Tên công ty Giá bỏ thầu
(VN Đ) Bảo lãnh dự thầu
Tiến độ triển khai yêu cầu ko quá 120 ngày
HIPT 9,013,992,160 500 triệu 120 ngày
ELCOM 7,565,474,400 500 triệu 110 ngày
ISTT 7,268,380,933 500 triệu 119 ngày
Bằng hữu 10,423,638,940 500 triệu 120 ngày
FPT 8,393,000,000 500 triệu 90 ngày
(Nguồn: Khối tổng hợp) Đánh giá gói thầu: đây là một gói thầu có hàm lượng kỹ thuật khá cao nhưng lại không tính điểm giá và điểm tiến độ vào giá đánh giá mà chỉ yêu cầu điểm kỹ
58
thuật đạt trên 90% là sẽ xét điểm thương mại và giá đánh giá sẽ là chính giá bỏ thầu trừ đi sai số giá (không quá 10% giá gói sẽ được điều chỉnh) chính vì tính chất như vậy của gói thầu nên mục tiêu hàng đầu là chọn được sản phẩm và giải pháp đáp ứng được trên 90% điểm kỹ thuật có giá thành thấp nhất để chào thầu. Trên cơ sở các giải pháp của các hãng IBM, HP, CISCO, Huawei đội ngũ giải pháp kỹ thuật ISTT đã xây dựng giải pháp gửi sang bộ phận kinh doanh để cân đối đơn giá. Sau khi có đầy đủ đơn giá đầu vào ISTT đã chọn giải pháp đáp ứng được 90% số điểm kỹ thuật HSMT yêu cầu mà có giá rẻ nhất của Huawei kết hợp với kỹ thuật triển khai ISTT để hoàn thiện bảng giá chào thầu. Mặc dù có được giá đầu vào rồi xong việc thắng thầu chưa phải là 100% muốn thắng thầu ISTT phải cân đối giá dự toán (không chào thấp quá 50% giá dự toán), tìm hiểu thêm thông tin về các đối thủ cạnh tranh xem có ai dùng giải pháp như mình không (cách tốt nhất là kiểm tra đầu cung cáp xem có đơn vị nào cũng hỏi giá về thiết bị như mình không). Sau khi tổng hợp đầy đủ thông tin về giá dự toán ( Giá dự toán đã bao gồm VAT là 15,368,490,000 VNĐ) và có một đơn vị là ELCOM cũng hỏi Huawei về giải pháp tương tự ISTT. 7Bộ phận Kinh doanh đã họp bàn và thống nhất xin ý kiến ban giám đốc cho phép giảm tỉ lệ lợi nhuận xuống thấp hơn 3% so với mức định bỏ thầu và nhận được sự chấp thuận của ban giám đốc. Kết quả là sau thời gian 30 ngày chấm thầu ISTT đã thắng gói thầu này, quá trình cung cấp lắp đặt thiết bị phục vụ Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia đã hoàn tất đưa vào sử dụng trong năm 2012, đã trải qua 1 năm bảo hành tới thời điểm này vẫn chưa xảy ra bất cứ sự cố nào về hệ thống.
Ví dụ thực tế trên cho thấy để giành được thắng lợi sau cùng bên cạnh việc đánh giá chính xác gói thầu còn phải đánh giá chính xác thông tin về các đối thủ cạnh tranh, trên cơ sở đó ra quyết định giá gói thầu hợp lý nhất.
f) Nhà cung cấp vật tư: Với xu thế ngày càng tăng các nhà cung cấp vật tư tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc lựa chọn đầu vào phục vụ việc xây dựng giải pháp và triển khai sau này một cách linh hoạt.
59
3.3. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty. Công ty.
3.3.1. Phân tích chỉ tiêu về năng lực tài chính.
Bảng 3.7: Bảng chỉ tiêu đánh giá tài chính công ty ISTT giai đoạn 2009-2013 TT Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 2012 2013
1 Cơ cấu nguồn vốn
1.1 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 80.12% 80.07% 73.71% 72.85% 0.71%
1.2 Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng
nguồn vốn 19.88% 20% 26.29% 26.98% 0.29%
2 Khả năng thanh toán
2.1 Khả năng thanh toán hiện hành 1.23 lần 1.25 lần 1.34 lần 1.37 lần 1.41 lần
2.2 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1.23 lần 1.21 lần 1.34 lần 1.22 lần 1.25 lần
2.3 Khẳ năng thanh toán nhanh 1.20 lần 0.07 lần 1.25 lần 0.16 lần 0.05 lần
3 Tỷ suất sinh lời
3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
- Tỷ suất lợi nhuận trước
thuế/doanh thu 20.83% 3.93% 4.43% 1.39% 0.01%
- Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế/doanh thu 82.50% 2.92% 3.65% 1.02% 0.19%
3.2 Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
trên tổng tài sản 22.14% 2.99% 9.07% 1.79% 0.01%
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
tổng tài sản 18.26% 2.23% 7.47% 1.31% 0.002%
3.3 Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế/nguồn vốn chủ SH 91.84% 11.18% 28.43% 4.83% 0.01%
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Bảng kết quả cho thấy:
- Cơ cấu nguồn vốn có tỉ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản giảm dần chứng tỏ doanh nghiệp đang dần làm chủ nguồn vốn của mình, hạn chế phụ thuộc vào vay.
- Tỷ suất thanh toán hiện hành luôn tăng từ mức 1.25 tới 1.41 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán tài chính khá tốt.
60
- Tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp giảm dần theo các năm với tốc độ giảm rất lớn chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty đang bị giảm rất mạnh làm ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của công ty ISTT. Yêu cầu đặt ra trước mắt là tìm mọi giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Tiêu chí tài chính này cho thấy thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty ISTT trong đấu thầu ở mức chấp nhận được, muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp cần phải tìm mọi biệns pháp để nâng cao chỉ tiêu tài chính đặc biệt là chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận.
61
3.3.2. Phân tích chỉ tiêu về giá dự thầu.
Biểu đồ 3.2: Chỉ tiêu về giá dự thầu
Chỉ tiêu về giá dự thầu của công ty ISTT trong 5 năm vừa qua ở mức không cao từ 31% đến 37%. Cho thấy để nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu doanh nghiệp cần có biện pháp tính giá bỏ thầu hợp lý để nâng cao thêm tỉ lệ này.
3.3.3. Phân tích chỉ tiêu về khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
Biểu đồ 3.3: Chỉ tiêu về khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật
Chỉ tiêu về khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của công ty ISTT trong năm năm vừa qua luôn ở mức cao từ 91% đến 100%. Cho thấy đội ngũ nhân viên kỹ thuật chuẩn bị HSDT phần kỹ thuật của công ty ISTT có chuyên môn vững luôn chuẩn bị được HSDT đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật tuy nhiên tỉ lệ này trong năm 2013 giảm hơn so với các năm trước nguyên nhân là do một số cán bộ kỹ thuật
1 2 3 4 5 2009 2010 2011 2012 2013
37% 31% 32% 33% 32%
Năm Chỉ tiêu về giá dự thầu
1 2 3 4 5 2009 2010 2011 2012 2013
98% 99% 96% 100% 91%
Năm
Chỉ tiêu về khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật
62
chuyên môn của công ty chuyển sang các tập đoàn lớn làm việc điều này cho thấy công ty cần phải tích cực hơn nữa trong khâu giữ lao động giỏi.
3.3.4. Phân tích chỉ tiêu về khả năng đáp ứng tiến độ triển khai.
Biểu đồ 3.4: Chỉ tiêu về khả năng đáp ứng tiến độ triển khai
Chỉ tiêu về khả năng đáp ứng tiến độ triển khai của công ty ISTT trong năm năm vừa qua luôn ở mức cao từ 96% đến 100%. Cho thấy đội ngũ nhân viên kỹ thuật chuẩn bị HSDT phần kỹ thuật của công ty ISTT có chuyên môn vững luôn chuẩn bị được HSDT đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật.
3.3.5. Phân tích chỉ tiêu về số lƣợng dự án và giá trị trúng thầu hàng năm.
Sau khi tổng hợp điều tra số liệu từ khối tổng hợp ta có bảng kết quả sau
Bảng 3.8: Số dự án trúng thầu và giá trị trúng thầu của Công ty ISTT từ năm 2009 tới 2013
Năm trúng thầu Số dự án trúng thầu (tr. Đ) Tổng giá trị
Giá trị trúng thầu trung bình (tr. đ) 2009 8 148,022 18,503 2010 10 180,140 18,014 2011 10 73,089 7,309 2012 8 105,378 13,172 2013 12 69,145 5,762 Tổng 48 575,774 11,995
(Số liệu thu thập từ khối tổng hợp)
1 2 3 4 5
2009 2010 2011 2012 2013 99% 99% 96% 100% 96%
Năm
Chỉ tiêu về khả năng đáp ứng tiến độ triển khai
63
Qua bảng trên cho ta thấy, số công trình trúng thầu hàng năm của Công ty tương đối ít nhưng giá trị của các dự án công ty trúng thầu là khá lớn trong lĩnh vực CNTT&VT. Mặt khác, doanh thu trong 5 năm (từ 2009-2013) mà Công ty ISTT thực hiện là vào khoảng 792,095 tỷ đồng, trong khi tổng giá trị trúng thầu trong 5 năm này của Công ty ISTT là 575,774 tỷ đồng, chiếm 72,69% doanh thu. Như vậy chứng tỏ đa phần doanh thu của công ty là do hoạt động đấu thầu dự án mang lại. Điều này khẳng định thêm rằng Công ty cần phải chú trọng nhiều hơn nữa trong công tác đấu thầu, không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trong đấu thầu nhằm duy trì và nâng cao hơn tỉ lệ thắng thầu này của công ty ISTT.
3.3.6. Phân tích chỉ tiêu về sắc xuất trúng thầu.
Theo như hướng dẫn cách tính xác suất trúng thầu nêu tại chương 2 của luận văn, kết hợp với số liệu thực tế thu thập từ khối tổng hợp của công ty ta có bảng tổng xác suất trúng thầu của công ty ISTT giai đoạn 2009-2013 như sau: