1.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
1.6.1. Nhóm các nhân tố bên trong
Các nhân tố bên trong là các nhân tố phát sinh từ trong lòng doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc củng cố và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đó là:
Nguồn lực tài chính
Đây là nguồn lực quan trọng nhất và quyết định đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều là hoạt động đầu tư mang tính chất sinh lời. Trong nền kinh tế thị trường sản xuất kinh doanh hàng hóa, doanh nghiệp phải có vốn bằng tiền hay bằng nguồn lực tài chính để thực hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh. Với nguồn lực tài chính này doanh nghiệp sẽ chi cho các hoạt động như đầu tư mới, mua nguyên vật liệu, trả lương cho công nhân.
Trong đấu thầu năng lực tài chính được xét trên hai phương diện:
- Năng lực tài chính mạnh giúp doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ triển
khai, bảo đảm chất lượng, tiến độ và tạo niềm tin cho chủ đầu tư đồng thời nâng cao uy tín, thương hiệu của nhà thầu.
- Trong đấu thầu với khả năng tài chính mạnh sẽ được chủ đầu tư đánh giá
cao vì đối với các nguồn vốn không phải ngân sách nhà nước trong các hồ sơ mời thầu chủ đầu tư thường yêu cầu nhà thầu tự ứng vốn trước triển khai cho đến khi có khối lượng nghiệm thu rồi mới thanh toán, do đó chỉ có những doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh mới đáp ứng được. Mặt khác, với nguồn lực tài chính mạnh sẽ cho phép doanh nghiệp quyết định ra giá bỏ thầu một cách sáng suốt và hợp lý.
Cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất
Một doanh nghiệp muốn muốn có khả năng cạnh tranh cao nói chung và trong đấu thầu nói riêng nhất thiết phải có một cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất chặt chẽ hiệu quả mang lại lợi nhuận bền vững cho công ty. Việc xây dựng mô hình tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất với mỗi doanh nghiệp là một bước hoạch định chiến lược về cơ cấu cho phù hợp với điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại của mỗi doanh nghiệp.
18
Nguồn nhân lực
Ngày nay, tất cả chúng ta đều biết rằng nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, then chốt, có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi đánh giá nguồn nhân lực của doanh nghiệp thì chủ đầu tư thường chú trọng đến các vấn đề:
- Cán bộ quản trị cấp cao (ban giám đốc) - Cán bộ quản trị cấp trung gian
- Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, thâm niên nghề nghiệp, tác phong làm việc, sự am hiểu về kinh doanh và pháp luật.
- Cơ cấu về các chuyên ngành đào tạo
- Các chuyên viên
- Cán bộ quản trị cấp cơ sở
- Vấn đề lao động tiền lương cũng là một bộ phận không thể thiếu được để giữ và tiếp tục xây dựng nguồn nhân lực cho công ty.
Năng lực máy móc thiết bị triển khai:
Máy móc thiết bị triển khai là bộ phận quan trọng nhất trong tài sản cố định của doanh nghiệp, nó thể hiện cho trình độ kỹ thuật và năng lực sản xuất hiện có. Máy móc thiết bị triển khai tiên tiến, hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu.
Công tác thực hiện đấu thầu dự án
Đây là công việc hết sức quan trọng vì khả năng cạnh tranh trong đấu thầu phụ thuộc trực tiếp công tác thực hiện đấu thầu dự án. Nhà thầu có thể bị loại ngay từ vòng đầu do hồ sơ không đảm bảo yêu cầu. Chất lượng hồ sơ thầu là một trong những tiêu chí cơ bản quyết định nhà thầu có trúng hay không. Muốn HSDT đạt yêu cầu thì công tác thực hiện đấu thầu dự án phải được chuẩn bị, khoa học, bài bản muốn vậy cần chuẩn bị HSDT qua các bước sau:
Trước tiên là nghiên cứu hồ sơ mời thầu, đây là bước quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của nhà thầu khi tham gia đấu thầu, vì vậy công việc này đòi hỏi phải tiến hành một cách tỷ mỷ, nghiêm túc, đầy đủ các nội dung
19
trong hồ sơ mời thầu. Yêu cầu phải nắm được tính chất, quy mô, phạm vi đấu thầu, mức độ phức tạp về kỹ thuật, các yêu cầu về tiến độ triển khai, thời hạn hoàn thành, nguồn vốn đầu tư, phương thức thanh toán, các thông tin về cơ quan tư vấn, giám sát,...
Đồng thời tiến hành tìm hiểu môi trường đấu thầu, khảo sát hiện trạng mặt bằng triển khai, lập phương án triển khai, xây dựng giá dự thầu. Việc tìm hiểu môi trường đấu thầu bao gồm việc tìm hiểu các điều kiện về triển khai, vị trí địa lý, điều kiện địa hình địa chất, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điều kiện cung ứng vật tư, nguyên liệu, giá cả thị trường, khả năng khai thác nguyên vật liệu tại chỗ, lao động phổ thông, khả năng về cung cấp lương thực, thực phẩm, môi trường thiên nhiên và các điều kiện kinh tế xã hội của dự án... những điều kiện này ảnh hưởng trực tiếp đến phương án triển khai và giá thành công trình. Vì thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu rất ngắn nên để khảo sát và xử lý hàng loạt số liệu, thông tin nói trên đòi hỏi nhà thầu phải có một đội ngũ cán bộ lập hồ sơ dự thầu có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm và am hiểu kỹ càng tất cả các lĩnh vực.
Công việc cuối cùng, sau khi tiến hành điều tra, khảo sát, xử lý tất cả các vấn đề có liên quan là công tác xác định giá dự thầu, đây là công việc quan trọng, phức tạp quyết định đến việc trúng thầu, do đó công việc này đòi hỏi phải do một bộ phận chuyên nghiệp thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng và kịp thời của các bộ phận chuyên môn khác.
Hoạt động Marketing
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Marketing là một công cụ cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, tăng doanh thu, hiệu quả của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp nếu xây dựng được chiến lược marketing và biết cách sử dụng nó trong những tình huống, thời điểm thích hợp thì sẽ giúp doanh nghiệp đó nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình trong hoạt động nói chung và hoạt động đấu thầu nói riêng
Khả năng liên danh, liên kết
20
Khả năng liên danh, liên kết là sự kết hợp giữa hai hay nhiều pháp nhân kinh tế để tạo thành một pháp nhân mới nhằm tăng sức mạnh tổng hợp về năng lực kinh nghiệm, tài chính và thiết bị công nghệ, giúp doanh nghiệp phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu nâng cao khả năng cạnh tranh.
Đối với những dự án, công trình có quy mô lớn, những yêu cầu kỹ thuật đôi khi vượt quá khả năng của doanh nghiệp thì để tăng khả năng trúng thầu các doanh nghiệp thường liên danh, liên kết với nhau để tăng năng lực của mình trên thị trường. Đây là một trong những giải pháp quan trọng và phù hợp nhất, qua đó doanh nghiệp có khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về công nghệ, mức độ phức tạp cũng như quy mô của công trình, của dự án .
Ưu thế về vị trí của doanh nghiệp trên thị trường:
Đối với mọi doanh nghiệp ưu thế về vị trí được thể hiện trên các mặt chủ yếu: số năm kinh nghiệm, uy tín và thị phần của công ty. Tuy nhiên, các mặt này không đứng riêng một cách độc lập, mà chúng có quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau.