ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái, sinh vật học, khai thác, sử dụng, nhân giống và bảo tồn cây rau lá Bép (Gnetum Gnemon L).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp điều tra
2.2.1.1. Điều tra về đặc điểm sinh thái, sinh vật học
- Để nghiên cứu đặc điểm sinh học của cây lá Bép, chúng tôi sử dụng theo phương pháp của Hoàng Chung (2008) [7] và Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) [19].
- Đo cường độ chiếu sáng bằng máy MC-88 Light Meter (TPS).
- Đo độ ẩm đất, độ pH bằng máy Soil pH and Moisture Tester (Model DM-15).
- Đối với mẫu đất: Các mẫu đất lấy theo phương pháp điểm, vào ngày nắng tại các trạng thái thảm thực vật có cây lá Bép.
2.2.1.2. Điều tra về quá trình khai thác và sử sụng cây lá Bép
- Phương pháp điều tra phỏng vấn: Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) kết hợp với phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA) để thu thập kiến thức bản địa về gây trồng, chăm sóc, thu hái và sử dụng cây lá Bép.
2.2.2.3. Phương pháp nhân giống
* Phương pháp thí nghiệm nhân giống bằng gieo hạt cây lá Bép [14], [20]
- Nguồn giống:
Chọn cây mẹ thân thẳng, tròn, đường kính từ 10mm - 15mm có đoạn thân dưới cành dài, tán lá đều, không bị sâu bệnh. Hàng năm, mùa quả chín vào cuối tháng 9 dương lịch. Quả thường chín rải rác, khi phần lớn quả có vỏ chuyển màu đỏ, bóp nhẹ thấy quả mềm thì thu hái. Quả hái về ủ 1-2 ngày cho
chín đều rồi ngâm vào nước, chà xát, đãi loại bỏ hết vỏ và thịt quả để lấy hạt. Phơi hạt 1-2 ngày trong nắng nhẹ rồi đem gieo hoặc cất trữ trong chum vại theo cách bảo quản khô thông thường.
- Làm đất gieo:
Chọn đất cát pha nhẹ, mịn để lên luống, mặt luống rộng 1m, dài 2m, gờ luống cao 15 - 20 cm, tưới nước cho đất đủ ẩm để gieo hạt. Khử trùng đất trước khi gieo hạt 1 ngày bằng Benlat (6g Benlat hòa tan trong 10 lít nước phun đều cho 100 m2).
- Xử lý hạt giống và gieo hạt:
Hạt giống trước khi gieo được ngâm trong thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,05% trong 10 phút, sau đó vớt ra rửa sạch và tiến hành thí nghiệm bằng 2 phương pháp sau:
+ Phương pháp 1: Tiếp tục xử lý hạt trước khi gieo bằng 3 công thức: CT 1: Gieo ngay lên luống đất
CT 2: Ngâm trong nước lã 10 giờ, rồi mới đem gieo
CT 3: Ngâm trong nước ấm 400C 10 giờ, rồi mới đem gieo
+ Phương pháp 2: Tiến hành gieo hạt với các độ dày khác nhau của lớp đất vùi hạt, tương ứng với 4 công thức
CT 1: Vùi hạt dưới lớp đất dày 15 mm CT 2: Vùi hạt dưới lớp đất dày 5 mm CT 3: Vùi hạt dưới lớp đất dày 2 mm CT 4: Cắm ½ hạt vào đất
- Chăm sóc luống ươm:
+ Tưới ẩm: Hai ngày tưới 1 lần, đảm bảo ẩm độ 70 đến 80% + Điều chỉnh ánh sáng: Che phủ ánh sáng từ 70 đến 80%.
* Phương pháp thí nghiệm nhân giống bằng giâm hom cây lá Bép [1], [8], [9], [20].
- Chọn hom và tiến hành cắt hom:
Tiến hành cắt hom vào buổi sáng, khi trời mát là tốt nhất. Nên chọn những cành bánh tẻ (không già quá và không non quá) để cắt làm hom giống, dùng dao sắc cắt chéo góc 450 thành các đoạn hom sao cho vết cắt không được dập nát, mỗi đoạn hom có khoảng 2-3 đốt (khoảng 20-30cm), sau đó cắt hết lá ở phía gốc hom rồi cho ngay vào sô nước sạch để cho hom khỏi bị héo, nên cắt gần sát mắt gốc để hom dễ ra rễ. Sau khi cắt hom, các hom giống được di chuyển đến vườn ươm.
- Làm đất vườn ươm:
Tùy theo các nghiệm thức thí nghiệm, chọn loại giá thể khác nhau để lên luống, mặt luống rộng 1m, dài 2m, gờ luống cao 15 - 20 cm để tránh ngập úng, rãnh luống từ 40-50cm để dễ dàng đi lại, tưới nước cho đất đủ ẩm để gieo hạt. Khử trùng đất trước khi gieo hạt 1 ngày bằng Benlat (6g Benlat hòa tan trong 10 lít nước phun đều cho 100 m2).
- Xử lý hom và tiến hành giâm hom:
Trước khi giâm hom, tiến hành cắt tỉa bớt phần lá phía ngọn của hom, chỉ để lại 2-3 lá, mỗi lá cắt bỏ đi ½ diện tích lá, sau đó ngâm hom trong thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,05% trong 10 phút rồi vớt ra rửa sạch. Tùy theo các nghiệm thức khác nhau, chúng tôi tiến hành ngâm hom trong các loại hóa chất kích thích ra rễ IBA, NAA, IAA trong thời gian 30 phút, mỗi loại hóa chất chúng tôi lại thử nghiệm với các nồng độ khác nhau, rồi tiến hành cắm hom xuống luống ươm đã chuẩn bị sẵn.
Khi cắm hom xuống luống ươm, cần chú ý cắm dứt khoát, cắm ngập xuống luống từ 10-15cm, sau đó lấy tay ấn nhẹ đất xung quanh gốc cho vừa đủ độ chặt, tránh cây bị lay gốc.
- Chăm sóc luống ươm:
Từ khi ươm đến 10 ngày: Thời kỳ này cần cung cấp độ ẩm thích hợp đến đất trên 80%, do hom mới cắt, cây dễ thoát hơi nước bởi vậy cần che chắn xung quanh và trên lưới đảm bảo nếu không dễ bị khô lá và héo hom, mỗi ngày tưới 1 đến 2 lần, nên tưới phun sương giữ ẩm.
Từ 11 đến 15 ngày: Giai đoạn này hình thành mô sẹo, hai ngày tưới 1 lần, đảm bảo ẩm độ 70 đến 80%
Từ trên 15 ngày, cây đã ra rễ cần phải cung cấp nước thường xuên, đảm bảo độ ẩm từ 75 đến 80%, cách 2 đến 3 ngày tưới 1 lần.
+ Điều chỉnh ánh sáng: Thông thường, thời gian từ khi giâm cành đến 15 ngày cây cần ít ánh sáng, do đó chúng ta nên che phủ từ 70 đến 80%. Từ 16 đến 30 ngày chỉ giữ lại ánh sáng tán xạ 50%, từ 31 đến 60 ngày cây cần ánh sáng từ 70 đến 80%.
2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học có sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Office Execel.