Các giải pháp bảo tồn cây lá Bép

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh vật học và khả năng nhân giống của loài cây lá bép (gnetum gnemon l )​ (Trang 66 - 69)

4. Nội dung nghiên cứu

4.5.2. Các giải pháp bảo tồn cây lá Bép

4.5.2.1. Giải pháp về tổ chức quản lý

- Xây dựng kế hoạch, công tác tuyên truyền vận động người dân thông qua các tổ chức đoàn thể tại địa phương, góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng, đây là giải pháp vừa mang tính cấp thiết trước mắt, vừa mang tính chất lâu dài.

- Tạo ra nhiều việc làm cho cộng đồng, đây là giải pháp mang tính ổn định và lâu dài.

- Định canh, định cư, quy hoạch vùng nương rẫy, giao đất, giao khoán rừng cho người dân quản lý, bảo vệ. Xây dựng kế hoạch khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên giúp bảo tồn nguyên vị cây rau Lá Bép.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về rừng, trong đó có LSNG. Trong đó, cần có những quy định cụ thể về quản lý nguồn lâm sản phụ nói chung và nguồn tài nguyên cây rau Lá Bép nói riêng. Đặc biệt, cần nghiêm cấm tuyệt đối hoạt động đào cây rau Lá Bép làm giống.

- Thiết lập mạng lưới thị trường tiêu thụ ổn định, lâu dài về cây rau Lá Bép.

- Khuyến khích, bảo tồn và phát triển dựa trên các kiến thức bản địa của cộng đồng về cây rau Lá Bép.

4.5.2.2. Giải pháp về khoa học và công nghệ

* Đầu tư nghiên cứu, hoàn thiện các quy trình nhân giống cây rau Lá Bép, xây dựng các vườn ươm quy mô hộ gia đình để cung cấp tại chỗ cho bà con gây trồng, giảm chi phí vận chuyển, giúp bà con tiếp cận và làm chủ được khoa học kỹ thuật trong sản xuất.

* Xây dựng mô hình trồng cây tại vườn nhà

Trước thực tế cạn kiệt nguồn rau trong tự nhiên và nhu cầu của thị trường, nhiều hộ gia đình ở thôn 5, xã Minh Hưng đã đưa cây rau Lá Bép từ rừng về nhà để gây trồng và thành công, đem lại hiệu quả cao, chủ động việc chăm sóc, thu hái. Đây là một loại cây dễ trồng, ít sâu hại, thích nghi sống dưới tán cây, tận dụng được diện tích đất dưới tán rừng, tán cây công nghiệp (Ca cao, Cà phê…). Một số hộ dân đã bắt đầu nhân rộng, trồng thử nhằm cung cấp loại rau này ra thị trường, đồng thời tăng hiệu quả sử dụng đất, giảm áp lực đến tài nguyên rừng và hạn chế xói mòn đất. Nếu được nghiên cứu, phổ biến rộng rãi phương pháp trồng cây lá Bép dưới tán rừng hoặc di thực về vườn rau; đồng thời khuyến cáo cho nhân dân các thành phố lớn biết đến loại rau này thì tiềm năng khai thác cây rau Lá Bép làm rau thương phẩm là rất lớn.

Vì vậy, cần có những nghiên cứu, phát triển các mô hình trồng rau rừng nói chung và cây lá Bép nói riêng để phát huy tiềm năng nguồn rau rừng tại chỗ của người dân, đặc biệt là đối với người dân bản địa có cuộc sống gắn bó với rừng. Như vậy, trong tương lai sẽ có thêm nghề trồng rau rừng, nâng cao thu nhập, tận dụng diện tích đất trống dưới tán rừng từ đó giảm sức ép tác động vào rừng, bảo tồn nguồn tài nguyên rừng tại các địa phương.

Do giới hạn về thời gian nên đề tài chưa có nghiên cứu, thử nghiệm cụ thể xây dựng mô hình trồng cây rau Lá Bép, tuy nhiên qua tham khảo một số

mô hình của các hộ dân có hiệu quả cao, chúng tôi đề xuất cách gây trồng cây lá Bép như sau:

- Điều kiện gây trồng: có thể trồng dưới tán rừng ẩm, trồng phân tán hay trong các mô hình nông lâm kết hợp nơi đất nhiều mùn và đủ ẩm, dưới tán cây công nghiệp gồm Ca cao, Cà phê, Điều…. Đảm bảo che bóng 75% luống ươm ở giai đoạn đầu, sau đó giảm dần theo độ tuổi.

- Tiêu chuẩn cây con: cây con có chiều cao 30 - 40cm, hình dáng đẹp, lá bóng, không sâu bệnh.

- Mật độ trồng: 50 x 50m, hố trồng 20 x 20 x 20cm. Mỗi hố bón 2-4 kg phân chuồng hoai mục và 50g phân lân. Chú ý tạo độ che bóng cho cây trong giai đoạn mới trồng.

- Chăm sóc: Giai đoạn còn nhỏ cây lá bép còn chậm phát triển và chịu bóng, do vậy cần duy trì độ che bóng thích hợp, sau 2 -3 năm có thể giảm dần, định kỳ làm cỏ, bón phân, chú ý bảo vệ cây khỏi sự phá hại của gia súc.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh vật học và khả năng nhân giống của loài cây lá bép (gnetum gnemon l )​ (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)