Bảng lao động và tiền lƣơng giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty TNHH kinh doanh dịch vụ thông tin và chuyển giao công nghệ (Trang 63 - 68)

3% 13% 75% 9% Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao Đẳng

52

TT Lao động và tiền lƣơng Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Tổng số CBCNV trong danh sách Người 82 62 64

2 Tổng số CBCNV sử dụng Người 8 3 5

3 Tổng quỹ lương và BHXH 1000 7.361.939 10.830.608 10.054.955 4 Thu nhập BQ đầu người/1 tháng 1000 6.817 13.885 11.801

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Qua bảng trên ta thấy số cán bộ công nhân viên trong danh sách năm 2012 giảm so với năm 2011, với tỷ lệ giảm tương ứng là 75,6% nhưng sang đến năm 2013 số cán bộ công nhân viên này lại tăng lên với tỷ lệ tăng là 103,2%. Tỉ lệ tăng của năm 2013 là không đang kể so với tỉ lệ giảm của năm 2012 do đó nhìn chung lượng cán bộ công nhân viên trong danh sách ở giai đoạn này là giảm qua từng năm.

Do đặc tính ngành nghề nên lượng cán bộ công nhân viên được sử dụng ngoài danh sách là rất nhỏ, họ chủ yếu là các chuyên gia trong lĩnh vực CNTT&VT được sử dụng để thực hiện những khâu tích hợp phức tạp hoặc khi yêu cầu tiến độ công việc gấp gáp buộc phải sử dụng thêm lao động chất lượng cao.

Về quỹ lương toàn công ty luôn được duy trì mở mức tăng bình quân trong 3 năm 2011 tới 2013, do tính chất công việc cùng với biến động nhân sự cho nên giai đoạn 2012 và 2013 số lượng cán bộ công nhân viên của công ty giảm đáng kể 25% mà quỹ lương không thay đổi do đó lương bình quân mỗi cán bộ công nhân viên trung bình trong 3 năm tăng đáng kể.

Lượng lao động trong Công ty là một yếu tố rất quan trọng cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hoạt động triển khai lắp đặt tích hợp hệ thống, muốn giữ được lực lượng lao động giỏi cần phải có chính sách đãi ngộ hợp lý. Với chính sách lao động tiền lương mà công ty ISTT đang áp dụng là một chính sách tốt so với mặt bằng chung trong ngành, góp phần duy trì ổn định nhân sự chất lượng cao, làm tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty.

3.2.1.3. Năng lực về máy móc thiết bị triển khai dự án.

CNTT&VT là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, chu kỳ sản xuất thường kéo dài (có những dự án kéo dài tới 3 năm mới hoàn thiện nghiệm thu và đưa vào

53

sử dụng, khối lượng công việc lớn, đòi hỏi phải sử dụng nhiều loại công nghệ hiện đại khác nhau. Vì vậy để tham gia vào thi công xây lắp Công ty phải có nhiều thiết bị phục vụ triển khai thử nghiệm khác nhau và số thiết bị này đóng vai trò là công cụ lao động chính, chiếm tỉ trọng chủ yếu trong vốn cố định của Công ty. Để hoàn thiện việc triển khai thành công một công trình CNTT&VT có giá trị lớn, Công ty phải huy động tổng hợp thiết bị triển khai đủ lớn đảm bảo việc triển khai chất lượng, kịp thời. Hệ thống thiết bị công ty dùng để triển khai tính tới thời điểm 31/12/2013 được liệt kê tại phụ lục 03 của luận văn.

Công nghệ và thiết bị trong lĩnh vực CNTT&VT phát triển không ngừng với tốc độ lớn đòi hỏi công ty phải đi trước đón đầu trang bị thiết bị triển khai mới nhất đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra.

Xét nhu thời điểm hiện tại, với nguồn máy móc thiết bị tạm đảm bảo cho công ty có thể tiếp tục hoạt động sản xuất và kinh doanh trong tương lai ngắn, xong về lâu về dài cần đầu tư nâng cấp thay thế và đầu tư mới để có thể tăng năng lực triển khai về công nghệ, dẫn tới làm tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty ISTT.

3.2.1.4. Công tác thực hiện đấu thầu dự án của Công ty.

Kết quả của công tác đấu thầu dự án chịu ảnh hưởng không nhỏ của quá trình thực hiện công tác này. Nắm bắt được vị trí của công tác này đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nên ngoài việc coi trọng cải tiến cách thức tổ chức quản lý, sản xuất, ban lãnh đạo Công ty cũng đã lựa chọn những cán bộ có năng lực nhất về các lĩnh vực có liên quan để giao nắm các trọng trách chủ yếu trong công tác đấu thầu.

Về trình tự thực hiện, nhìn chung cũng có thể phân chia thành các bước như sau:

54 1. Tìm kiếm thông tin về công trình cần đấu thầu

2. Tham gia sơ tuyển ( Nếu có)

3. Chuẩn bị và lập HSDT

4. Nộp HSDT và Tham gia mở thầu

5. Ký kết hợp đồng (Nếu trúng thầu)

Hình 3.3: Quy trình tham gia đấu thầu công ty ISTT Tìm kiếm thông tin về công trình cần đấu thầu Tìm kiếm thông tin về công trình cần đấu thầu

Sau khi có được thông tin về công trình cần đấu thầu, Công ty cũng thực hiện việc đánh giá để quyết định có tham gia hay không tham gia đấu thầu. Nếu tham gia sẽ thực hiện các bước công việc tiếp theo.

Tham gia sơ tuyển (nếu có)

Công ty chưa chú trọng thực hiện các thu nhận và phân tích các thông tin toàn diện về thị trường cũng như các đối thủ cạnh tranh. Do đó, khi lập hồ sơ dự thầu Công ty chỉ căn cứ chủ yếu vào các yếu tố nội tại của mình nên ảnh hưởng không nhỏ đến tính cạnh tranh khi đưa ra các giải pháp kỹ thuật, tiến độ triển khai cũng như giá dự thầu.

Chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu.

Công ty còn thiếu những cán bộ giỏi về chuyên môn, có kiến thức tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế tài chính để có thể vừa viết giải pháp kỹ thuật vừa tính toán giá dự thầu hợp lý. Bên cạnh đó còn tồn tại các cán bộ tham gia lập hồ sơ dự thầu hạn chế về trình độ ngoại ngữ nên những dự án đấu thầu Quốc tế thường được triển khai chậm vì mất thời gian dịch thuật, hay không tìm hiểu được hết các yêu cầu của hồ

55

sơ mời thầu làm ảnh hưởng tới điểm kỹ thuật của HSDT làm ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của công ty trong công tác dự thầu quốc tế.

Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu.

Sau khi các bộ phận tham gia lập hồ sơ dự thầu hoàn tất nhiệm vụ của mình, khối tổng hợp sẽ hoàn thành và đóng gói hồ sơ dự thầu gửi lại khối kinh doanh để trợ lý kinh doanh mang đi nộp cho bên mời thầu. Thông thường lễ mở thầu được tiến hành ngay sau thời điểm hết hạn nộp HSDT, bên mời thầu sẽ mời các nhà thầu tham gia mở thầu công khai để xem xét tính cách hợp pháp của hồ sơ mời thầu và thông báo các chỉ tiêu chính là giá cả, tiến độ thi công, thông tin bảo lãnh.

Trong thời gian chờ đánh giá hồ sơ dự thầu, nếu bên mời thầu có công văn yêu cầu Công ty làm rõ những vấn đề trong hồ sơ dự thầu thì Công ty sẽ khẩn trương có công văn giải đáp để giữ uy tín với chủ đầu tư và phát huy tối đa khả năng cạnh tranh của hồ sơ dự thầu. Ngoài ra, khi sắp hết hạn có hiệu lực của hồ sơ dự thầu mà Công ty đã nêu trong hồ sơ dự thầu thì Công ty có thể gửi công văn yêu cầu chủ đầu tư cho biết thời gian có thể công bố kết quả trúng thầu và gia hạn thêm thời hạn của hồ sơ dự thầu (nếu thấy cần thiết).

Ký kết hợp đồng (nếu trúng thầu) và theo dõi việc thực hiện hợp đồng.

Cán bộ đảm nhiệm công việc này chưa nhiệt tình, chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao dẫn tới một số công trình bị chậm tiến độ làm tăng chi phí triển khai gây lãng phí và ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty. Điều này ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính của Công ty và vô tình chung làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty.

3.2.2. Phân tích nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

a) Môi trường kinh tế

Năm 2011, 2012, 2013 môi trường kinh tế khó khăn nhưng có xu hướng ổn định trong tương lai tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp tăng cơ hội làm ăn, nâng cao được khả năng cạnh tranh của bản thân.

b) Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý ngày một hoàn thiện hơn sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, tuy nhiên cơ chế phân bổ dự án không đồng đều

56

nhiều khi bất hợp lý gây hạn chế cho các doanh nghiệp trong nước có cơ hội được tranh thầu làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty trong đấu thầu.

c) Môi trường công nghệ

Công nghệ trong những năm trở lại đây ngày càng phát triển với tốc độ nhanh đòi hỏi công ty phải có những biện pháp đổi mới cho phù hợp. Nhìn chung đội ngũ nhân viên công ty có trình độ chuyên môn cao, kip thời cập nhật những công nghệ mới tiến bộ để điều chỉnh giải pháp và phương án triển khai cho phù hợp công nghệ mới sao cho đạt hiệu quả cao với chi phí sản xuất thấp. Đây là một điểm mạnh doanh nghiệp cần phát huy.

d) Chủ đầu tư: Chủ đầu tư chủ yếu là các cơ quan, tổng công ty nhà nước còn nhiều thủ tục rườm rà trong khâu nghiệm thu thanh toán gây cản trở tiến độ triển khai dự án vì vậy công ty cần phải có các giải pháp dự phòng và huy động vốn lâu dài giúp công ty ổn định trong việc tổ chức sản xuất.

e) Đối thủ cạnh tranh: Nhìn chung đối thủ công ty ISTT là các doanh nghiệp có thế mạnh trong ngành, có năng lực và ngày càng gia tăng về số lượng đối thủ tạo khó khăn cho công ty nhưng cũng là thách thức yêu cầu công ty ISTT phải tự hoàn thiện bản thận để khẳng định vị trí của mình trong giới công nghệ.

Để đánh giá ISTT so với các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực CNTT&VT ta lập bảng đánh giá so sánh công ty ISTT với một số doanh nghiệp điển hình (FPT, CMC, HIPT, ELCOM, AMIGO) qua doanh thu năm 2013 như sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty TNHH kinh doanh dịch vụ thông tin và chuyển giao công nghệ (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)