Đặc điểm hình thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh vật học và khả năng nhân giống của loài cây lá bép (gnetum gnemon l )​ (Trang 50 - 52)

4. Nội dung nghiên cứu

4.1.1. Đặc điểm hình thái

Cây Lá Bép ở Việt Nam (Gnetum gnemon L. var.griffithii Markgr.) thuộc họ dây Gắm (Gnetaceae), ngành thực vật Hạt trần (Gymnospermae).

- Thân: Thuộc cây gỗ thân trườn tiến hóa từ dây leo. Thân cao từ 5-20 m và có nhiều nhánh. Thân leo vào nhau hay leo vào cây khác.

- Lá: Lá thuộc loại thường xanh, lá đơn mọc đối, không có lá kèm, mép lá nguyên, gân lá lông chim, dài 8-20 cm và rộng 3-10 cm, lúc mới mọc có màu nâu, khi trưởng thành có màu lục sẫm và bóng mặt, có mũi nhọn ở chóp, thon dẹp dần ở gốc, gân lá 5-7 cặp dính nhau.

- Hoa (giả): Có cấu tạo hoa nguyên thủy dạng nón, đơn tính khác gốc. Từng đôi lá bắc đính liền thành vòng trên hoa tự. Cụm "hoa giả" (không phải hoa thực thụ) mọc ở nách lá, có khi trên thân gỗ già, dài 3-6 cm, với hoa thành vòng ở mấu. Giống như các thực vật hạt trần khác, "hoa" của chúng thuộc loại khác gốc (các bào tử đực và cái được sinh ra trên các cây khác nhau) với 5-8 chiếc trên mỗi mấu của cụm "hoa". Hoa tự đực hình bông đơn hoặc phân nhánh, nách vòng lá bắc mang 2-4 vòng hoa. Hoa đực có bao hoa hình ống, chỉ nhị hợp, bao phấn 2 ô nứt ngang. Hoa tự cái hình bông đơn, nách vòng lá bắc mang 3-8 hoa. Hoa cái gồm 1 lá noãn mang 1 noãn thẳng đứng.

Sau khi thụ phấn thì phôi tạo thành cùng với các tế bào khác sẽ phát triển thành hạt (quả giả).

- Quả (giả): "Quả giả" (không phải quả thực thụ) hình bầu dục, dài 1,5- 2,0 cm, có mũi ngắn, lấm tấm lông như nhung, lúc non màu vàng, rồi chuyển dần sang màu đỏ khi chín, chỉ có một hạt trong mỗi "quả". Ở chóp quả có mũi chóp ngắn, có lông nhung.

- Hạt: Noãn phát triển thành hạt có 3 lớp vỏ giống như một quả hạch, trọng lượng khoảng 4g. Phôi có 2 lá mầm. Hạt là trạng thái ngủ của thể giao tử.

Cây rau lá Bép là cây có khả năng sinh trưởng và phát triển quanh năm, cây mọc các chồi non chủ yếu vào mùa mưa, mùa khô cây vẫn cho lá non nhưng tỷ lệ rất thấp, cây ra hoa kết trái từ tháng 8 đến tháng 9. Quả của cây rau lá Bép chín rụng xuống đất, tuy nhiên khả năng tái sinh bằng hạt trong tự nhiên của loài cây là thấp (bảng 4.1), chúng tái sinh chủ yếu bằng chồi. Qua kết điều tra của bảng 4.1 cho thấy, càng xa gốc cây mẹ thì số lượng cây con tái sinh bằng hạt càng giảm, phía dưới theo mái dông núi cây con được phát tán xa hơn (10-15m) do với phía trên và ngang gốc cây mẹ.

Bảng 4.1. Kết quả thống kê số lượng cây lá Bép tái sinh quanh gốc cây mẹ

Khoảng các so với cây mẹ:

Mật độ cây con so với cây mẹ: Phía dưới

theo mái dông núi

Phía trên theo mái dông núi

Ngang gốc cây mẹ về hai

phía

Cách gốc cây mẹ 0-2 m 0,4 cây/m2 0,2 cây/m2 0,3 cây/m2

Cách gốc cây mẹ 2-5 m 0,6 cây/m2 0,1 cây/m2 0,1 cây/m2

Cách gốc cây mẹ 5-10 m 0,2 cây/m2 0,0 cây/m2 0,0 cây/m2 Cách gốc cây mẹ 10-15 m 0,1 cây/m2 0,0 cây/m2 0,0 cây/m2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh vật học và khả năng nhân giống của loài cây lá bép (gnetum gnemon l )​ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)