phút và giá thể phù hợp nhất là hỗn hợp: 20% Cát sông + 50% đất mầu + 30% than chấu.

1.4. Trước thực trạng khai thác sử dụng quá mức cây lá Bép, địa phương

cần có những chủ trương, giải pháp nhằm bảo tồn giống cây này. Trong đó cần chú trọng quan tâm đến công tác tuyên truyền vận động nhân dân cùng tham gia bảo tồn; Đầu tư nghiên cứu, hoàn thiện các quy trình nhân giống cây lá Bép, xây dựng các vườn ươm quy mô hộ gia đình; Xây dựng mô hình trồng cây tại vườn nhà.

2. Kiến nghị

2.1. Cần có những nghiên cứu về động thái cấu trúc quần thể cây lá Bép

để thấy rõ quy luật và xu hướng phát triển của quần thể cây lá Bép.

2.2. Nghiên cứu thử nghiệm các mô hình trồng cây lá Bép và lựa chọn

mô hình trồng cây hiệu quả nhất.

2.3. Tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện quy trình nhân giống cây lá Bép

như: Tìm hiểu thêm về các nồng độ khác của hóa chất và thời gian ngâm hom của chất kích thích ra rễ, vị trí lấy hom trên thân cây, thời vụ giâm hom để có kết quả tối ưu hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2004), Kỹ thuật trồng và chăm sóc vườn cây ăn trái và môi trường, Nxb Nông Nghiệp TPHCM. Tr 197-205.

2. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tỉnh Bình Phước (2016), Công văn số 474- CV/BTGTU ngày 13/12/2016, về việc ban hành tài liệu định hướng tuyên truyền 20 năm tái lập tỉnh Bình Phước: “Tình hình kinh tế - xã hội Bình Phước qua 20 năm tái lập tỉnh”, Tỉnh ủy Bình Phước.

3. Ninh Khắc Bẩy và cộng sự (2013), “Những dẫn liệu ban đầu về nhóm cây ăn được trong hệ thực vật tỉnh Phú Thọ”, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 5, tr.957-963. 4. Nguyễn Tiến Bân và cộng sự 1994, Một số rau dại ăn được ở Việt Nam,

Nxb Quân đội Nhân dân Việt Nam.

5. Nguyễn Quốc Bình và cộng sự (2013), “Thành phần loài thực vật được cộng đồng dân tộc ở Đắc Lắc và Gia Lai sử dụng làm rau” Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 5, tr.964-967.

6. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Cẩm lang ngành lâm nghiệp. Chương Lâm sản ngoài gỗ.

7. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Công ty giống Lâm nghiệp Trung ương (2001), Tài liệu tập huấn nhân giống sinh dưỡng cây trồng, Hà Nội.

9. Đường Hồng Dật (2003), Nghề làm vườn, Nxb Hà Nội.

10. Lương Văn Dũng (2012), Nghiên cứu tuyển chọn và xây dựng các mô hình trồng một số loại rau rừng có giá trị tại tỉnh Lâm Đồng, Đề tài Khoa học Công nghệ tỉnh Lâm Đồng.

11. Nguyễn Văn Đàn (1990), Cây thuốc Việt Nam, Nxb KH&KT Hà Nội. 12. Nguyễn Thành Đạt (2007), Đánh giá tiềm năng làm rau ăn của cây lá Bép

(Gnetum gnemon L.), Luận văn Thạc sỹ Sinh học, Trường Đại học Đà Lạt. 13. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam, trồng hái chế biến trị bệnh ban

đầu. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

14. Vũ Công Hậu (2000), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp. 15. Nguyễn Anh Hùng (2017), “Đặc điểm sinh học cây rau lá Bép, hiện trạng

khai thác, sử dụng ở huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước ”, Tạp chí Rừng và Môi trường, (80), tr.21-24.

16. Trương Thị Bích Quân và cộng sự (2013), “Ghi nhận về thực vật rừng làm thực phẩm trong cộng đồng Chơ Ro tại xã Phủ Lý khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai”, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 5, tr.1173-1178.

17. Hoàng Văn Sâm và cộng sự (2011), “Nghiên cứu kiến thức bản địa của người dân địa phương trong sử dụng rau rừng tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 4, tr.1276-1280.

18. Bùi Văn Tân (2010), Nghiên cứu đặc điểm sinh thái sinh vật học một số loài rau rừng và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên. 19. Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Trần Thế Tục, Hoàng Ngọc Thuận (1999), Chiết ghép, giâm cành, tách chồi cây ăn quả, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Kim Yến (2013), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển các loài rau dại ăn được, có giá trị tại đảo Cù Lao Chàm, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, trường Đại học Đà Nẵng.

II. Tài liệu nước ngoài

22. Arumsokar wulandari và Supriyanto (2013), “Root pruning techniques to incerease gnetum mycorerhizal seadling prochootion”, International Journal of Pharmacognosy and Phytochemical Research, 18(3):167-171. 23. Barua C (2015), “Gnetum gnemon linn: A comprehensire review on its

Biological pharmacological and Pharmaegnosical potentials”, International Journal of Pharmacognosy and Phytochemical Research, 7(3):531-539.

24. Hiroyuki Konno (2013), “Melinjo (Gnetum gnemon L.) Seed Extract Decreases Serum Uric Acid Levels in Nonobese Japanese Males: A Randomized Controlled Study”, Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine, 1-9.

25. Kenji Watanabe (2015), “Resveratrol Derivative-Rich Melinjo Seed Extract Attenuates Skin Atrophy inSod1-Deficient Mice” , Oxidative Medicine and Cellular Longevit, 1-8.

26. Narayanan K. Narayanan (2015), “Antitumor activity of melinjo( gnetum gnemonL) seen extract in human and murine tumor models in vitro and in a colon-26 tumor-bearing mouse model in vivo”, Original Research, 4(11):1767-1780.

27. Rossa Yunita (2004), “Multiplilasi Tunas Melinjo( gnetum gnemon) sacara Invitro”, 3(1):1-8

28. Rumilac.Bullecer (2011), “Growth Response of Bago cuttings to various Rooting Agents”, CHED Accredited Research Journal, Category A, 172- 182.

29. Yadi Rusyadi(1995), “Multiplikasi Tunas Tanaman Melinjo melal ui Kultur In Vitro”, Prosiding Seminar Hasil Penelitian Rintisan dan Bioteknologi Tanaman, 215-221.

III. Tài liệu internet 30. http://baonghean.vn/quoc-phong/giao-duc-quoc-phong/200905/rau-rung-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh vật học và khả năng nhân giống của loài cây lá bép (gnetum gnemon l )​ (Trang 64 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)