4. Nội dung nghiên cứu
4.3. Thực trạng khai thác và sử dụng cây lá Bép tại tỉnh Bình Phước
Hiện nay, tại tỉnh Bình Phước, người dân khai thác rau Lá Bép đã mang lại một nguồn thu nhập đáng kể, mùa mưa giá bán từ 40-50 nghìn đồng/kg, mùa khô giá từ 80-90 nghìn/kg. Tuy nhiên, việc khai thác còn tự phát, người dân chỉ khai thác mà không chú ý đến tái sinh, chăm sóc để có nguồn thu ổn định, lâu dài dẫn đến nguồn sản phẩm thu hoạch trong tương lai sẽ cạn kiệt dần, giảm chất lượng.
Bảng 4.4. Khối lượng rau Lá Bép người dân thu hái từ rừng vào mùa mưa
Họ và tên Lượng rau Bép người dân thu hái (kg/lần) qua các năm:
2010 2011 2012 2013 2014 Điểu Lắt 10 9 7 4 2 Điểu Đôn 14 10 5 5 3 Điểu Khon 11 7 6 4 2 Điểu Dân 11 9 7 4 3 Điểu E 13 9 5 5 4 Điểu Ôm 12 8 6 5 3 Điểu Gờ Lui 9 9 6 5 2 Điểu Tó 10 10 5 5 3 Điểu Meng 11 9 7 5 3 Điểu Thanh 10 9 5 5 1 Trung bình tổng thể: 11.1 8.9 5.9 4.7 2.6
Bảng 4.5. Khối lượng rau Lá Bép người dân thu hái từ rừng vào mùa khô
Họ và tên Lượng rau Bép người dân thu hái (kg/lần) qua các năm:
2010 2011 2012 2013 Điểu Lắt 8 7 4 2 Điểu Đôn 11 9 6 3 Điểu Khon 9 6 4 2 Điểu Dân 9 7 5 4 Điểu E 10 7 3 3 Điểu Ôm 9 6 4 3 Điểu Gờ Lui 7 7 4 2 Điểu Tó 8 8 4 3 Điểu Meng 8 6 4 3 Điểu Thanh 8 5 3 2 Trung bình tổng thể: 8.7 6.8 4.1 2.7
Chúng tôi đã tiến hành điều tra ngẫu nhiên 10 hộ gia đình tại thôn 5, xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước thường xuyên vào rừng hái cây rau lá Bép, kết quả điều tra đã đánh giá được sự suy giảm của cây lá Bép.
- Đối tượng và cách thức khai thác: Đối tượng thu hái phần lớn là các hộ dân thuộc dân tộc thiểu số S’tiêng, trong đó chủ yếu là phụ nữ và người lớn tuổi. Họ thu hái rau một cách đơn lẻ, để đạt hiệu quả cao, họ thường vào rừng thu hái theo đơn đặt hàng, đảm bảo tươi ngon, đủ số lượng.
- Số lượng rau Lá Bép thu hái vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) qua các năm được thống kê ở bảng 4.4. Từ bảng 4.4 cho thấy, năm 2010 lượng rau thu hái trung bình đạt 11,1 kg/lần thu hái, lượng đó có chiều hướng suy giảm qua các năm, đến năm 2014 chỉ đạt khoảng 2,6 kg/lần thu hái.
- Kết quả điều tra việc thu hái vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau) cũng chỉ ra rằng lượng rau người dân thu hái có chiều hướng giảm qua các năm, năm 2010 trung bình đạt 8,7kg/lần thu hái, năm 2011 đạt 6,8kg/lần, năm 2012 đạt 4,1kg/lần và năm 2013 đạt 2,7kg/lần (bảng 4.5). Kết quả này cũng khẳng định thêm mùa sinh trưởng của cây rau lá Bép diễn ra mạnh nhất vào mùa mưa, cây đâm chồi, nảy lộc nhiều.
Từ năm 2013-2014 trở lại đây người dân đã hạn chế vào rừng thu hái do hiệu quả thấp, nguồn rau cạn kiệt như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, lại nảy sinh hoạt động khai thác cây (đào cả gốc cây) về trồng tại vườn nhà hoặc bán làm giống cho các địa phương khác gây trồng, giá dao động từ 15-20 nghìn đồng/gốc cây. Chúng tôi cũng đã tiến hành điều tra 10 hộ dân thường xuyên vào rừng khai thác cây về làm giống, kết quả thống kê ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Thống kê số lượng cây Lá Bép người dân lấy từ rừng tự nhiên Số lượng cây
bị khai thác
Số người khai thác cây tương ứng với các năm: Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Dưới 300 cây/năm 2 0 0 0
Từ 300-500 cây/năm 3 3 1 0
Từ 500-700 cây/năm 2 3 2 2
Từ 700-1000 cây/năm 1 2 4 4
Trên 1000 cây/năm 0 1 3 4
Như vậy, qua điều tra về tình hình đào cây Lá Bép làm giống cho thấy, số người đi khai thác và số lượng cây bị khai thác qua các năm có chiều hướng gia tăng. Theo bảng 4.6, năm 2013 chỉ có 8 người khai thác, năm 2014 có 9 người, từ năm 2015 trở đi cả 10 người đều thực hiện việc khai thác đó.
Đối với lượng cây bị khai thác qua các năm cũng có sự thay đổi, năm 2013 số người khai thác cây từ 700-1000 cây/năm chỉ có 1 người, trên 1000 cây/năm không có người nào, chủ yếu người dân khai thác ở mức thấp hơn, dưới 300 cây/năm có 2 người, từ 300-500 cây có 3 người và từ 500-700 cây có 2 người khai thác. Từ năm 2014 trở đi, số lượng cây bị khai thác ở khoảng dưới 700 cây/năm có chiều hướng giảm nhưng thay vào đó là lượng cây bị khai thác ở khoảng trên 700 cây/năm tăng lên, đến năm 2016 lên tới 8 người (từ 700- 1000 cây/năm có 4 người khai thác và trên 1000 cây/năm có 4 người).
Chúng tôi cũng đã tiến hành lựa chọn 50 người dân thường xuyên đi mua sắm lương thực, thực phẩm để điều tra về tần suất mua cây rau Lá Bép và điều tra ngẫu nhiên 50 người dân khác về tần suất sử dụng rau Lá Bép. Kết quả cho thấy, tần suất mua và tần suất sử dụng gần tương đồng với nhau và đều thể hiện nhu cầu sử dụng cao đối với cây lá Bép. Số người mua và sử dụng thường xuyên (>1 lần/tuần) chiếm trên 70% số người được điều tra (bảng 4.7).
Bảng 4.7. Tần suất mua, sử dụng rau Lá Bép của người dân KVNC
Tuần suất Số người Tỷ lệ %
Tần suất mua
> 3 lần/tuần 12 24
1-3 lần/tuần 25 50
Vài lần/tháng 11 22
Chưa bao giờ 2 4
Tần suất sử dụng
> 3 lần/tuần 10 20
1-3 lần/tuần 28 56
Vài lần/tháng 12 24
Chưa bao giờ 0 0
Tóm lại, qua số liệu khai thác cây và phân tích như trên thì ta thấy, lượng cây Lá Bép bị khai thác ngày càng tăng lên, nếu không có giải pháp kịp thời nguồn tài nguyên này sẽ bị cạn kiệt, nguy cấp.