Một số chỉ tiêu về kinh tế xã hội của tỉnh Bình Phước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh vật học và khả năng nhân giống của loài cây lá bép (gnetum gnemon l )​ (Trang 44 - 47)

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.2.1. Một số chỉ tiêu về kinh tế xã hội của tỉnh Bình Phước

- Năm 2016, thu ngân sách của tỉnh ước đạt 4.150 tỷ đồng, tăng hơn 24 lần so với năm 1997 khi tái lập tỉnh.

- Cuối năm 2016, thu nhập bình quân đầu người ước đạt hơn 42 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 16 lần so với năm đầu tái lập tỉnh.

- Phát triển công nghiệp được ưu tiên đầu tư, bước đầu có hiệu quả rõ nét: Bình Phước hiện có 13 khu công nghiệp, trong đó có 8 khu công nghiệp đang hoạt động, 2 khu đang đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, 3 khu đang hoàn chỉnh thủ tục đầu tư. Các khu công nghiệp đang hoạt động có gần 800 ha diện tích đất để cho thuê. Hiện nay đã cho thuê hơn 530 ha, trong đó có 60 dự án trong nước và 107 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần 3.400 tỷ đồng và hơn 1 triệu USD.

- Tăng mạnh tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông - lâm nghiệp và hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung:

+ Việc chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt được tỉnh quan tâm, ưu tiên tập trung trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như: Cao su, điều, cà phê, hồ tiêu, ca cao, cây ăn quả. Bước đầu đã hình thành các vùng chuyên canh cây điều ở Bù Đăng, Bù Gia Mập; cao su ở Bình Long; hồ tiêu ở Lộc Ninh. Các vùng chuyên canh trồng trọt từng bước được cơ giới hóa. Ngày càng có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất cao, chất lượng tốt, như: Mô hình canh tác cây điều, kết hợp với nuôi heo ở xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng; mô hình trồng cây ca cao xen điều trên địa bàn các huyện Đồng Phú, Bù Đăng, Bù Gia Mập và thị xã Phước Long; mô hình canh tác và chế biến hồ tiêu theo hướng hữu cơ sinh học tại huyện Lộc Ninh.

+ Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản trước đây chỉ là nhỏ lẻ, theo hộ gia đình, đến nay đã phát triển tập trung quy mô lớn, hiện đại, với hình thức công nghiệp và bán công nghiệp gia tăng về số lượng và tính cạnh tranh trên thị trường.

- Hạ tầng giao thông phát triển vượt bậc, lưu thông hàng hóa và việc đi lại của Nhân dân ngày càng thuận tiện: Hiện nay, toàn tỉnh đã có trên 500 tuyến đường với chiều dài hơn 8.000 km, trong đó quốc lộ 13, 14 đã nhựa hóa 100% và hiện đang tiếp tục nâng cấp mở rộng; đường tỉnh nhựa hóa đạt gần 99%. 100% số xã đã có đường nhựa đến trung tâm; hệ thống giao thông kết nối với các tỉnh giáp biên nước bạn Campuchia, các tỉnh trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam. Hạ tầng giao thông hiện đại đã tạo thuận lợi cho việc đi lại, lưu thông hàng hóa, thu hút đầu tư, tạo liên kết giữa các vùng miền, thúc đẩy kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh phát triển.

- Điện lưới quốc gia đã về hầu khắp các khu dân cư, thôn, ấp: Đến cuối năm 2016, Bình Phước có 01 trạm biến áp 220KV; 7 trạm biến áp 110KV; 3.360 km đường dây hạ thế; 3.190 km đường dây trung thế; gần 6.100 trạm

biến áp phân phối điện; điện thương phẩm đạt gần 1.088 triệu KWh, gấp hơn 31 lần so với năm 1997. Doanh thu đạt gần 2.000 tỷ đồng, gấp hơn 80 lần so với năm 1997.

- Giáo dục - Đào tạo phát triển mạnh mẽ, trình độ dân trí được nâng cao: Chất lượng giáo dục - đào tạo của tỉnh được nâng lên rõ rệt. Năm 1998, tỉnh được công nhận xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; đến năm 2009 được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đến cuối năm 2016, tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt gần 23%. Số học sinh trúng tuyển vào các trường cao đẳng, đại học ngày càng nhiều, trong đó có nhiều em là người đồng bào dân tộc thiểu số. Nổi bật là trường THPT chuyên Quang Trung, lá cờ đầu của ngành giáo dục đào tạo tỉnh Bình Phước, có nhiều học sinh giỏi cấp quốc gia và là một trong những trường được xếp vào tốp đầu các trường THPT trong cả nước có tỷ lệ học sinh đậu đại học cao.

- Đời sống văn hóa tinh thần phát triển tương ứng với sự cải thiện đời sống vật chất của Nhân dân: Kinh tế phát triển kéo theo mọi mặt của đời sống xã hội có bước chuyển biến rõ nét, tương đối toàn diện. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” phát triển rộng và ngày càng đi vào chiều sâu. Toàn tỉnh có trên 92% số hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa, hơn 60% khu dân cư được công nhận văn hóa. Các hoạt động văn hóa ở cơ sở được khơi dậy, nhiều câu lạc bộ văn nghệ, thể dục - thể thao được hình thành. Những lễ hội, nhất là các lễ hội truyền thống của đồng bào Stiêng, Khơme, Mơnông... được phục dựng. Các di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh và quốc gia được trùng tu, xây dựng và phát huy tác dụng giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. 100% thôn (ấp) đồng bào dân tộc thiểu số có nhà văn hóa cộng đồng; đặc biệt, tỉnh đã khánh thành giai đoạn 1 Khu bảo tồn văn hóa dân tộc Stiêng Sóc Bom Bo.

Các sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật phục vụ nhu cầu, thị hiếu phong phú, đa dạng hơn. Sau khi tái lập tỉnh, Bình Phước chỉ có 2 cơ quan báo

chí (Báo Bình Phước và Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Phước), đến nay đã có 4 cơ quan báo chí, có đủ 4 loại hình báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử, với nhiều chuyên mục, chương trình sinh động, bổ ích, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu thông tin, giải trí của Nhân dân.

- Y tế có nhiều tiến bộ, từng bước hướng đến mục tiêu vì Nhân dân phục vụ: Đến nay, toàn tỉnh có 2 bệnh viện tuyến tỉnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Y học cổ truyền dân tộc), 11 Bệnh viện Đa khoa huyện, thị xã với tổng số giường bệnh gần 2.500 giường, gấp 6,5 lần so với năm 1997; 1 Bệnh viện tư nhân Thánh Tâm, 1 Bệnh viện quân - dân y Binh đoàn 16 và hơn 420 phòng khám công lập và tư nhân.

Đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế không ngừng lớn mạnh với trên 3.300 người, có 7,2 bác sĩ/vạn dân, 26,5 giường bệnh/vạn dân, công suất sử dụng giường bệnh trung bình đạt 90%.Tỷ lệ trạm y tế cấp xã có bác sĩ đạt 85%. 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy sinh dưỡng còn 14%, giảm 3 lần so với năm đầu tái lập tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh vật học và khả năng nhân giống của loài cây lá bép (gnetum gnemon l )​ (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)