Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.2.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
3.2.2.1. Huyện Bù Đăng
- Năm thành lập: 11/1988 - Diện tích: 1.503km²
- Dân số: 131.296 người, mật độ dân số: 87 người/km² - Số đơn vị hành chính: 1 thị trấn và 15 xã
- Thu nhập bình quân đầu người: 24,28 triệu đồng/năm.
Nằm ở vị trí chuyển tiếp của miền Đông Nam bộ và Tây nguyên, có tuyến Quốc lộ 14 chạy ngang qua, nên Bù Đăng có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, khai thác khoáng sản. Từ nay đến 2020, huyện Bù Đăng đưa ra các chỉ tiêu định hướng phát triển: tăng 3,5% giá trị sản xuất nông nghiệp; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 9%; tăng 18% giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 3%; 100%
xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Ngoài ra, Đảng bộ huyện cũng đề ra mục tiêu tổng thu ngân sách tăng bình quân 15%/năm; thu ngân sách đến năm 2020 đạt khoảng 155 tỷ đồng; 97% hộ được sử dụng điện; phấn đấu đạt 3,5 bác sĩ và 16,4 giường bệnh/vạn dân.
3.2.2.2. Huyện Bù Đốp
- Năm thành lập: 20/2/2003 - Diện tích: 377,5km²
- Dân số: 45.253 người, mật độ dân số: 125 người/km² - Số đơn vị hành chính: 1 thị trấn và 6 xã
- Thu nhập bình quân đầu người: 23,1 triệu đồng/năm.
Bù Đốp là huyện biên giới của tỉnh Bình Phước, điểm cuối của đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại.Trong mục tiêu phát triển lâu dài, Bù Đốp tiếp tục nâng cao giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, kinh tế hợp tác xã có mức độ chuyên môn hóa và thâm canh cao; phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm theo hướng chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn dịch bệnh.
3.2.2.3. Huyện Đồng Phú
- Năm thành lập: 10/1976 - Diện tích: 935,4km²
- Dân số: 86.896 người, mật độ dân số: 93người/km² - Số đơn vị hành chính: 1 thị trấn và 10 xã
- Thu nhập bình quân đầu người: 28,5 triệu đồng/năm.
Huyện Đồng Phú nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bình Phước, có thế mạnh về đất đai, tài nguyên nguồn nhân lực, tiềm năng kinh tế. Cùng với đó, mạng lưới đường tỉnh, đường huyện và giao thông nông thôn đã được đầu tư xây dựng, là điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các trung tâm kinh tế trong và ngoài tỉnh. Trong những năm tới huyện Đồng Phú sẽ
tập trung xây dựng những chính sách đầu tư cho nông nghiệp một cách hợp lý, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Phối hợp với các sở ban ngành tỉnh tập trung thực hiện dự án Khu Đô thị - Dịch vụ - Công nghiệp Đồng Phú và dự án Đường Đồng Phú - Bình Dương theo chủ trương của tỉnh.
3.2.2.4. Huyện Bù Gia Mập
- Năm thành lập: 11/8/2009 - Diện tích: 1.061,16km²
- Dân số: 72.907 người, Mật độ dân số: 68,7người/km² - Số đơn vị hành chính: 8 xã
- Thu nhập bình quân đầu người: 34,9 triệu đồng/năm.
Huyện Bù Gia Mập nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi cao nguyên và vùng đồng bằng, có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng cả về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng. Là huyện có nhiều tiềm năng về đất đai, khoáng sản, du lịch, thủy điện, Bù Gia Mập tập trung đầu tư phát triển ngành công nghiệp, mở rộng thương mại, dịch vụ gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.