Tổng số điểm quan trọng trong ma trận IE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty TNHH kinh doanh dịch vụ thông tin và chuyển giao công nghệ (Trang 42 - 50)

Mạnh 3.0 - 4.0 Trung bình 2.0– 2.99 Thấp 1.0 – 1.99 Tổng số điểm quan trọng ma trận EFE Cao 3.0 – 4.0 I II III Trung bình2.0 – 2.99 IV V VI Thấp1.0 – 1.99 VII VIII IX

+ Nếu SBU nào nằm trong các ô II, II, IV: nên phát triển và xây dựng + Nếu SBU nào nằm trong các ô III,V,VII: nên nắm giữ và duy trì

+ Nếu SBU nào nằm trong các ô VI,VIII, IX: nên thu hoạch hoặc loại bỏ Sau khi phân tích SBU là công ty ISTT ta sẽ biết được SBU này nằm ở vị trí nào trên ma trận và đưa ra đánh giá cùng giải pháp về chiến lược tương ứng.

2.4. Phƣơng pháp điều tra, tính toán, lựa chọn đơn vị phân tích. 2.4.1 Quy trình nghiên cứu 2.4.1 Quy trình nghiên cứu

Mỗi vấn đề nghiên cứu của luận văn đều được thực hiện theo quy trình chuẩn được thể hiện trong sơ đồ sau:

Lựa chọn chủ đề nghiên cứu Xây dựng đề cương

nghiên cứu

Thu thập, xử lý thông tin đầu vào

Đề xuất giải pháp, kiến nghị Phân tích thông tin đã xử lý làm

sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu bao gồm các bước:

Bước 1: Lựa chọn chủ đề nghiên cứu là khả năng cạnh tranh của công ty ISTT trong đấu thầu.

Bước 2: Xây dựng đề cương nghiên cứu:

31

- Xây dựng và hướng dẫn cách lập các ma trận (SWOT, EFE, IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, IE) cũng như cách đọc kết quả để đánh giá khả năng của công ty ISTT trên cơ sở đó khuyến nghị giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty ISTT.

- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu và cách áp dụng để đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty ISTT.

Bước 3: Thu thập sử lý thông tin đầu vào:

- Thu thập thông tin thực tế của công ty ISTT để tiến hành xây dựng các ma trận theo hướng dẫn chi tiết nêu tại chương 2, xử lý thông tin có được, đánh giá các trọng số trên cơ sở đó lập các ma trận tương ứng.

- Thu thập thông tin điều tra qua phiếu điều tra được thiết kế tại chương 2. Trên cơ sở thông tin lấy được qua phiếu điều tra tiến hành thống kê và phân tích công ty ISTT về các mặt: nguồn lực tài chính, tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, nguồn nhân lực, năng lực máy móc thiết bị và công nghệ, hoạt động marketing, ưu thế về thị phần doanh nghiệp. Trên cơ sở thông tin có được tổng hợp chọn lọc các ý chính để đưa vào kết quả báo cáo.

- Thu thập thông tin phiếu điều tra được thiết kế tại chương 2 để tổng hợp các thông tin về các yếu tố ngoài công ty ISTT tác động tới khả năng cạnh tranh của công ty trong đấu thầu như: môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, đối thủ cạnh tranh để đưa vào kết quả báo cáo.

- Tiến hành thu thập thông tin về tài chính, thông tin về tình hình tham gia đấu thầu của công ty ISTT từ năm 2009-2013 trên cở sở áp dụng các công thức nêu tại chương 2 để tính toán các chỉ số và lập thành bảng kết quả để phân tích đánh giá.

Bước 4: Phân tích thông tin đã xử lý làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu: Dựa trên kết quả được tổng hợp tại bước 4 tiến hành áp dụng các cách đánh giá được thể

32

hiện ở cơ sở lý luận và kết luận sau mỗi chỉ tiêu đánh giá để đưa ra kết luận về khả năng cạnh tranh của công ty ISTT trong đấu thầu.

Bước 5: Đề xuất giải pháp kiến nghị: Trên cơ sở kết quả phân tích ở bước 4 có được đầy đủ thông tin về khả năng cạnh tranh của công ty ISTT trong đấu thầu đồng thời cũng có được phương hướng gợi mở các giải pháp cần áp dụng để tăng khả năng cạnh tranh này ta tiến hành tổng hợp đề ra các giải pháp áp dụng đối với công ty ISTT và kiến nghị một số biện pháp liên quan đến cơ chế quản lý nhà nước về đấu thầu.

2.4.2 Quy trình xây dựng phiếu điều tra

Một trong những nguồn số liệu sơ cấp quan trọng để phân tích và đánh giá khả năng cạnh tranh trong đấu thầu cảu ISTT có được là từ khảo sát, điều tra, phỏng vấn chuyên gia. Mẫu phiếu điều tra được trình bày ở phụ lục 01 của luận văn được thiết kế qua quy trình sau:

Hình 2.2: Quy trình xây dựng phiếu điều tra

Tổ chuyên gia được lựa chọn gồm 02 nhóm:

- Nhóm chuyên gia thương trực: gồm 05 người là ông Phạm Doãn Tú – TP kinh doanh Công ty ISTT, Bà Phạm Thị Xuân – Giám đốc công ty TNHH Phát triển thương mại Thành Đức, Ông Hoàng Quốc Chính – Giám đốc công ty dịch vụ tin học Hoàng Chính, Ông Nguyễn Văn Ngọc – Phó tổng Giám đốc công ty Vtechco, bà Trần Thị Lan – Phó tổng Giám đốc công ty ISTT, trong đó ông Phạm Doãn Tú là

Thiết kế

Phiếu điều tra Thử nghiệm (……người) (Phỏng vấn) Sửa sơ bộ

Phiếu điều tra Hoàn thiện

Phiếu điều tra Khảo sát chính thức (….. người) Thử nghiệm (…. người)

33

tổ trưởng tổ chuyên gia chịu trách nhiệm chủ trì việc tập trung ý kiến để đưa ra nội dung mẫu phiếu điều tra dựa trên yêu cầu phân tích khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty TNHH Kinh Doanh dịch vụ Thông tin và Chuyển giao Công nghệ. Nhóm chuyên gia thường trực có nhiệm vụ xây dựng đề cương nghiên cứu và phương pháp luận, xây dựng mẫu phiếu điều tra, điều tra tổng hợp và cung cấp thông tin cần thiết cho nhóm chuyên gia được mời để kết quả của phiếu điều tra từ nhóm chuyên gia được mời có giá trị chính xác và hiệu quả hơn.

- Nhóm chuyên gia được mời để đánh giá là Trưởng phòng kinh doanh, giám đốc, phó giám đốc các công ty hoạt động trong lĩnh vực CNTT&VT (công ty FPT, CMC, ELCOM, HIPT, AMIGO).

Mẫu phiếu điều tra được trình bày ở phụ lục 01 của luận văn

Việc phỏng vấn chuyên gia và tổng hợp xử lý các đánh giá được nhóm chuyên gia thường trực tiến hành theo trình tự sau:

Lựa chọn chuyên gia Trưng cầu ý kiến chuyên gia Thu thập và xử lý các đánh giá, dự báo

Hình 2.3: Trình tự phỏng vấn chuyên gia

Việc phỏng vấn chuyên gia được áp dụng nhằm đánh giá khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp điển hình trong ngành từ đó giúp tác giả xây dựng được ma trận hình ảnh cạnh tranh để có được so sánh chính xác về công ty ISTT so với các doanh nghiệp trong ngành.

2.4.3 Quy trình thu thập số liệu

Việc thu thập số liệu được tiến hành theo quy trình chung sau:

Lựa chọn số liệu cần thu thập Tìm kiếm các phòng ban có thể cấp số liệu

Lựa chọn số liệu cần thiết cho luận văn để phục vụ

phân tích

Hình 2.4: Quy trình thu thập số liệu 2.4.4 Cách xử lý số liệu 2.4.4 Cách xử lý số liệu

Số liệu thu được được tiến hành xử lý theo quy trình sau

34 Lựa chọn số liệu

cần xử lý

Áp dụng công thức tính tại chương 2 cho từng chỉ tiêu

để tính toán kết quả

Lập bảng kết quả thu được sau khi sử

lý số liệu

Phân tích bảng số liệu thu được để đưa ra đánh giá và

giải pháp

Hình 2.5: Quy trình xử lý số liệu

2.5. Mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu, phƣơng pháp phân tích số liệu. 2.5.1. Mô tả các chỉ tiêu về năng lực tài chính 2.5.1. Mô tả các chỉ tiêu về năng lực tài chính

Để đánh giá được tình hình tài chính của công ty ta căn cứ vào các chỉ tiêu với các công thức tính sau:

Chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn

Nợ phải trả Nợ phải trả trên tổng nguồn vốn =

Tổng nguồn vốn

Kết quả này tỉ lệ nghịch với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn =

Tổng nguồn vốn Kết quả này tỉ lệ thuận với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu

Chỉ tiêu khả năng thanh toán

Tài sản lưu động Hệ số thanh toán hiện hành =

Nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn =

Nợ ngắn hạn

35

Tài sản lưu động + Đầu tư ngắn hạn – Hàng tồn kho Hệ số thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

Các hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này quá thấp sẽ làm giảm khả năng trả lãi, đồng thời lợi nhuận của doanh nghiệp cũng không thể cao. Đây là một trong các căn cứ để Ngân hàng quyết định có cung cấp các khoản cho vay tiếp theo hay không. Các tỉ lệ này tỉ lệ thuận với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu.

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu gồm:

Lợi nhuận trước thuế + Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu =

Doanh thu Lợi nhuận sau thuế + Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu =

Doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản gồm:

Lợi nhuận trước thuế + Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản =

Tổng tài sản Lợi nhuận sau thuế + Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản =

Tổng tài sản

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu (NVCSH):

Lợi nhuận sau thuế + Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên NVCSH =

Nguồn vốn chủ sở hữu Các tỷ suất này phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các tỷ suất này càng cao thì hiệu quả SXKD của doanh nghiệp càng lớn. Hay nói

36

các khác, các tỷ suất này tỉ lệ thuận với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu.

Trên cơ sở các công thức tính toán trên áp dụng vào số liệu thực tế công ty ISTT ta sẽ tính toán và lập được bảng chỉ tiêu chung về tài chính theo mẫu được nêu tại phụ lục 04 Bảng chỉ tiêu đánh giá tài chính công ty ISTT qua các năm.

2.5.2. Mô tả chỉ tiêu về giá dự thầu

Công thức xây dựng chỉ tiêu như sau: Tính theo số dự án có:

∑ Dghl

P = * 100 ∑ Ddt

P: Chỉ tiêu giá dự thầu

Dghl: Dự án nộp thầu có giá hợp lý (Dự án có giá hợp lý được xác định là dự án nộp thầu ko có sai số về giá vượt quá 10% tổng giá trị và có giá đánh giá nhỏ nhất so với các nhà thầu khác)

Ddt: Dự án tham dự thầu của doanh nghiệp

Trên cơ sở thu thập số liệu từ khối tổng hợp sử dụng công thức trên để tính toán ra kết quả ta sẽ lập được biểu đồ đánh giá chỉ tiêu về giá dự thầu.

2.5.3. Mô tả chỉ tiêu về khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuât

Công thức xây dựng chỉ tiêu như sau: Tính theo số dự án có:

∑ Dkt

P = * 100 ∑ Ddt

P: Khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật

Dkt: Dự án nộp thầu đạt kỹ thuật (dự án có điểm kỹ thuật trên mức tối thiểu mà HSMT yêu cầu)

Ddt: Dự án tham dự thầu của doanh nghiệp

37

Trên cơ sở thu thập số liệu từ khối tổng hợp sử dụng công thức trên để tính toán ra kết quả ta sẽ lập được biểu đồ đánh giá chỉ tiêu khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.

2.5.4. Mô tả chỉ tiêu về khả năng đáp ứng tiến độ triển khai

Công thức xây dựng chỉ tiêu như sau: Tính theo số hợp đồng có:

∑ Dtdhl

P = * 100 ∑ Ddt

P: Chỉ tiêu giá dự thầu

Dtdhl: Dự án nộp thầu có tiến độ hợp lý (tiến độ đáp ứng được yêu cầu của HSMT và có tiến độ nhanh nhất so với các nhà thầu khác tham gia)

Ddt: Dự án tham dự thầu của doanh nghiệp

Trên cơ sở thu thập số liệu từ khối tổng hợp sử dụng công thức trên để tính toán ra kết quả ta sẽ lập được biểu đồ đánh giá chỉ tiêu khả năng đáp ứng tiến độ triển khai.

2.5.5. Mô tả chỉ tiêu số lƣợng các dự án trúng thầu và giá trị trúng thầu

Để xây dựng được chỉ tiêu này ta tiến hành liệt kê từng công trình trúng thầu và tổng hợp tất cả các công trình trúng thầu đó về mặt giá trị và số lượng trên cơ sở đó có cái nhìn chính xác về hiệu quả của công tác đấu thầu của doanh nghiệp. Để có thực hiện đánh giá được chỉ tiêu này ta lập bảng sau:

Bảng 2.2: Số công trình trúng thầu và giá trị công trình trúng thầu của Công ty ISTT trong các năm

Năm Số công trình trúng thầu Tổng giá trị trúng thầu (tr. đ) Giá trị trúng thầu trung bình (tr. đ)

(Số liệu thu thập từ khối tổng hợp)

38

Trên cơ sở số liệu thực tế được thu thập theo bảng trên ta tiến hành phân tích và đánh giá kết quả đạt được từ đó tìm ra phương hướng và giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty ISTT.

2.5.6. Mô tả chỉ tiêu xác xuất trúng thầu

Công thức xây dựng chỉ tiêu như sau: Tính theo số dự án có: ∑ Dtt P1 = * 100 ∑ Ddt Tính theo giá trị có: ∑ G tt P2 = *100 ∑ Gdt Trong đó :

P1: Xác xuất trúng thầu theo số dự án của DN Dtt: Số dự án trúng thầu của DN

Ddt: Số dự án tham dự thầu của DN P2: Xác xuất trúng thầu theo giá trị Gtt: Giá trị dự án trúng thầu của DN Gdt: Giá trị dự án tham dự thầu của DN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty TNHH kinh doanh dịch vụ thông tin và chuyển giao công nghệ (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)