Tế bào biểu bì mặt dưới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh vật học và khả năng nhân giống của loài cây lá bép (gnetum gnemon l )​ (Trang 55 - 64)

4.2. Đặc điểm sinh thái môi trường nơi loài rau phân bố

4.2.1. Đặc điểm phân bố của cây lá Bép

Gnetum gnemon là một loài thuộc chi Gnetum có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Châu Á và các đảo tây Thái Bình Dương, từ Assam về phía Đông và Nam qua Malaysia, Indonesia tới Philippines và Fiji. Tên gọi phổ biến của nó là Melinjo hay Belinjo (tiếng Indonesia), Bago (tiếng Mã Lai, tiếng Tagalog), Peesae (tiếng Thái) và Rau bép, Rau nhíp, Rau danh hay Gắm (tiếng Việt).

Các nghiên cứu gần đây ở Indonesia cho biết loài cây rau Lá Bép (Gnetum gnemon) là cây bản địa ở Fiji, Ấn Độ, Malaysia, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon. Loài cây này phân bố ở độ cao từ 0 đến 1.200 m, nơi có nhiệt độ trung bình 25-30oC, lượng mưa từ 750 đến 5.000 mm và đủ độ ẩm đất trong mùa khô. Hiện nay cây lá Bép được trồng nhiều ở bắc Ấn Độ (Atxam, tới độ cao 1.500m), Mianma, Việt Nam, Indonesia và bán đảo Mã Lai ở độ cao từ 200 tới 900m.

Ghi chú: --- Khu vực có cây lá Bép phân bố

Hình 4.8. Bản đồ phân bố Chi dây Gắm (Gnetum) trên Thế giới [34]

Ở Việt Nam, cây lá Bép phân bố ở một số tỉnh thuộc miền Trung, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ như ở Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Phước, Bình Thuận và Côn Đảo. Qua điều tra tại tỉnh Bình Phước, cây lá Bép xuất hiện ở các xã Đồng Nai, Minh Hưng, Bom Bo, Nghĩa Trung huyện Bù Đăng; xã Đak Ơ huyện Bù Gia Mập, xã Thiên Hưng, Hưng Phước, Tân Tiến huyện Bù Đốp, xã Đồng tâm huyện Đồng phú.

4.2.2. Đặc điểm sinh thái môi trường nơi loài rau phân bố

Do điều kiện kiện thời gian và phạm vi nghiên cứu, chúng tôi không thực hiện các thí nghiệm mà chỉ tiến hành điều tra thu thập số liệu tại huyện Bù Đăng, Bù Đốp và Đồng Phú tỉnh Bình Phước để bước đầu nghiên cứu các điều kiện sinh thái của loài cây. Kết quả cho thấy:

- Phân bố theo vị trí địa hình: Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy, cây lá Bép có phân bố ở độ cao từ 200m-500m, tập trung ở vùng sườn núi và đỉnh núi nhiều hơn so với ở vùng chân núi.

- Đặc điểm đất đai: Cây mọc trên đất có tỷ lệ thịt cao, có mầu xám, độ ẩm của đất dao động từ 72-79%, độ pH đất dao động từ 6,2 - 6,4.

Bảng 4.2. Thành phần cát, sét, thịt trong đất Cát (%) Thịt (%) Sét (%) 17 65 19 Bảng 4.3. Thành phần các chất khoáng trong đất N (%) P (%) K (%) Fe (%) Cu (%) Ca (%) Mg (%) 0.23 0.06 0.07 68 22.901 0.028 0.02

- Đặc điểm ánh sáng: Qua điều tra cho thấy, cây Lá Bép là loại cây ưa bóng, chủ yếu phân bố dưới tán rừng cây gỗ nhỏ, tre nứa (không phân bố dưới tán rừng thông)… có cường độ chiếu sáng từ 250 lux - 1600 lux. Dưới tán rừng cây thường có sức sống tốt, phát triển mạnh, nhưng đến rừng thứ sinh thì thường bị tỉa cành và bị đào thải, trong các trạng thái thảm cỏ, thảm cây bụi cây lá Bép ít xuất hiện và phát triển kém hơn.

- Đặc điểm khí hậu: Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

+ Nhiệt độ trung bình tại nơi cây phân bố là 22,50C/năm. + Lượng mưa trung bình tại nơi cây phân bố là 3280mm/năm. + Độ ẩm không khí trung bình tại nơi cây phân bố là 85%/năm. + Số giờ nắng trung bình tại nơi cây phân bố là 2158 giờ/năm.

4.3. Thực trạng khai thác và sử dụng cây lá Bép tại tỉnh Bình Phước

Hiện nay, tại tỉnh Bình Phước, người dân khai thác rau Lá Bép đã mang lại một nguồn thu nhập đáng kể, mùa mưa giá bán từ 40-50 nghìn đồng/kg, mùa khô giá từ 80-90 nghìn/kg. Tuy nhiên, việc khai thác còn tự phát, người dân chỉ khai thác mà không chú ý đến tái sinh, chăm sóc để có nguồn thu ổn định, lâu dài dẫn đến nguồn sản phẩm thu hoạch trong tương lai sẽ cạn kiệt dần, giảm chất lượng.

Bảng 4.4. Khối lượng rau Lá Bép người dân thu hái từ rừng vào mùa mưa

Họ và tên Lượng rau Bép người dân thu hái (kg/lần) qua các năm:

2010 2011 2012 2013 2014 Điểu Lắt 10 9 7 4 2 Điểu Đôn 14 10 5 5 3 Điểu Khon 11 7 6 4 2 Điểu Dân 11 9 7 4 3 Điểu E 13 9 5 5 4 Điểu Ôm 12 8 6 5 3 Điểu Gờ Lui 9 9 6 5 2 Điểu Tó 10 10 5 5 3 Điểu Meng 11 9 7 5 3 Điểu Thanh 10 9 5 5 1 Trung bình tổng thể: 11.1 8.9 5.9 4.7 2.6

Bảng 4.5. Khối lượng rau Lá Bép người dân thu hái từ rừng vào mùa khô

Họ và tên Lượng rau Bép người dân thu hái (kg/lần) qua các năm:

2010 2011 2012 2013 Điểu Lắt 8 7 4 2 Điểu Đôn 11 9 6 3 Điểu Khon 9 6 4 2 Điểu Dân 9 7 5 4 Điểu E 10 7 3 3 Điểu Ôm 9 6 4 3 Điểu Gờ Lui 7 7 4 2 Điểu Tó 8 8 4 3 Điểu Meng 8 6 4 3 Điểu Thanh 8 5 3 2 Trung bình tổng thể: 8.7 6.8 4.1 2.7

Chúng tôi đã tiến hành điều tra ngẫu nhiên 10 hộ gia đình tại thôn 5, xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước thường xuyên vào rừng hái cây rau lá Bép, kết quả điều tra đã đánh giá được sự suy giảm của cây lá Bép.

- Đối tượng và cách thức khai thác: Đối tượng thu hái phần lớn là các hộ dân thuộc dân tộc thiểu số S’tiêng, trong đó chủ yếu là phụ nữ và người lớn tuổi. Họ thu hái rau một cách đơn lẻ, để đạt hiệu quả cao, họ thường vào rừng thu hái theo đơn đặt hàng, đảm bảo tươi ngon, đủ số lượng.

- Số lượng rau Lá Bép thu hái vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) qua các năm được thống kê ở bảng 4.4. Từ bảng 4.4 cho thấy, năm 2010 lượng rau thu hái trung bình đạt 11,1 kg/lần thu hái, lượng đó có chiều hướng suy giảm qua các năm, đến năm 2014 chỉ đạt khoảng 2,6 kg/lần thu hái.

- Kết quả điều tra việc thu hái vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau) cũng chỉ ra rằng lượng rau người dân thu hái có chiều hướng giảm qua các năm, năm 2010 trung bình đạt 8,7kg/lần thu hái, năm 2011 đạt 6,8kg/lần, năm 2012 đạt 4,1kg/lần và năm 2013 đạt 2,7kg/lần (bảng 4.5). Kết quả này cũng khẳng định thêm mùa sinh trưởng của cây rau lá Bép diễn ra mạnh nhất vào mùa mưa, cây đâm chồi, nảy lộc nhiều.

Từ năm 2013-2014 trở lại đây người dân đã hạn chế vào rừng thu hái do hiệu quả thấp, nguồn rau cạn kiệt như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, lại nảy sinh hoạt động khai thác cây (đào cả gốc cây) về trồng tại vườn nhà hoặc bán làm giống cho các địa phương khác gây trồng, giá dao động từ 15-20 nghìn đồng/gốc cây. Chúng tôi cũng đã tiến hành điều tra 10 hộ dân thường xuyên vào rừng khai thác cây về làm giống, kết quả thống kê ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Thống kê số lượng cây Lá Bép người dân lấy từ rừng tự nhiên Số lượng cây

bị khai thác

Số người khai thác cây tương ứng với các năm: Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dưới 300 cây/năm 2 0 0 0

Từ 300-500 cây/năm 3 3 1 0

Từ 500-700 cây/năm 2 3 2 2

Từ 700-1000 cây/năm 1 2 4 4

Trên 1000 cây/năm 0 1 3 4

Như vậy, qua điều tra về tình hình đào cây Lá Bép làm giống cho thấy, số người đi khai thác và số lượng cây bị khai thác qua các năm có chiều hướng gia tăng. Theo bảng 4.6, năm 2013 chỉ có 8 người khai thác, năm 2014 có 9 người, từ năm 2015 trở đi cả 10 người đều thực hiện việc khai thác đó.

Đối với lượng cây bị khai thác qua các năm cũng có sự thay đổi, năm 2013 số người khai thác cây từ 700-1000 cây/năm chỉ có 1 người, trên 1000 cây/năm không có người nào, chủ yếu người dân khai thác ở mức thấp hơn, dưới 300 cây/năm có 2 người, từ 300-500 cây có 3 người và từ 500-700 cây có 2 người khai thác. Từ năm 2014 trở đi, số lượng cây bị khai thác ở khoảng dưới 700 cây/năm có chiều hướng giảm nhưng thay vào đó là lượng cây bị khai thác ở khoảng trên 700 cây/năm tăng lên, đến năm 2016 lên tới 8 người (từ 700- 1000 cây/năm có 4 người khai thác và trên 1000 cây/năm có 4 người).

Chúng tôi cũng đã tiến hành lựa chọn 50 người dân thường xuyên đi mua sắm lương thực, thực phẩm để điều tra về tần suất mua cây rau Lá Bép và điều tra ngẫu nhiên 50 người dân khác về tần suất sử dụng rau Lá Bép. Kết quả cho thấy, tần suất mua và tần suất sử dụng gần tương đồng với nhau và đều thể hiện nhu cầu sử dụng cao đối với cây lá Bép. Số người mua và sử dụng thường xuyên (>1 lần/tuần) chiếm trên 70% số người được điều tra (bảng 4.7).

Bảng 4.7. Tần suất mua, sử dụng rau Lá Bép của người dân KVNC

Tuần suất Số người Tỷ lệ %

Tần suất mua

> 3 lần/tuần 12 24

1-3 lần/tuần 25 50

Vài lần/tháng 11 22

Chưa bao giờ 2 4

Tần suất sử dụng

> 3 lần/tuần 10 20

1-3 lần/tuần 28 56

Vài lần/tháng 12 24

Chưa bao giờ 0 0

Tóm lại, qua số liệu khai thác cây và phân tích như trên thì ta thấy, lượng cây Lá Bép bị khai thác ngày càng tăng lên, nếu không có giải pháp kịp thời nguồn tài nguyên này sẽ bị cạn kiệt, nguy cấp.

4.4. Kết quả nghiên cứu nhân giống của cây Lá Bép

Trước thực trạng người dân khai thác cây Lá Bép quá mức, nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên cây Lá Bép trong tự nhiên, bảo tồn các trạng thái thảm thực vật, đề tài tiến hành nghiên cứu khả năng nhân giống cây Lá Bép với mục đích nghiên cứu quy trình nhân giống, cải thiện khâu cung cấp cây giống đang gặp khó khăn như hiện nay. Do giới hạn về thời gian, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quy trình nhân giống bằng hạt và nhân giống bằng giâm hom cây Lá Bép, nghiên cứu nuôi cấy mô không được đề cập trong phạm vi đề tài này.

4.4.1. Kết quả nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp gieo hạt

4.4.1.1. Ảnh hưởng của phương pháp xử lý hạt đến kết quả thí nghiệm

Xử lý hạt giống là những tác động bên ngoài vào hạt nhằm phá vỡ sự ngủ của hạt để kích thích khả năng nảy mầm, tiết kiệm hạt giống và diện tích

vườn ươm… ảnh hưởng của phương pháp xử lý hạt đến khả năng nảy mầm của hạt giống được thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Ảnh hưởng của cách xử lý hạt giống đến kết quả thí nghiệm

TT Phương pháp xử lý hạt Số hạt thí nghiệm Số hạt nảy mầm Tỷ lệ % nảy nầm 1 CT 1:

Gieo ngay lên luống đất 100 15 15

2

CT 2:

Ngâm trong nước lã 10 giờ 100 19 19

3

CT 3:

Ngâm trong nước ấm 400C 10 giờ 100 28 28

Kết quả bảng 4.8. cho thấy, công thức thí nghiệm CT 3 có tỷ lệ nảy mầm của hạt giống cao nhất, đạt 28%, tiếp đến là công thức CT 2, có tỷ lệ nảy mầm là 19%, thấp nhất là công thức thí nghiệm CT 1, chỉ đạt 15%. Như vậy, để kích thích hạt nảy mầm thì phương pháp dùng nhiệt độ là hiệu quả nhất. Tuy nhiên, loại hạt này có vỏ hạt rất cứng nên thời gian từ khi gieo hạt đến lúc nảy mầm rất lâu, dài tới 5 tháng. Do giới hạn về mặt thời gian nên đề tài mới chỉ thí nghiệm gieo hạt vào vụ Thu, các mùa vụ còn lại như: Xuân, Hạ, Đông thí nghiệm chưa được tiến hành.

4.4.1.2. Ảnh hưởng của độ sâu lấp đất gieo hạt đến kết quả thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành bằng cách vùi hạt xuống đất dưới các độ dày đất khác nhau, sau 5 tháng theo dõi, kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.9.

Kết quả khi vùi lấp hạt dưới đất dày 15mm, hạt cây lá Bép không có khả năng nảy mầm. Khi lấp hạt một lớp đất dày 5mm, tỷ lệ hạt nảy mầm chỉ đạt 7%, khi lấp hạt lớp đất dày 2mm thì tỷ lệ nảy mầm tăng lên là 10%. Khi chúng ta cắm ½ hạt vào đất thì tỷ lệ nảy mầm là cao nhất, đạt 14% tổng số hạt thí nghiệm, đồng thời cây con sinh trưởng nhanh và đồng đều hơn.

Bảng 4.9. Ảnh hưởng của độ sâu lấp đất đến kết quả thí nghiệm TT Độ sâu lấp đất Số hạt thí nghiệm Số hạt nảy mầm Tỷ lệ % nảy nầm 1 15 mm 100 0 0 2 5 mm 100 7 7 3 2 mm 100 10 10 4 Cắm ½ hạt vào đất 100 14 14

4.4.2. Kết quả nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp giâm hom

4.4.2.1. Ảnh hưởng của chủng loại, nồng độ chất kích thích đến kết quả thí nghiệm.

Ở thí nghiệm này, chúng tôi đã sử dụng 3 loại hóa chất khác nhau là IBA, NAA và IAA dùng để kích thích hom ra rễ với các nồng độ khác nhau. Các hom sau khi xử lý được ngâm trong các dung dịch hóa chất trong khoảng 30 phút trước khi giâm xuống các luống ươm. Sau hai tháng theo dõi, kết quả thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.10.

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của nồng độ IBA, IAA và NAA đến tỷ lệ hom sống Loại chất hóa chất sử dụng: Nồng độ hóa chất Số lượng hom thí nghiệm Số lượng hom sống Tỷ lệ (%) hom sống Đối chứng 0 30 4 13.33 IBA 100 ppm 30 6 20.00 200 ppm 30 9 30.00 500 ppm 30 15 50.00 750 ppm 30 18 60.00 1000 ppm 30 8 26.67 NAA 100 ppm 30 7 23.33 200 ppm 30 9 30.00 500 ppm 30 15 50.00 750 ppm 30 12 40.00 1000 ppm 30 9 30.00 IAA 100 ppm 30 5 16.67 200 ppm 30 8 26.67 500 ppm 30 10 33.33 750 ppm 30 12 40.00 1000 ppm 30 8 26.67

Từ bảng 4.10. cho thấy nghiệm thức đối chứng (không dùng chất kích thích) có tỷ lệ hom sống thấp nhất. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy, khi dùng chất kích thích dù ở các nồng độ khác nhau đều cho kết quả cao hơn so với nghiệm thức đối chứng. Trong các chất dùng kích thích hom lá Bép ra rễ thì IBA cho tỷ lệ hom sống cao nhất, đạt 60% ở nồng độ 750 ppm, tiếp đến là chất kích thích NAA, đạt 50% tỷ lệ hom sống ở nồng độ 500 ppm, chất kích thích IAA đạt tỷ lệ hom sống là 40% ở nồng độ 750 ppm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh vật học và khả năng nhân giống của loài cây lá bép (gnetum gnemon l )​ (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)